Vietnam Airlines thăng hạng “đẳng cấp 4 sao”
Đạt tiêu chuẩn hãng hàng không 4 sao do Tổ chức SkyTrax bình chọn là niền tự hào nhưng cũng là sức ép không nhỏ đối với Vietnam Airlines
Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển hàng không dân dụng, Việt Nam lọt vào danh sách quốc gia có hãng hàng không được công nhận đạt tiêu chuẩn dịch vụ 4 sao do Tổ chức SkyTrax bình chọn. Đây là niềm tự hào đối với hãng hàng không được bình chọn là Vietnam Airlines
nhưng cũng là sức ép không nhỏ vì đạt được danh hiệu đã khó, duy trì danh hiệu còn khó hơn.
Đội bay hiện đại, an toàn
Để đạt được tiêu chuẩn 4 sao, một hãng hàng không cần phải có sự chuyển mình mạnh mẽ, đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực, từ đội máy bay, mạng bay, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn bay đến chất lượng dịch vụ cả dưới mặt đất lẫn trên không.
Tiếp viên Vietnam Airlines phục vụ hành khách
Một trong những chuyển mình ngoạn mục nhất là Vietnam Airlines chuyển đổi sang khai thác đội tàu bay thế hệ mới thân rộng hiện đại, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường.
Nếu như cách đây 12 năm, những người làm hàng không Việt Nam rưng rưng nước mắt tự hào đứng ở Charles De Gaulle (Paris) chờ đón chuyến bay thẳng đầu tiên của Việt Nam đến Châu Âu – một chuyến bay của Vietnam Airlines khai thác bằng máy bay thân rộng Boeing 777-200ER thì ở giai đoạn này, hàng không Việt Nam lại chuyển mình mạnh mẽ bước lên một tầm cao mới. Đó là làm chủ công nghệ mới bằng việc đưa vào khai thác hai loại máy bay hiện đại nhất – máy bay điện tử (E Aircraft) Airbus 350-900XWB và “Giấc mơ bay” Boeing 787-900. Từ tháng 7 năm ngoái, Vietnam Airlines là hãng hàng không Châu Á đầu tiên và là hãng thứ 2 trên thế giới đưa vào khai thác loại máy bay A350, tiếp đến là B787-9 khai thác vào tháng 9… Đến nay, Vietnam Airlines đã nhận 4 chiếc A350-900XWB và 7 chiếc B787-900, trong tương lai sẽ tăng lần lượt lên 14 và 19 chiếc, phục vụ cho kế hoạch không ngừng mở rộng mạng đường bay đến các châu lục trên thế giới.
Do đó, công tác quản lý và điều hành bảo dưỡng, bảo dưỡng kỹ thuật cũng thay đổi về chất để đảm bảo quản lý các rủi ro về sự thay đổi công nghệ; thực hiện cam kết chất lượng dịch vụ 4 sao và hiệu quả kinh tế. Đến nay, khối kỹ thuật của VNA đã trở thành một Tổ chức Bảo dưỡng có năng lực và quy mô lớn nhất Việt Nam, ngoài việc bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật cho Vietnam Airlines trên toàn mạng bay với hơn 40 điểm đến trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Dịch vụ đẳng cấp 4 sao
Đặc điểm của một hãng hàng không 4 sao là phải đạt chuẩn chất lượng từ những sản phẩm nhỏ nhất, từ dịch vụ mặt đất đến dịch vụ trên không.
Vietnam Airlines vừa nhận chứng chỉ Hãng hàng không 4 sao từ tổ chức đánh giá các hãng hàng không độc lập SkyTrax
Bay cùng Vietnam Airlines, hành khách có thể cảm nhận rõ rệt về cung cách phục vụ như ở khách sạn 4-5 sao với tiện nghi đẳng cấp vượt trội từ ghế ngồi hạng Thương gia có thể ngả phẳng 180o, thực đơn đa dạng đến từ nhiều nền ẩm thực khác nhau, quầy bar sang trọng, công nghệ giải trí hiện đại, cao cấp… Dù ngồi ở hạng ghế nào, hành khách cũng được tận hưởng hệ thống giải trí theo yêu cầu AVOD (xem live tivi, phim, ca nhạc, game…) trên màn hình tinh thể lỏng lớn và các ứng dụng phụ trợ.
