Vietnam Day 2022 – thời trang xanh và bền vững đưa thương hiệu Việt ra thế giới
Vừa qua, sự kiện Vietnam Day 2022 do Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ chủ trì tổ chức, kết hợp với Lễ hội Lối sống bền vững Gwand (từ 1.9 đến ngày 3.9 tại Thụy Sỹ) đã được diễn ra với sự có mặt của nhiều thương hiệu thời trang Việt Nam – những thương hiệu có cùng định hướng thời trang xanh, sản xuất sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường.
Góp mặt tại Vietnam Day 2022 là nhiều tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực thời trang xanh như thương hiệu thời trang La Phạm với các sản phẩm kết hợp từ vải gai, lụa và thổ cẩm, tập đoàn Gai An Phước với các sản phẩm từ sợi thô, vải gai được trồng và sản xuất khép kín tại Việt Nam, tập đoàn Bảo Minh với các sản phẩm bông tự nhiên, các loại vải đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng thương hiệu thời trang Modern Humans, Faslink với các sản phẩm vải làm từ sợi cà phê, tơ sen, Ecosoi với các sản phẩm từ lá dứa, sợi chuối hay những thương hiệu như Comay Craft với các sản phẩm túi xách thời trang làm từ rễ lục bình…
Sản phẩm của Comay Craft – một trong các thương hiệu thời trang xanh Việt Nam tại sự kiện.
Những chiếc túi cói của Comay Craft được làm từ sợi thiên nhiên như cói, rễ lục bình…
Thiết kế của thời trang La Phạm nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn và sự ủng hộ, yêu thích của các khách hàng thời trang tại Thụy Sỹ, châu Âu.
Vietnam Day 2022 và Lễ hội Lối sống bền vững Gwand được coi là địa điểm và cơ hội tốt để quảng bá năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm bền vững, ngành thời trang Việt Nam.
BST của Modern Humans sử dụng vải thừa công nghiệp để tái chế và cho ra mắt các sản phẩm năng động, hiện đại.
Các thiết kế mang thương hiệu La Phạm.
Đến với sự kiện này, các thương hiệu thời trang nội địa Việt kể trên đã mang tới sự chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ tập trung vào gia công, sản xuất sản phẩm thời trang cho các nhãn hàng quốc tế mà còn nghiên cứu, chế biến sợi thô tự nhiên từ rác nông nghiệp như lá dứa, thân cây chuối.
Video đang HOT
Sản xuất thời trang từ sợi thiên nhiên tạo ra những sản phẩm thời trang xanh, thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp Việt đang dần khiến người tiêu dùng châu Âu yêu thích.
Sản phẩm của doanh nghiệp Việt tại sự kiện Vietnam Day 2022 và Gwand.
Các nhà máy của những thương hiệu có quy mô đầu tư lớn rất chú trọng tới sản phẩm vải thô làm từ nguyên liệu cây trồng trên quy mô rộng như cây đay, cây bông và chú trọng tới quy trình sản xuất bền vững.
Các đại diện doanh nghiệp Việt tại Vietnam Day và Lễ hội Gwand.
Thương hiệu La Phạm trình diễn các mẫu thiết kế tại Vietnam Day và Gwand Festival 2022.
Chia sẻ về việc tham gia Vietnam Day tại Lễ hội Gwand, đại diện ECOSOI nói: “Xanh hóa ngành thời trang và may mặc là một trong những tiêu chí bắt buộc của những hãng thời trang muốn vươn tầm quốc tế, trong đó thay đổi nguyên liệu thân thiện hơn với môi trường là điểm mà các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm. Sợi dứa Việt Nam ECOSOI tuy vẫn là doanh nghiệp nhỏ nhưng đáp ứng được tiêu chí về nguyên liệu, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đi đúng xu thế của thị trường quốc tế”.
Buổi họp báo của Vietnam Day và Lễ hội Gwand tại Việt Nam trước khi diễn ra lễ hội tại Thụy Sỹ.
Việt Nam Day được phối hợp tổ chức bởi Đại sứ quán Việt Nam, Phòng thương mại Việt Nam tại Thụy Sỹ, Tổ chức phi chính phủ KIBV – Keep It Beautiful Vietnam, Empower Women Asia…
Các thương hiệu thời trang Việt tỏa sáng tại Vietnam Day và Gwand.
