Vietnam Airlines công bố giá trị doanh nghiệp
Theo Quyết định số 1807/AĐ-BGTVT của Bộ GTVT về việc công bố giá trị DN CPH Cty mẹ – TCty Hàng không VN (Vietnam Airlines), giá trị DN của Vietnam Airlines để CPH như sau:
ảnh minh họa
Theo sổ sách kế toán tại thời điểm 31.3.2013 là 57.156.505.406.732 đồng (trong đó, giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 10.576.378.635.374 đồng); giá trị DN được xác định lại tại thời điểm ngày 31.12.2013 bằng phương pháp khác (do Liên danh Nhà thầu Mo rgan Stanley & Citigroup thực hiện) là 57.047.892.000.000 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 23.493.984.000.000 đồng.
Theo quyết định, Cty mẹ – TCty Hàng không VN không thực hiện điều chỉnh lại sổ sách kế toán theo giá trị phần vốn nhà nước tại DN được đánh giá lại. Theo Vietnam Airlines, dự kiến phương án cổ phần hóa để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt sau 1 tháng kể từ thời điểm công bố giá trị.
Sau khi phương án CPH được phê duyệt, Vietnam Airlines sẽ tiến hành và hoàn tất quá trình IPO trong nước trong thời hạn 3 tháng dưới sự tư vấn của CTCP Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC).
Video đang HOT
Được biết, ngày 7.5, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 3184/VPCP-ĐMDN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phê duyệt kết quả xác định giá trị và phương án công bố giá trị DN Vietnam Airlines.
Theo Laodong
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: 'Nói gì thì nói, sản xuất vẫn phải đảm bảo'
Đó là yêu cầu của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tại buổi làm việc vào sáng 27.5 với UBND TP.HCM về tình hình kinh tế-xã hội thành phố 5 tháng đầu năm 2014, hoạt động của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài và tiến độ cổ phần hóa DN nhà nước.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: Vũ Thanh
Giám đốc Sở KH-ĐT TP.HCM Thái Văn Rê cho biết, tình hình kinh tế của thành phố trong tháng 5 và năm tháng đầu năm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng so cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ và hàng hóa có mức tăng hợp lý và ổn định, chương trình kích cầu, bình ổn thị trường được triển khai hiệu quả, các chính sách an sinh xã hội được triển khai chặt chẽ đã góp phần kiềm giữ chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,36% so với thang trươc; xuất khẩu đạt kết quả khả quan, nhập khẩu có xu hướng giảm; chỉ số hàng tồn kho toàn ngành tại thời điểm 1.5 giảm 2,4% so thời điểm 1.4.
Trong thời gian qua, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo thành phố, tình hình trật tự được giữ vững, hoạt động thu hút khách du lịch vẫn ổn định, đầu tư nước ngoài vẫn tăng trưởng mạnh (tính đến ngày 20.5, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng vốn 793 triệu USD, tăng 119% so cùng kỳ).
Các ngân hàng vẫn duy trì thanh khoản, chưa ghi nhận diễn biến bất thường trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Chủ động và khẩn trương cổ phần hóa
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà cho biết trong giai đoạn 2014-2015, TP.HCM cổ phần hóa mỗi năm 15 DN trên tổng số 79 DN sẽ cổ phần hóa theo kế hoạch.
TP.HCM rất quyết liệt triển khai cổ phần hóa nên đã yêu cầu các DN cam kết thực hiện đúng tiến độ đề ra. Nếu chậm trễ, UBND TP sẽ có biện pháp chế tài.
Theo ông Hà, hiện nay thủ tục thoái vốn rất phức tạp và đó là một trong những tồn tại trong quá trình cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu DN nhà nước. Các bộ ngành hướng dẫn không kịp thời nên không ít DN mất thời cơ do chờ ý kiến từ Trung ương. Trong năm 2013, các DN chỉ thoái vốn trên 85 tỉ đồng, dự kiến năm 2014 sẽ thoái 1.479 tỉ đồng.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao những nỗ lực của TP.HCM trong việc phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài...
Phó thủ tướng yêu cầu TP.HCM cổ phần hóa DN phải theo hướng tăng năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và quản trị.
Theo Phó thủ tướng, TP.HCM đã đi đầu trong công tác này nên cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa, chủ động và khẩn trương cổ phần hóa vì càng chậm chân thì DN càng bị ảnh hưởng.
Phó thủ tướng cho biết Trung ương sẽ tiếp tục bố trí vốn để TP.HCM triển khai các dự án trọng điểm.
"Nhưng nói gì thì nói, sản xuất vẫn phải đảm bảo", Phó thủ tướng yêu cầu.
Theo TNO
Đường sắt ơi, bao cấp quá lâu rồi Với bộ máy cồng kềnh lên tới 40.000 nhân viên, ngành đường sắt Việt Nam (ĐSVN) ngày càng trì trệ, kinh doanh sa sút, chất lượng dịch vụ chậm cải thiện, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề Bộ này quyết định tái cơ cấu, tách bạch khối hạ tầng và...