Vietjet nhận máy bay Airbus A320 đầu tiên
- Ngày 26/11, tại Toulouse, Pháp đã diễn ra lễ bàn giao máy bay giữa hãng hàng không Vietjet và nhà sản xuất máy bay Airbus. Sự kiện này đánh dấu việc Vietjet chính thức sở hữu chiếc máy bay A320 đầu tiên trong đơn hàng mua và thuê 100 chiếc máy bay theo thỏa thuận được ký kết giữa Vietjet và Airbus.
Chiếc máy bay A320 đầu tiên của Vietjet mang số hiệu VJC6341 , được sản xuất theo quy trình lắp ráp hiện đại hàng đầu thế giới của Airbus. Đây là dòng máy bay thân hẹp một lối đi ăn khách nhất trên thế giới nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu thông qua việc áp dụng những công nghệ tiên tiến và hiện đại.
Máy bay A320 của Hãng Vietjet chuẩn bị cất cánh về Việt Nam.
Với 180 chỗ ngồi, các hãng hàng không có thể dễ dàng phủ kín một chiếc máy bay hơn những dòng máy bay lớn khác, phù hợp cho những đường bay nội địa hay quốc tế gần.
Tại lễ bàn giao máy bay, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho biết: “Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng hàng không dẫn đầu trên thế giới với 24 sân bay thương mại đang hoạt động, trong đó có 9 sân bay quốc tế.
Chính phủ có chính sách đầu tư mạnh mẽ cho các sân bay và dịch vụ hàng không. Hợp đồng mua máy bay của VietJet với Airbus sẽ tạo thuận lợi cho hãng trong kế hoạch phát triển ổn định trong 10 năm tới, tiết giảm chi phí, nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ Airbus về đào tạo và chuyển giao công nghệ vận hành”.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu tại lễ bàn giao máy bay.
Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành hãng hàng không VietJet chia sẻ, sự kiện nhận máy bay đầu tiên do hãng sở hữu đánh một dấu mốc quan trọng cho chiến lược phát triển kinh doanh của hãng sau hơn ba năm chính thức hoạt động.
Theo ông Khánh, việc sở hữu một đội tàu bay mới để có thể vừa chủ động về mặt chi phí, vừa có thể giảm được giá vé để đem đến nhiều cơ hội bay cho hành khách hơn và mạnh mẽ phát triển chiến lược kinh doanh cũng như mở rộng kế hoạch đầu tư và khai thác của hãng, góp phần cho sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam và khu vực.
Tại lễ bàn giao, ông John Leahy – Tổng Giám đốc Thương mại toàn cầu của Airbus nói: “Chúng tôi rất vui mừng khi bàn giao chiếc máy bay đầu tiên trong gói hợp đồng 100 chiếc máy bay cho Vietjet. Chúng tôi tin tưởng dòng máy bay Airbus A320 sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh doanh của Vietjet…”.
Được biết, trước khi thực hiện Lễ bàn giao máy bay, Vietjet và Airbus đã tiến hành bàn giao kỹ thuật vào ngày 24/11/2014 và ký thỏa thuận bàn giao vào ngày 25/11/2014.
Đây là những công đoạn bắt buộc của chương trình thử nghiệm và chứng thực trong quy trình sản xuất máy bay của Airbus trước khi máy bay chính thức được xuất xưởng và bàn giao cho Vietjet.
Sau khi Lễ bàn giao máy bay kết thúc, chiếc máy bay đầu tiên thuộc sở hữu của Vietjet sẽ chính thức gia nhập đội tàu bay của hãng, nâng số lượng tàu bay lên 20 chiếc.
Dự kiến, chiếc máy bay này sẽ được đưa vào khai thác và phục vụ cho các đường bay quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả và tần suất hoạt động của các đường bay, từ đó đem lại nhiều cơ hội bay hơn cho hành khách trong nước và quốc tế.
Sau khi hoàn tất các thủ tục bàn giao, chiếc máy bay A320 đầu tiên của Vietjet bay về Việt Nam, dự kiến sẽ hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất vào chiều ngày 27/11.