Đặc biệt, các tiện ích chăm sóc cá nhân hoàn hảo đến từng chi tiết, giúp hành khách có thể tận hưởng những giấc ngủ ngon với chăn ấm nệm êm làm bằng chất liệu cao cấp, thiết kế sang trọng, lịch lãm. Với các chuyến bay trên 4 giờ, hành khách không còn phải lo lắng đến thần thái của mình khi phải ở trong môi trường khoang máy bay độ ẩm chỉ khoảng 120 vì được cung cấp các sản phẩm kem dưỡng ẩm, nước hoa hồng, nước súc miệng từ nguồn khoáng nóng thiên nhiên cao cấp đến từ Pháp được các spa chuyên dùng.
Bên cạnh đó, dịch vụ mặt đất không ngừng cập nhật những xu hướng công nghệ mới của thế giới, từ dịch vụ đặt vé và check-in thuận tiện, phòng chờ tiện nghi, tối ưu hoá lợi ích với chương trình Bông Sen Vàng. Có thể nói từng sự nỗ lực, chuyển mình của các bộ phận dịch vụ của hãng hàng không 4 sao giống như từng cánh ghép lại thành đoá sen vàng. Tất cả đã góp phần tạo nên một Viêtnam Airlines không ngừng vươn cao.
T.Hà
Theo_Người lao động
Vì sao VNA chưa bay thẳng đến Mỹ?
Tổng Giám đốc Hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) Dương Trí Thành cho biết việc mở đường bay đến Mỹ đang có nhiều thuận lợi và dự kiến năm 2018, hãng sẽ hiện thực hóa kế hoạch này
Điều gì đã khiến cho việc mở đường bay đến Mỹ của VNA phải mất tới 15 năm, kể từ ngày Việt Nam và Mỹ ký hiệp định hàng không song phương?
Phụ thuộc năng lực cơ quan quản lý
Năm 2003, Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định Hàng không, cho phép các hãng hàng không 2 nước cung cấp dịch vụ trực tiếp lẫn nhau không hạn chế. Theo đó, sau 2 năm từ ngày ký hiệp định, mỗi nước có quyền chỉ định tối đa 2 hãng hàng không thực hiện bay thẳng, góp phần rút ngắn lộ trình, tiết kiệm thời gian cho hành khách và vận chuyển hàng hóa.
Đội bay của Vietnam Airlines đã đủ khả năng bay thẳng đến Mỹ Ảnh: TẤN THẠNH
Thế nhưng, mới chỉ có phía Mỹ hiện thực hóa hiệp định này bằng việc chỉ định hãng hàng không United Airlines mở đường bay thẳng San Fransisco - TP HCM, quá cảnh ở Hồng Kông. Đường bay này sau đó mở/đóng lại theo nhu cầu khác nhau trong từng giai đoạn của thị trường.
Ngược lại, Việt Nam vẫn chưa thể hiện thực hóa hiệp định dù từ năm 2004, VNA đã nỗ lực cho việc mở đường bay thẳng đến Mỹ.
Nước Mỹ có một cơ chế khác biệt so với thông lệ quốc tế trong hoạt động hàng không dân dụng. Đối với các nước khác như Anh hay Liên minh châu Âu (EU), để chấp thuận mở đường bay, nhà chức trách hàng không chỉ đánh giá năng lực của hãng hàng không muốn mở đường bay đến lãnh thổ của mình. Còn với Mỹ, để được bay đến đây, nhà chức trách hàng không của quốc gia đó phải đáp ứng được tiêu chuẩn giám sát của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) cũng như quy chế an toàn của Cục Hàng không Mỹ (FAA), cụ thể là phải được phê chuẩn mức 1 (CAT1).
