VietinBank dành gần 17 tỷ đồng cho an sinh xã hội và chủ quyền biển đảo
Ngày 26-6, tại TP. Đà Nẵng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã trao tài trợ gần 17 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình chính sách trên địa bàn, ủng hộ ngư dân, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư vùng II.
Chủ tịch HĐQT VietinBank trao tài trợ cho đại diện UBND TP Đà Nẵng
Ông Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch HĐQT VietinBank chia sẻ: “Đà Nẵng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng với địa hình trải rộng nên vẫn còn một số địa bàn kinh tế phát triển chưa đồng đều, hàng năm lại thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, bão lũ, dịch bệnh. Đáng chú ý hơn, tại một số huyện, xã nghèo của Đà Nẵng, điều kiện kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở, cơ sở giáo dục, y tế, đặc biệt là nhiều hộ gia đình chưa có nhà ở ổn định, vững chắc để an cư và phát triển kinh tế”.
“Chung tay cùng chính quyền TP. Đà Nẵng, đảm bảo công tác an sinh xã hội, chăm sóc người có công, gia đình chính sách, VietinBank đã cam kết tài trợ 10 tỷ đồng để sửa chữa 500 căn nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn”, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết.
Cũng trong dịp này, VietinBank đã trao tặng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng 5 tỷ đồng để mua sắm các thiết bị y tế nhằm ngày một nâng cao các trang thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn và khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Với tinh thần hướng về biển đảo, hơn 20.000 cán bộ, nhân viên VietinBank đã ủng hộ lực lượng Cảnh sát biển Vùng II 1 tỷ đồng, lực lượng Kiểm ngư Vùng II 400 triệu đồng và ủng hộ ngư dân Đà Nẵng thông qua Quỹ hỗ trợ ngư dân Đà Nẵng 500 triệu đồng.
Chia sẻ về các hoạt động tài trợ an sinh xã hội và chủ quyền biển đảo, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm: “Với tổng số tiền tài trợ trên 4.500 tỷ đồng, đến nay VietinBank đã xây dựng trên 30.000 ngôi nhà ở cho người nghèo, gần 1.000 trường học, 84 trạm y tế, đặc biệt thực hiện Chiến lược biển đảo đến năm 2020. Cùng cả nước hướng về Trường Sa, Hoàng Sa, Vietinbank cũng đã thực hiện tài trợ hàng trăm tỷ đồng thông qua Bộ tư lệnh Hải Quân”.
Video đang HOT
Theo ANTD
Gắn Bản đồ Việt Nam bằng gốm ở Trường Sa Lớn
Tấm bản đồ Việt Nam bằng gốm in rõ nét từng địa danh, từng tên đảo, đá, cồn san hô, từng bãi cạn, bãi ngầm... vừa được gắn tại đảo Trường Sa Lớn.
Bản đồ Việt Nam bằng gốm này có kích thước hoành tráng: 2,3m x 1,9m, gồm 88m miếng gốm ghép lại, nung trên 1200 độ C.
Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy và các chiến sỹ bên tấm bản đồ CHXHCN Việt Nam bằng gốm đầu tiên được gắn tại Nhà khách Thủ đô (đảo Trường Sa Lớn)
Tấm bản đồ in rõ nét từng địa danh, từng tên đảo, đá, cồn san hô, từng bãi cạn, bãi ngầm... trong hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cùng các hòn đảo khác dọc chiều dài lãnh thổ Việt Nam.
Trong tương lai, tất cả các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa sẽ đều có tấm bản đồ CHXHCN Việt Nam bằng gốm như thế.
Tác giả của tấm bản đồ này là họa sỹ Nguyễn Thu Thủy, người trước đó đã thực hiện các tác phẩm Cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam (trên nóc Nhà văn hóa của thị trấn Trường sa Lớn) cùng 6 bức tranh gốm đề cao hình tượng người chiến sỹ hải quân, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trên đảo Trường Sa Lớn.
