Vietnam Airlines tiếp nhận máy bay Airbus 350 XWB đầu tiên
Vietnam Airlines vừa tiếp nhận chiếc máy bay Airbus A350 XWB đầu tiên tại Toulouse (Pháp) và chính thức trở thành hãng hàng không thứ 2 trên thế giới khai thác dòng máy bay hiện đại này, buổi lễ diễn ra hôm qua (30/6).
Vietnam Airlines sẽ bắt đầu đưa A350 XWB vào khai thác trên đường bay nội địa giữa Hà Nội và TPHCM từ cuối tuần này và sau đó là trên các đường bay dài của hãng như Hà Nội/TPHCM – Paris hay Hà Nội – Seoul vào tháng 10/2015.
Chiếc A350 XWB mới sẽ tham gia vào đội máy bay hiện có của Vietnam Airlines gồm 59 máy bay Airbus, trong đó có 49 máy bay A321 và 10 chiếc A330. Từ nay đến năm 2019, đội bay Vietnam Airlines sẽ có 14 chiếc A350 XWB, gồm 10 chiếc đặt mua từ Airbus và 4 chiếc thuê ngoài.
Máy bay A350 của Vietnam Airlines
Máy bay có thiết kế ba hạng ghế với 29 ghế hạng Thương gia, có thể ngả phẳng 180 độ thành giường nằm; 45 ghế hạng phổ thông đặc biệt và 231 ghế hạng phổ thông. Ngoài không gian cá nhân rộng hơn ở tất cả các hạng ghế, máy bay còn có hệ thống giải trí và kết nối hiện đại để phục vụ hành khách.
Ông Trịnh Ngọc Thành – Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines – cho biết, việc tiếp nhận máy bay A350 XWB đánh dấu sự nâng cấp trong đội bay tầm xa của Vietnam Airlines. Chiếc A350 XWB kết hợp công nghệ hiện đại nhất, khoang hành khách rộng tạo sự thoải mái, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho hành khách khi bay. “Chúng tôi rất tự hào khi trở thành hãng hàng không thứ hai trên thế giới tiếp nhận dòng máy bay hiện đại này. Đây chính là bước khởi đầu giúp chúng tôi thực hiện cam kết của mình với khách hàng, nỗ lực không ngừng để sải cánh vươn cao”, ông Thành chia sẻ.
Trong khi đó, ông Fabrice Brégier – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Airbus – bày tỏ sự tin tưởng rằng chiếc máy bay A350 sẽ giúp Vietnam Airlines củng cố vị trí là một trong những hãng hàng không hàng đầu ở châu Á, đem đến cho hành khách trải nghiệm bay tuyệt vời nhất mà ngành hàng không có thể mang lại.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc Airbus- ông Fabrice Brégier và ông Trịnh Ngọc Thành – Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines thực hiện nghi lễ bàn giao tàu bay mới
A350 XWB là loại máy bay hiện đại nhất trong tổ hợp máy bay thân rộng đang dẫn đầu thị trường của Airbus, đem lại tiêu chuẩn mới về trải nghiệm chuyến bay cho hành khách, giúp các hãng hàng không khai thác hiệu quả đồng thời tiết kiệm chi phí. Tính đến cuối tháng 1 năm 2015, có 40 khách hàng trên toàn thế giới đặt mua 780 chiếc A350 XWB của Airbus.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Trung Quốc thắng lớn khi mua phi cơ Su-35 của Nga
Mua máy bay Su-35 là một ván bài thắng lớn của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ không chỉ có các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Nga mà còn tìm ra giải pháp về động cơ phản lực mạnh mẽ cho các mẫu máy bay của chính mình.
Máy bay J-20 của Trung Quốc. (Ảnh: Ausairmilitary)
Tháng 4 vừa qua, Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc đã khiến giới quan sát quân sự thế giới ngạc nhiên khi thử nghiệm máy bay tiêm kích mới J-11D, một phiên bản nâng cấp của chiếc J-11 là bản sao chép máy bay Su-27 của Nga. Mẫu máy bay mới J-11D này được cho là có những thiết bị tiên tiến như radar quét điện tử pha chủ động (AESA) còn hiện đại hơn cả hệ thống trên Su-35 của Nga, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại mới và rất nhiều phần được chế tạo bằng vật liệu composite để giảm trọng lượng máy bay và giảm phản xạ sóng radar.
Tuy nhiên, dù chương trình chế tạo J-11D tiến bộ nhanh chóng thì Trung Quốc vẫn tỏ ra nôn nóng mua chiến đấu cơ đa năng Su-35 của Nga. Nhiều nhà phân tích cho rằng mục tiêu chính mà PLAAF muốn mua Su-35 là vì động cơ phản lực AL-117S gắn trên máy bay.
Động cơ luôn là phần tối quan trọng của mọi máy bay chiến đấu và đây là một vấn đề nan giải với các công ty của Trung Quốc. Các mẫu máy bay thế hệ 5 Thành Đô J-20 và Thẩm Dương J-31 có kết cấu và hệ thống điện tử tối tân với tham vọng làm đối trọng các máy bay hiện đại của Mỹ. Nhưng năng lực sản xuất động cơ phản lực của Trung Quốc không bắt kịp với các lĩnh vực khác trong ngành công nghiệp hàng không và những mẫu như J-20 hay J-31 vẫn què quặt vì lý do động cơ đẩy.