Sau khi đạt CAT1, Cục Hàng không Việt Nam sẽ được phép giám sát các hãng hàng không có trụ sở tại nước ta nhằm bảo đảm sự tuân thủ các quy chế và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để có thể bay thẳng đến Mỹ, không phải quá cảnh ở nước thứ ba.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết hiện tại, cục chưa đạt CAT1 nên VNA nói riêng và các hãng hàng không Việt Nam nói chung chưa thể mở đường bay đến Mỹ. Trong một ký kết với Boeing vào năm 2015, dự kiến quý IV/2015, Cục Hàng không Việt Nam sẽ đạt CAT1 song việc này đã được lùi đến quý III/2016.
Đội bay đã sẵn sàng
Ông Dương Trí Thành cho biết hơn 10 năm lên kế hoạch bay đến Mỹ, đến nay, VNA đã sẵn sàng về thiết bị. Từ giữa năm 2015, hãng đã cùng lúc tiếp nhận, quản lý, khai thác 2 máy bay thế hệ mới Airbus 350-900 XWB và Boeing 787-900 Dreamliner để thay thế toàn bộ đội bay thân rộng, tập trung khai thác trên các đường bay xuyên lục địa. "Nhu cầu thị trường và tính kinh tế của đường bay vào lúc này cũng có nhiều thuận tiện hơn" - ông Thành nhìn nhận.
Mới đây, nhà chức trách hàng không Việt Nam cũng đã khởi động đàm phán với Nhật Bản để chọn Tokyo hoặc Osaka làm điểm dừng kỹ thuật. Đây được cho là phương án tối ưu cho đường bay đến Mỹ vì thời gian bay từ Hà Nội/TP HCM đến Tokyo/Osaka khoảng 5 giờ, chặng tiếp theo còn lại 12-13 giờ là phù hợp, máy bay có thể chở đầy tải để tối ưu hóa lợi nhuận. Trước đây, Việt Nam từng đặt vấn đề chọn điểm dừng là Hồng Kông hoặc Hàn Quốc nhưng chưa tìm được tiếng nói chung. Hơn nữa, 2 điểm dừng này quá gần khiến chặng bay sau phải giảm tải.
Việc mở đường bay đến Mỹ không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là uy tín của ngành hàng không Việt Nam. Theo các chuyên gia trong ngành, thời gian lỗ kế hoạch để bay đến Mỹ nhiều khả năng sẽ kéo dài hơn so với bay đến các thị trường khác nên ngoài việc phải sẵn sàng về phương tiện, hãng hàng không cần xây dựng được một chiến lược tốt và có tiềm lực tài chính vững vàng. Hiệu quả kinh tế của đường bay đến Mỹ phụ thuộc vào phương thức bay thẳng hay có điểm dừng và loại phương tiện.
Theo tính toán của VNA trong giai đoạn 2005-2006, bay đến Mỹ bằng Boeing 777-200, mỗi năm hãng lỗ khoảng 100 triệu USD. Những tính toán gần đây cho thấy nếu bay bằng máy bay A350, mức lỗ giảm xuống thấp nhất là 5 triệu USD và cao nhất khoảng 30 triệu USD/năm.
Khai thác khu vực có nhiều người châu Á
90% hãng hàng không ở châu Á đang bay đến Mỹ đều mở đường bay đến bờ Tây - nơi có đông đảo cộng đồng người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng sinh sống. Khách hàng ở khu vực này được đánh giá là có khả năng chi trả thấp hơn so với bờ Đông nước Mỹ.
Các hãng hàng không đang khai thác tốt thị trường này là China Airlines, Cathay Pacific, trong khi Singapore Airlines, Thai Airways vừa ngừng khai thác.
Theo Người Lao Động
Nghi vấn máy bay Vietnam Airlines rách cánh đuôi do va cột đèn Dù bị vết rách ở cánh thăng bằng ngang đuôi nhưng chiếc Airbus A 321 của Vietnam Airlines (VNA) vẫn bay an toàn từ Tân Sơn Nhất tới Vinh, sau đó mới được phát hiện, sửa chữa. Cận cảnh vết rách ở thăng bằng ngang đuôi máy bay A 321 - Ảnh: CTV Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hồ Minh Tấn -...