Không gian đẹp của Gwand Festival 2022 tại thành phố Luzern, Thụy Sỹ.
Theo dòng chảy của sự kiện Gwand Festival 2022, những cơ hội mà các nhà tài trợ và thương hiệu Việt sẽ được tiếp cận đó là gặp gỡ và kết nối trực tiếp với người tiêu dùng, doanh nghiệp, truyền thông… tại thị trường châu Âu, đưa nét đẹp văn hóa truyền thống cũng như thông điệp “xanh” và “bền vững” qua từng sản phẩm đến gần hơn với đại chúng trên toàn thế giới. Thời trang xanh Việt Nam cũng vì thế mà có thêm dấu ấn trên thị trường thời trang xanh thế giới.
Thương hiệu lên tiếng tố giác Ngọc Trinh diện đồ nhái có gì đặc biệt mà được nhiều tạp chí thời trang đánh giá cao?
REN là thương hiệu đứng sau chiếc váy tím của Kendall Jenner bị Ngọc Trinh nhái lại.
Sục sôi suốt từ cuối tuần qua cho tới thời điểm hiện tại là phi vụ Ngọc Trinh mặc váy nhái Kendall Jenner. Sự việc này trở nên rôm rả hơn khi chính nhãn hàng thiết kế váy cho Kendall lên tiếng tố giác Ngọc Trinh và yêu cầu cô tạm ngưng việc mặc váy nhái. Vậy, thương hiệu váy đứng sau chiếc đầm tai tiếng này là gì?
Thiết kế váy tím nói trên đến từ thương hiệu thời trang "xanh" mang tên REN. Brand thời trang cao cấp này được thành lập bởi Haixi Ren - một NTK thời trang người Trung Quốc. Năm 2020, cô tốt nghiệp tại Fashion Institute Of Technology (Học Viện Công nghệ Thời trang), New York, Mỹ. Cô từng có thời gian thực tập và làm việc tự do tại các thương hiệu cao cấp như Thom Browne, Vera Wang, và Proenza Schouler.
Nhờ đó mà Haixi đã có những kinh nghiệm độc đáo về ngành thời trang và bắt đầu suy ngẫm về việc xây dựng một thế giới thời trang bền vững, hướng tới các thiết kế không lãng phí. Sở dĩ cô tạo ra REN là vì muốn mang đến một thương hiệu thời trang cao cấp hướng đến các sản phẩm "độc nhất" cho khách hàng thay vì các sản phẩm quần áo được sản xuất hàng loạt gây lãng phí nguyên vật liệu, giữ vững tiêu chí "zero-waste".
Tháng 5/2021, REN gây chú ý khi đăng tải hình ảnh của tỷ phú Kylie Jenner diện thiết kế của mình. Sau đó, người mẫu Nhật Bản Warukatta, Bailey Bryan, Amalie Gassmann... cũng lựa chọn thương hiệu này. Hãng cũng từng được vinh danh trên các tạp chí danh tiếng như Vogue, The Wow Mag... nhưng chỉ thực sự trở thành "tâm điểm" giới thời trang vào tháng 3 khi chị em nhà Jenner diện thiết kế REN Lavender để quảng bá cho chiến dịch Kendall x Kylie Cosmetics.
Chủ đề của chiến dịch này là hoa oải hương. Lấy chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng là nguồn cảm hứng chính, REN đã sử dụng vải được làm từ hoa oải hương deadstock, phân thành các mảnh nhỏ, sau đó lót bằng một lớp nỉ và được may với nhau bằng kỹ thuật thêu tay đặc biệt.
Chia sẻ với tạp chí Vogue, Haixi Ren cho biết, cô quyết định sử dụng nhiều sắc độ màu khác nhau của hoa oải hương để tạo nên chiều sâu cho vải dệt. Cô muốn tạo ra những chiếc váy cut-out dành cho các cô gái để tôn lên tối đa vóc dáng xinh đẹp của họ. Cô cũng khẳng định, phần lớn các tác phẩm của mình được làm thủ công 100% và không gây lãng phí nguyên liệu.