Theo họa sỹ Nguyễn Thu Thủy: Ý tưởng về tấm bản đồ Việt Nam bằng gốm với chị đã có từ rất lâu: "Nhìn lại chiều dài lịch sử, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chịu biết bao hy sinh gian khổ để gìn giữ bảo vệ biên cương lãnh thổ, cũng chính là để bảo vệ tấm bản đồ Việt Nam vô cùng quý giá này".
Tuy nhiên, ở Trường Sa chỉ có sự bền bỉ của chất liệu gốm sứ mới chịu được mưa nắng ngoài trời, nắng gió biển Đông và bền vững cùng thời gian. Do vậy, dù không dễ dàng, nhưng hoạ sỹ Thu Thuỷ vẫn quyết tâm thực hiện những tấm bản đồ CHXHCN Việt Nam bằng gốm hoành tráng này.
Từ mẫu Bản đồ Biển đảo Việt Nam của Bộ Tư lệnh Hải quân, tại xưởng gốm Bát Tràng, nữ họa sỹ đã cùng hoạ sỹ Phan Thanh Sơn và nhóm sinh viên trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp chuyển thể từ bản đồ vẽ trên giấy sang tấm đất sét lớn, chia cắt thành các tấm nhỏ theo đường lượn của biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng, đường bờ biển, các đảo và quần đảo.
"Chúng tôi phải khéo léo làm sao vừa tuân thủ được độ chính xác, tính khoa học của bản đồ, vừa thể hiện được vẻ đẹp mỹ quan của những tấm gốm ghép lại, thể hiện men màu đúng với độ nông sâu của mực nước biển"- họa sỹ Thu Thủy chia sẻ.
Bộ Tư lệnh hải quân duyệt tấm bản đồ đầu tiên tại Hà Nội. (Ảnh: Quang Thắng)
Sau đó, hoạ sỹ Thu Thuỷ đã dùng kỹ thuật in trên gốm nặng lửa, nắn nót in từng địa danh, từng tên đảo, bán đảo, quần đảo, bãi cạn, bãi ngầm dọc suốt chiều dài 3.260km đường bờ biển Việt Nam.
Khi ghép 88 miếng gốm lại, bản đồ CHXHCN Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng các hòn đảo khác dọc chiều dài lãnh thổ Việt Nam hiện ra rõ nét, chính xác đến từng chi tiết nhỏ.
Trong quá trình thực hiện những tấm bản đồ Biển đảo Việt Nam bằng gốm này, nữ họa sỹ đã phối hợp với các đơn vị ở Phòng Bản đồ, Bộ tư lệnh Hải quân để có thông tin chính xác.
Qua những lần trao đổi, làm việc, hoạ sỹ đã dựa vào 11 đảo ven bờ có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Để kiểm chứng độ chính xác của từng bản đồ, các chi tiết nhỏ cũng được chỉnh sửa nhiều lần mới đạt yêu cầu, khiến họa sỹ gần như thuộc mọi địa điểm, địa danh trên Bản đồ Biển đảo Việt Nam.
Khi tấm bản đồ đầu tiên được phê duyệt, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy và các nghệ nhân Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đã ra Trường Sa để ghép tấm bản đồ CHXHCN Việt Nam bằng gốm đầu tiên tại Nhà khách Thủ đô (đảo Trường Sa Lớn) trước sự chứng kiến của Chuẩn đô đốc Đặng Minh Hải, đảo trưởng Phạm Văn Hòa và đông đảo các thành viên của đoàn công tác Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, đơn vị tài trợ công trình.
Họa sỹ Thu Thủy nói rõ: "Tấm Bản đồ CHXHCN Việt Nam bằng gốm sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định chủ quyền của Việt Nam bằng chính chất liệu truyền thống lâu đời của cha ông.
Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và mỗi người dân Việt Nam sẽ làm hết sức mình để bảo vệ và gìn giữ chủ quyền biển đảo cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau".
K.Trung
Theo_VietNamNet
Khai mạc triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" tại Trường Sa Trong khuôn khổ chuyến công tác của Đoàn Bộ Thông tin và Truyền thông do Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng làm trưởng đoàn ra làm việc và thăm cán bộ, chiến sĩ tại các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 của Việt Nam từ ngày 19-28/4/2014. Ngày 25/4/2014, tại đảo Trường Sa Lớn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh...