Việt Úc sớm đưa cá tra giống công nghệ cao ra thị trường
Đó là phát biểu của ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT tại buổi làm tham quan và làm việc tại Công ty Cổ Phần Cá Tra Việt – Úc tại xã Vĩnh Hòa, Thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang ngày 30/10 vừa qua.
Ngày 30/10/2020, Tập đoàn Việt – Úc vinh dự đón tiếp ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng tổng cục thủy sản, ông Trần Anh Thư – Phó chủ tịch tỉnh An Giang cùng đoàn, đã đến thăm và làm việc tại Công ty Cổ Phần Cá Tra Việt – Úc tại xã Vĩnh Hòa, Thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng đoàn thăm quan khu sản xuất cá tra chất lượng cao
Trong buổi làm việc này, Đại diện Tập đoàn, ông Nguyễn Công Cẩn đã báo cáo tổng quan về tình hình hoạt động của công ty, đặc biệt là chương trình chọn giống cá tra bố mẹ. Hiện tại đàn cá chọn giống của việt Úc đã chọn lọc được thế hệ thứ 2, dự kiến đến tháng 7/2021 sẽ sản xuất thế hệ 3, trung bình mỗi thế hệ tăng trưởng nhanh hơn 8-10% so thế hệ ban đầu. Mục tiêu sản xuất cung cấp cho thị trường mỗi năm 1 tỷ cá tra giống chất lượng cao. Bên cạnh việc chọn lọc cá bố mẹ tập đoàn Việt Úc cũng không ngừng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong nuôi, sản xuất, xử lý môi trường nhằm góp phần cải tiến kỹ thuật sản xuất giống cá tra ngày càng nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng, góp phần thay đổi phương thức sản xuất của ngành cá tra.
Đoàn lắng nghe bài báo cáo từ đại diện Tập đoàn Việt – Úc
Đoàn chụp hình lưu niệm
Video đang HOT
Ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, vai trò của cá tra giống chất lượng cao trong chuỗi giá trị ngành hàng cá tra góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng, việc quy hoạch và sản xuất cá tra giống công nghệ cao là hướng đi đúng phù hợp với tinh hình thực tế. Bên cạnh đó việc thực hiện đề án cá tra 3 cấp đã được Bộ nông nghiệp phê duyệt tạo điều kiện liên kết các khâu trong chuỗii giá trị ngành hàng cá tra góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh tầm quan trọng của phân khúc cá giống, đây chính là động lực để Tập đoàn Việt – Úc sớm sản xuất và đưa con giống chất lượng cao ra thị trường.
Chiến lược nuôi biển đến năm 2030: Tiềm năng lớn, kỳ vọng cao
Bộ NNPTNT hiện đang xây dựng chiến lược nuôi biển đến năm 2030, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có từ 2-3 triệu tấn hải sản nuôi biển.
Ngoài nuôi xa sẽ tập trung nuôi gần với những loài như rong, tảo, rong sụn..., vừa nhằm tạo việc làm cho bà con ngư dân, vừa giảm phụ thuộc vào khai thác hải sản tự nhiên và phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững.
Tiềm năng lớn
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), Việt Nam có hơn 3.000km bờ biển kéo dài từ Móng Cái, Quảng Ninh đến mũi Cà Mau cùng hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm trên hải phận Biển Đông; vùng biển có đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2. Đây là tiềm năng lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế biển mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Theo các chuyên gia của Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, nuôi biển được đánh giá cao hơn về hiệu quả kinh tế - môi trường, do có năng suất cao hơn, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn (FCR của cá biển sử dụng thức ăn viên chỉ từ 1,0 - 2,5; trong khi động vật trên cạn 4,0 - 8,0), lại ít gây hại tới môi trường.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, vùng biển Việt Nam có khoảng 500.000km2 có thể phát triển nuôi biển.
Ngoài nuôi cá biển, Việt Nam có thể phát triển nuôi với sản lượng rất lớn những loài thủy sản ăn lọc, tận dụng thức ăn tự nhiên, như các động vật thân mềm (hàu, vẹm, nghêu, sò, trai, ốc...); trồng rong biển có thể đạt 400kg protein/ha/năm (so với trồng cây trên đất chỉ thu 16kg/ha/năm) mà không hề tốn phân, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới, lại có tác dụng hấp thu các tác nhân gây ô nhiễm khác trong khí quyển và đại dương.
Tại Việt Nam, các loài hải sản chính phù hợp làm đối tượng nuôi biển là cá và tôm; trong đó có các loại cá biển phổ biến được nuôi như: Cá song, gió, vược, chẽm...; các loại giáp xác như: Tôm hùm, cua, ghẹ...; một số loài nhuyễn thể như: Ngao, hàu, tu hài, ốc hương... và rong biển.
Là một trong những tỉnh đi đầu trong phát triền nghề nuôi biển, ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Sở NNPTNT Kiên Giang cho biết, tỉnh đang lập đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững, hiệu quả đến năm 2030; trong đó, đánh giá đúng, đủ các nguồn lực phát triển nuôi biển của địa phương trong mối liên hệ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển đảo. Xây dựng các phương án nuôi biển cụ thể, hiệu quả, kết hơp với dịch vụ thủy sản và du lịch.
Nuôi biển ở Kiên Giang hiện nay chủ yếu là nuôi cá biển và nhuyễn thể, trong đó cá biển là đối tượng nuôi chính theo hình thức lồng bè, tập trung quanh các đảo thuộc huyện Phú Quốc, Kiên Hải, một số xã đảo của huyện Kiên Lương, TP.Hà Tiên...
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (phải) thăm khu lồng nuôi cá chim vây vàng tại trang trại nuôi cá lồng biển quy mô công nghiệp của Viện I. Ảnh: Công Tâm
Ông Nguyễn Bá Sơn - Vụ Nuôi trồng thủy sản cho biết, khó khăn nhất hiện nay đối với nuôi biển là đa số bà con nuôi kiểu tự phát. Điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ kỹ thuật của người nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu, mật độ lồng nuôi ngày càng gia tăng dẫn tới phá vỡ quy hoạch tại các vùng nuôi.
Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất giống thủy sản nuôi biển chưa đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm, đặc biệt là tôm hùm. Nguồn tôm hùm giống chủ yếu khai thác từ tự nhiên, song sản lượng khai thác ngày càng giảm. Nếu năm 2015 ngư dân khai thác được khoảng 1,4 triệu con, thì đến năm 2018 giảm còn khoảng 270.000 con. Những năm gần đây, tôm hùm giống chủ yếu phải nhập từ các nước Philippines, Malaysia, Indonesia.
Mạnh dạn đầu tư lồng nuôi hiện đại
Theo ý kiến của một số chuyên gia, để tăng mạnh được sản lượng nghề nuôi biển, phải mạnh dạn phát triển nuôi xa bờ thay vì chỉ nuôi ven bờ như hiện nay. Ông Lucas Manomaitis - Giám đốc Kỹ thuật nuôi khu vực Đông Nam Á thuộc Hiệp hội xuất khẩu đậu tương Mỹ cho hay, nuôi ven bờ đang ngày càng chịu áp lực bởi ô nhiễm môi trường, sự phát triển của các khu dân cư ven biển....
Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển nuôi xa bờ và có thể tiến hành nuôi quanh năm. Xa bờ không có nghĩa là nuôi giữa đại dương mênh mông mà là xác định vị trí đủ xa để có độ sâu và dòng chảy cần thiết, đủ gần với các hỗ trợ hậu cần trên đất liền và nên ở những vùng đã được định sẵn cho thủy sản.
Nhận thấy việc chuyển hướng từ khai thác, đánh bắt hải sản trên biển sang nuôi trồng trên biển mang lại nhiều lợi ích kinh tế, góp phần phát triển nghề cá bền vững, nhất là để ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài trong hoạt động khai thác, đánh bắt, các doanh nghiệp đã sẵn sàng đầu tư công nghệ, thúc đẩy chuyển hướng nuôi biển.
"Tiềm năng nuôi biển của chúng ta rất lớn. Theo khảo sát sơ bộ, chúng ta có khoảng 500.000km2 có thể phát triển nuôi biển. Tuy nhiên, hiện nay nuôi biển mới chỉ ở giai đoạn phôi thai, nuôi gần bờ là chính, lồng bè cũng đơn giản, sơ sài. Việc nghiên cứu sản xuất con giống cũng còn hạn chế, chưa được nghiên cứu, sản xuất theo quy trình, công nghệ cao" - Thứ trưởng Tiến đánh giá.
Đơn cử như Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ xuất nhập khẩu Trấn Phú (Kiên Giang) đã mạnh dạn đầu tư 6 lồng ương cá giống và 4 lồng nuôi cá thương phẩm tại vùng biển thuộc xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc.
Ông Thái Tổ Trấn - Giám đốc Công ty Trấn Phú cho biết, toàn bộ lồng nuôi được nhập khẩu từ Na Uy; trong đó, mỗi lồng tròn có thể nuôi được từ 25 - 30 tấn cá thương phẩm. Ưu điểm của loại lồng này là chịu được thời tiết khắc nghiệt trên biển, khung lồng bằng ống nhựa có tuổi thọ trên 35 năm, độ an toàn nuôi trên 20 năm.
Lồng nuôi chịu được sóng, gió cấp 10 và có thể xả van nhận chìm để đảm bảo an toàn khi có bão lớn. Chi phí đầu tư toàn bộ khung, lưới và dây neo... khoảng 700 triệu đồng/lồng nuôi cá thương phẩm. Hiện đơn vị này đang đầu tư nuôi 2 loại cá là chim trắng vây vàng và hồng Mỹ, với thời gian ương vèo từ 60 - 75 ngày, sau đó chuyển lồng nuôi tiếp 6 - 7 tháng là thu hoạch.
Đánh giá về nghề nuôi biển, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, sau 10 năm thực hiện chiến lược, ngành thủy sản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, luôn thuộc nhóm các nước đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Trên cơ sở khảo sát, rà soát lại, Thứ trưởng Tiến cho biết Bộ đang triển khai xây dựng chiến lược nuôi biển, trong đó sẽ chú trọng mấy yếu tố quan trọng. Thứ nhất, con giống phải sản xuất được theo quy trình công nghệ mà mình làm chủ được. Thứ hai, đối tượng nuôi phải phù hợp từng khu vực, từng vùng biển nuôi và gắn với thị trường. Hệ thống thiết bị công nghệ nuôi, cụ thể là lồng với hệ thống công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ phải đảm bảo...
Những công trình ý nghĩa chào mừng Đại hội Thời gian qua, khắp nơi trong tỉnh An Giang lan tỏa không khí sôi nổi thi đua tập thành tích chào mừng Đại hội Đảng. Nhiều công trình, phần việc ý nghĩa hoàn thành trước thềm Đại hội mang đến những lợi ích cho người dân, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Lễ trao nhà Đại...