Việt- Trung mở rộng khu vực xác định thỏa thuận thăm dò chung
Nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ngày 19/6/2013, Petrovietnam và tổng công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc CNOOC đã ký kết mở rộng khu vực xác định thỏa thuận thăm dò chung trong Vịnh Bắc Bộ. a
Theo Quy định tại Điều 7 của Hiệp định Việt Nam – Trung Quốc về Phân định Lãnh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (ký ngày 25/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 20/6/2004), nếu có các mỏ dầu khí vắt ngang qua Đường Phân định, hai nước sẽ cùng nhau hợp tác khai thác chung. Từ năm 2005, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký kết và thực hiện Thỏa thuận Khung về hợp tác dầu khí trong Khu vực Thỏa thuận Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ. Trên cơ sở kết quả thực hiện Thỏa thuận Khung, Thỏa thuận Thăm dò Chung Việt Nam – Trung Quốc trong Khu vực Xác định Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Petrovietnam và CNOOC ngày 6/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 2/1/2007, sau khi được Chính phủ hai nước phê chuẩn.
Trong thời gian qua, hai Bên đã cùng nhau tiến hành các hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí trong Khu vực Xác định của Thỏa thuận, gồm: Khảo sát địa chấn 3D; Khoan 1 giếng tìm kiếm thăm dò dầu khí; và Nghiên cứu, minh giải tài liệu, đánh giá tiềm năng dầu khí. Thỏa thuận Thăm dò chung này đã được các cấp có thẩm quyền của hai nước cho phép sửa đổi 3 lần về thời hạn để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Trong hơn 6 năm qua, tuy chưa có phát hiện dầu khí thương mại nhưng hai Bên đã thu thập được những thông tin quan trọng về tiềm năng dầu khí tại khu vực làm cơ sở cho việc mở rộng khu vực xác định của Thỏa thuận thăm dò chung, đồng thời đã tạo dựng được mối quan hệ hợp tác tốt giữa hai Bên.
Với mục đích gia tăng cơ hội phát hiện các đối tượng có tiềm năng dầu khí nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực dầu khí, sau khi được các cấp có thẩm quyền của hai nước phê chuẩn, nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ngày 19/6/2013, Petrovietnam và CNOOC đã ký kết Thỏa thuận sửa đổi lần 4 Thỏa thuận Thăm dò Chung Việt Nam – Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ với nội dung: (i) mở rộng Khu vực Xác định từ 1541km2 lên thành 4076km2, bao gồm 02 phần tương đương nhau từ mỗi bên (xem sơ đồ); và (ii) tiếp tục gia hạn hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung đến hết năm 2016.
Thỏa thuận Thăm dò Chung Việt Nam – Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ do hai Bên cùng điều hành, với chi phí hoạt động được chia đều cho mỗi bên. Trong trường hợp có phát hiện dầu khí thương mai tại Khu vực Xác định, hai Bên sẽ cùng nhau xem xét, thảo luận để chuyển sang giai đoạn hợp tác khai thác chung phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế và luật pháp của mỗi nước với phương châm tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của mỗi nước trong khu vực Vĩnh Bắc Bộ và đảm bảo lợi ích của hai Bên.
Theo Dantri
Đại sứ Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo Việt Nam
Nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp thăm cấp nhà nước Trung Quốc, đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu nói về triển vọng quan hệ hai nước và việc xử lý vấn đề còn tồn tại.
Video đang HOT
Ông Khổng Huyễn Hựu, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Vietnam
- Chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp nhà nước CHND Trung Hoa vào ngày 19 đến 21/6, đại sứ có đánh giá như thế nào về chuyến thăm sắp tới này?
- Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng là cuộc tiếp xúc đầu tiên của nguyên thủ hai nước sau khi Quốc hội Trung Quốc bầu ra ban lãnh đạo khóa mới.
Trung Quốc đánh giá cao chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức chung trong quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung - Việt. Hiện nay, quan hệ Trung - Việt đã đạt được những bước phát triển to lớn, bên cạnh những cơ hội quan trọng còn có những vấn đề cần phải giải quyết. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng, hai bên sẽ xuất phát từ toàn cục mối quan hệ Trung - Việt và đại cục sự nghiệp phát triển của mỗi nước.
Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, đồng thời đạt được thỏa thuận trong các vấn đề tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, hợp tác hiệu quả và giải quyết thỏa đáng những bất đồng còn tồn tại giữa hai bên, thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển lên tầm cao mới. Hy vọng rằng với sự nỗ lực chung của hai bên, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thành công tốt đẹp.
- Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Việt - Trung hiện nay?
- Trong năm nay, dưới sự nỗ lực chung của hai nước, quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung - Việt tiếp tục có những bước phát triển mới.
Thứ nhất, lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp xúc thường xuyên hơn. Thứ hai, đưa việc giao lưu đã được cơ chế hóa đi vào chiều sâu. Thứ ba, hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng mở rộng. Thứ tư, giao lưu nhân dân sôi nổi.
Thứ năm, hai bên cùng nỗ lực duy trì ổn định trên biển, thúc đẩy đàm phán phân định và cùng nhau khai thác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ, và hợp tác về lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, đồng thời lần lượt thiết lập các cơ chế công tác phù hợp tại hai nước, nhất trí các dự án ưu tiên hợp tác như phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc...
- Theo ông tiềm năng và triển vọng phát triển mối quan hệ hai nước Việt - Trung như thế nào?