Có nhiều ví dụ về các mẫu máy bay tốt nhưng vận hành khó khăn vì không được trang bị động cơ đủ mạnh. Từ mẫu P-51 Mustang, F-14 Tomcat, F-15 Eagle hay thậm chí F-22 Raptor đều phải cần những cải tiến động cơ quan trọng để ngày nay trở thành các máy bay linh hoạt trong không chiến.
Trung Quốc vẫn dùng vào các động cơ phản lực của Nga để trang bị cho máy bay chiến đấu của mình dù chúng có thể không còn phù hợp nữa. Hiện cả hai mẫu J-20 và J-31 đang sử dụng động cơ phản lực Nga, cụ thể là J-20 với Saturn AL-31 và J-31 với Klimov RD-93. Các nhà phân tích cho rằng cả hai mẫu này đều bị hạn chế hiệu năng hoạt động do động cơ cũ kỹ. Với động cơ AL-31s mà J-20 được trang bị, nó sẽ khó đạt vận tốc siêu thanh, một trong những đặc điểm quan trọng nếu muốn so sánh với F-22 của Mỹ.
Trung Quốc có 2 lựa chọn để có được động cơ tiên tiến như ý: mua của Nga hoặc tự phát triển. Ưu tiên của Bắc Kinh đương nhiên là tự phát triển và mục tiêu chế tạo động cơ trở thành trọng tâm ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Một nhà bình luận Nga đã so sánh việc phát triển động cơ phản lực máy bay với Trung Quốc cũng quan trọng như chương trình vũ trụ Apollo của Mỹ những năm 1960. Dẫu vậy, việc chế tạo động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu rất khó khăn và đặt ra những thách thức lớn về thiết kế do yêu cầu về lực đẩy mà máy bay cần khi tăng tốc. Thực tế, việc chế tạo động cơ phản lực vẫn là "gót chân Achilles" của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Cho đến nay, động cơ phản lực tối tân nhất mà Trung Quốc đang sử dụng cho máy bay chiến đấu của mình là WS-10. Động cơ WS-10 được lắp cả trên các mẫu máy bay J-11 và J-16 nhưng có rất nhiều lỗi và quá yếu nên việc nâng cấp là yêu cầu tất yếu. Vì không yên tâm về WS-10 nên PLAAF đã quyết định quay về với động cơ của Nga là AL-31 sẽ được sử dụng trên các mẫu tiêm kích J-10 và J-10B.
Máy bay J-31 của Trung Quốc. (Ảnh: militaryfactory)
Với các mẫu máy bay thế hệ 5 là J-20 và J-31, động cơ WS-10 được cải tiến, nâng cấp nhưng vẫn không cung cấp đủ sức mạnh cần thiết cho các máy bay. Các loại động cơ phản lực đang được nghiên cứu phát triển là Xian WS-15 sẽ dành cho J-20 và Avic WS-13 cho J-31 thì cần thêm thời gian và thử nghiệm.
Những tiến bộ trong các chương trình nghiên cứu động cơ phản lực WS-13 và WS-15 có thể giải thích tại sao Trung Quốc lại quan tâm đến dự án Su-35 của Nga đến vậy. Su-35 là mẫu máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga và được trang bị động cơ phản lực AL-117S, là loại động cơ được nâng cấp rất nhiều từ AL-31.
Từ những phân tích này, có cơ sở để tin rằng việc mua động cơ AL-117S là con đường ngắn nhất để PLAAF có được động cơ phản lực như ý cho loạt máy bay J-20 của mình. Vì Nga dường như không muốn bán các động cơ mới như một sản phẩm riêng lẻ, PLAAF sẽ phải mua cả chiếc chiến đấu cơ Su-35 và có được động cơ AL-117S như một phần của hệ thống.
Sau thời gian thương lượng, có vẻ một hợp đồng mua bán 24 chiếc Su-35 đã được ký kết, những đợt giao hàng đầu tiên sẽ được tiến hành vào đầu năm 2016 và phi công Trung Quốc đã bắt đầu huấn luyện với máy bay mới.
Về lâu dài, hẳn là công nghiệp hàng không Trung Quốc sẽ có được năng lực chế tạo các động cơ máy bay tính năng cao và có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, về ngắn hạn các động cơ AL-117S vẫn là lựa chọn tốt nhất để Bắc Kinh trang bị cho chiến đấu cơ J-20. Với khả năng sao chép, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng sẽ học hỏi được rất nhiều từ mẫu động cơ AL-117S mua được của Nga.
Như vậy, với PLAAF, mua máy bay Su-35 là một ván bài thắng lớn, không chỉ có được các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Nga mà còn có giải pháp về động cơ phản lực mạnh mẽ cho các mẫu máy bay của chính mình.
Hoài My
Theo Dantri/ Diplomat
Máy bay Malaysia Airlines hạ cánh khẩn cấp tại Úc Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines ngày 12/6 đã hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Melbourne, Úc sau khi gặp sự cố về động cơ. Chuyến bay MH148 của Malaysia Airlines phải hạ cánh khẩn cấp ở Melbourne. (Ảnh: Twitter) Hãng tin Guardian đưa tin một máy bay Airbus A330 mang số hiệu MH148 thuộc hãng hàng không Malaysia...