Trước đó, ngày 24/11, Hãng hàng không Vietjet và CFM International (nhà cung cấp động cơ máy bay thương mại) đã ký hợp đồng bảo dưỡng động cơ theo giờ bay cho dòng động cơ CFM56-5B của Vietjet lắp trên 21 máy bay A320 ceo .
Theo các điều khoản ký hết, CFM sẽ bảo đảm kỹ thuật cho tổng số 45 động cơ CFM56-5B với những điều kiện cung cấp miễn phí một số động cơ dự phòng.
“Qua việc ký kết hợp đồng này, chúng tôi sẽ kiểm soát tốt hơn chi phí bảo trì khi hoạt động và đảm bảo sự ổn định trong khai thác của hãng”, ông Lưu Đức Khánh – Giám đốc điều hành Vietjet chia sẻ.
T.D
Theo_VietNamNet
Tân Sơn Nhất mất điện, máy bay Hà Nội phải quay đầu
Theo tin tức, máy bay của hãng hàng không VietJet đã không thể hạ cánh và quay đầu trở lại sân bay Nội Bài vì sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất trưa nay (20/11).
Chia sẻ trên báo Gia đình, một hành khách đi trên máy bay chuyến Hà Nội - Cần Thơ, số hiệu là Vj461 cho biết vào hồi 12h14 phút, chuyến bay nêu trên, cất cánh lúc 11h và phải quay đầu lại sân bay Nội Bài.
Lý do được các bên thông báo cho hành khách là trạm ra đa của sân bay Tân Sơn Nhất gặp sự cố mất điện nên tất cả máy bay không thể hạ cánh.
Sự cố rada khiến máy bay không thể hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh minh họa
Không chỉ chuyến bay của hãng hàng không VietJet phải quay đầu vì sự cố hy hữu trên, theo tin tức từ báo Người lao động, tất cả các chuyến bay từ các sân khác đến Tân Sơn Nhất và từ Tân Sơn Nhất đi các sân khác được lệnh hoãn giờ bay cho đến khi có thông báo tiếp theo. Riêng các chuyến bay đang đến Tân Sơn Nhất và các chuyến bay đi qua vùng trách nhiệm thông báo bay của Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất được chuyển sang điều hành theo phương án khẩn nguy.
Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam xác nhận tình trạng gián đoạn hoạt động bay ở Tân Sơn Nhất diễn ra hơn một tiếng đồng hồ. Nguyên nhân là do hệ thống điện cơ quan quản lý bay tại Tân Sơn Nhất bị lỗi. Tuy nhiên, đến 12h25, ban điều hành ở đây đã khắc phục được sự cố và mọi hoạt động diễn ra bình thường.
Sự cố trục trặc điều hành bay khiến hàng chục chuyến bay đến và đi từ sân bay Tân Sơn Nhất bị ảnh hưởng trong ngày 20/11, kéo theo chậm chuyến liên tiếp hàng loạt tại nhiều sân bay khác trên cả nước, gây thiệt hại kinh tế cho các hãng hàng không và ảnh hưởng việc đi lại của hàng nghìn hành khách.
Đại diện Hãng hãng không Jetstar Pacific cho biết, hãng này có 25 chuyến đến Tân Sơn Nhất từ các sân bay khác bị chậm khởi hành hoặc phải bay vòng. Vietnam Airlines có 8 chuyến bay từ Tân Sơn Nhất phải đổi giờ bay...
Theo Người lao động, hiện nay mỗi ngày sân bay Tân Sơn Nhất tiếp thu gần 300 lượt máy bay cất/hạ cánh trong khi năng lực điều hành của đài không được đầu tư đáp ứng sự phát triển hết công suất của sân bay theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ là khoảng 1.000 lần chuyến/ngày.
Theo_Người Đưa Tin
Thi công đường sắt gây tai nạn chết người: Đình chỉ hàng loạt chức vụ Ngay sau khi xảy ra tai nạn gây chết người khi thi công đường sắt trên cao Hà Nội, lãnh đạo Bộ GTVT chỉ đạo đình chỉ đối với chỉ huy công trường, tư vấn giám sát và công nhân tại công trường. Qúa trình thi công đường sắt trên cao đã gây tai nạn chết người ở Hà Nội (Ảnh: ND) Chiều...