- Việt Nam và Trung Quốc là các nước láng giềng quan trọng của nhau. Hiện nay, cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều đang phải đứng trước nhiệm vụ quan trọng là cải cách và phát triển, củng cố hơn nữa mối tình hữu nghị giữa hai nước, tăng cường hợp tác cùng có lợi, phù hợp với lợi ích chung của hai nước và nhân dân hai nước, phù hợp với yêu cầu của thời đại về sự nghiệp bảo vệ và phát triển xã hội chủ nghĩa, và cũng là sự lựa chọn chiến lược chung của hai nước.
Cho dù tình hình quốc tế có biến động ra sao, Trung Quốc đều sẽ kiên trì con đường phát triển hòa bình, kiên trì phương châm ngoại giao "Thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng", phát triển quan hệ Trung - Việt theo phương châm 16 chữ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", có tầm nhìn chiến lược và dài hạn về mối quan hệ hợp tác đối tác toàn diện Trung -Việt.
Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, giải quyết thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại, tiếp tục thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung-Việt lên một tầm cao mới, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Tôi tin rằng, với sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng vững chắc, quan hệ kinh tế thương mại sẽ ngày càng chặt chẽ, lĩnh vực hợp tác sẽ ngày càng rộng mở, quan hệ láng giềng hữu nghị sẽ ngày càng đi vào chiều sâu. Tương lai mối quan hệ Trung - Việt sẽ ngày càng tốt đẹp.
- Xin ngài đại sứ cho biết lãnh đạo mới của Trung Quốc có những biện pháp nào để tăng cường quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt - Trung?
- Lãnh đạo Trung Quốc khóa mới rất coi trọng quan hệ giữa hai Đảng và hai nhà nước Trung Quốc và Việt Nam. Tôi cho rằng hai nước có thể thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, tăng cường giao lưu. Thứ hai, mở rộng hợp tác. Thứ ba, làm sâu sắc giao lưu văn hóa nhân dân. Thứ tư, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển. Thứ năm, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương.
- Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới hiện nay, xin hỏi đại sứ hai nước nên làm như thế nào để xử lý thỏa đáng vấn đề tồn tại?
- Vấn đề trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại, chưa được giải quyết giữa hai nước, gây cản trở nhất định cho việc phát triển quan hệ và cũng là thực trạng mà hai bên đều không mong muốn. Vấn đề trên biển vô cùng phức tạp và nhạy cảm nên để giải quyết một cách triệt để cần phải có thời gian.
Để giải quyết một cách thỏa đáng và từng bước vấn đề trên biển, lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung quan trọng, hai bên đã ký "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển", trong đó trọng tâm là cần phải xuất phát từ đại cục hữu nghị giữa hai nước, thông qua đàm phán hiệp thương để giải quyết, không để khác biệt giữa hai bên ảnh hưởng đến sự phát triển thuận lợi của quan hệ hai nước, tạo môi trường phát triển tốt đẹp cho mỗi bên.
Theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai bên, hai bên đã thành lập cơ chế đàm phán biên giới cấp chính phủ và chuyên gia, đồng thời không ngừng bàn bạc và hiện đã đạt được bước tiến triển tích cực.
Điều tôi muốn nhấn mạnh là Trung Quốc và Việt Nam là hai nước XHCN láng giềng, đang cùng ở trong giai đoạn then chốt của tiến trình cải cách và phát triển, việc củng cố mối quan hệ Trung-Việt, tăng cường hợp tác cùng có lợi phù hợp với lợi ích cơ bản của cả hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho việc bảo vệ và phát triển sự nghiệp XHCN, đồng thời cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực. Đó chính là đại cục của quan hệ hai nước.
Chỉ cần hai bên cùng xuất phát từ đại cục này, thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt nhận thức chung có liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước và thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, kiểm soát hữu hiệu khác biệt, tích cực tìm kiếm hợp tác và thiết thực duy trì ổn định... nhất định sẽ xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển.
- Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương chú trọng phát triển quan hệ với ASEAN và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Xin đại sứ giới thiệu cụ thể hơn về chính sách này?
- Báo cáo của Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ "Chúng ta sẽ kiên trì thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng, củng cố và làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi với láng giềng, nỗ lực biến sự phát triển của mình thành điều có lợi cho các quốc gia xung quanh". Đây không những là cam kết chính trị mà Trung Quốc đưa ra với các nước xung quanh, trong đó bao gồm cả ASEAN, mà còn là tín hiệu tích cực đối với việc tiếp tục củng cố và phát triển hợp tác hữu nghị với các nước xung quanh.
Chính phủ khóa mới của Trung Quốc rất chú trọng quan hệ với các nước xung quanh, coi ASEAN là vị trí ưu tiên và hàng đầu trong chính sách đối ngoại xung quanh của mình. Trung Quốc kiên trì ủng hộ sự phát triển lớn mạnh của các nước ASEAN, trong đó bao gồm cả Việt Nam; kiên trì ủng hộ tiến trình cộng đồng và nhất thể hóa mà ASEAN đang thúc đẩy; kiên trì ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực. Trung Quốc mong muốn củng cố và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, nỗ lực thúc đẩy các hạng mục trọng điểm trong kết nối, hợp tác trên biển và quan hệ đối tác kinh tế toàn diện tại khu vực để cùng thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực.
Theo VNE
Ba tàu hải giám Trung Quốc dồn dập xâm nhập Điếu Ngư/Senkaku Sáng 14/6, ba tàu Hải giám của Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ tháng 9/2012 sau khi Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tàu của Trung Quốc thường xuyên xuất hiện tại vùng biển xung quanh quần đảo này và thỉnh thoảng lại tiến vào lãnh hải quần đảo. Lần xâm...