Viết tặng bản thân ở năm 70 tuổi…
Đã 70 rồi mà vẫn sống dưới ánh nhìn của người khác, đời người như vậy có bi thương hay không? Tôi chính là tôi, bạn nghĩ tôi ra sao, nhìn tôi thế nào, tôi vẫn cứ là tôi! Vì vậy, không cần thiết là không cần thiết, đừng ‘tham’.
1. Không tham
Con người, lúc già rồi, vì sao phải “không tham”? Bởi lẽ thể lực, tinh lực, trí nhớ… đều đã không bằng lúc trước, lúc này nếu vẫn còn như lúc trẻ, cái gì cũng muốn, vậy thì cuộc sống của bạn nhất định sẽ rất khổ sở.
Đến tuổi này rồi phải buông bỏ “tham niệm”, bỏ như nào?
Phàm là “sinh hoạt cơ bản” không cần thiết, không dùng tới, hãy bỏ đi. Thế nào là những “sinh hoạt cơ bản”? Là bạn có thể ăn được bao nhiêu, uống bao nhiêu, mặc bao nhiêu, ở bao nhiêu, chơi ngần nào. Chẳng hạn như tiền bạc, nếu đã tích góp đủ tiền dưỡng lão, vậy thì có nhiều nữa thì cũng để làm chi? Để tiết kiệm cho con cháu ư? Bạn đã 70 rồi, còn cái của bạn đã bao nhiêu rồi? Con cái lớn bằng ngần đó tuổi rồi, nếu vẫn còn cần bạn chăm từng li từng tí một về kinh tế, nếu không phải có vấn đề về đầu óc hay cơ thể, vậy thì kiểu con cái như vậy, không có cũng được.
Ngoài không có sự tham lam về vật chất, cũng không nên suốt ngày so sánh mình với người khác. Chẳng hạn như hàng hiệu, điện thoại, đừng vì thấy người khác có nên mình cũng phải có một cái cho bằng bạn bằng bè mà không tự hỏi xem mình có cần tới không. Bất luận là thứ gì, không cần thiết thì đừng cần, đừng quan trọng hóa việc người khác nhìn mình ra sao.
Đã 70 rồi mà vẫn sống dưới ánh nhìn của người khác, đời người như vậy có bi thương hay không? Tôi chính là tôi, bạn nghĩ tôi ra sao, nhìn tôi thế nào, tôi vẫn cứ là tôi! Vì vậy, không cần thiết là không cần thiết, đừng “tham”.
2. Không càm ràm
Bất kể là chuyện gì cũng đừng càm ràm, lải nhải mãi không dứt. Nếu thực sự không đứng nhìn nổi, ôn hòa nhắc nhở một tiếng, nhiều nhất là hai tiếng, thế là đủ rồi! Càng nói nhiều sẽ chỉ càng trở thành “ lắm mồm” trong mắt người khác.
Nhớ lại khi bạn còn trẻ, ba mẹ vì yêu thương nên mới không ngừng “ríu rít” bên tai, cảm giác của bạn khi đó là gì? Con người, đáng sợ nhất không phải là không ghi nhớ lời giáo huấn mà là sau này trở thành người mà mình không thích! Khi còn trẻ, nếu bạn không thích nghe người lớn càm ràm, vậy thì khi đã là trưởng bối, hi vọng bạn đừng càm ràm với hậu bối của mình.
3. Không sống trong quá khứ
Tất nhiên, thích sống trong quá khứ là bản tính của con người, đừng nói người già, ngay cả bản thân tôi cũng thích nói chuyện “ngày xưa…”, vừa nhắc tới chủ đề này, tinh thần đột nhiên phấn chấn hơn rất nhiều.
Cho tới một ngày, một người bạn mất kiên nhẫn, chau mày nói với tôi: đều đã là quá khứ rồi, kể ra có tác dụng gì? Trong một khoảnh khắc, tôi ngẩn người ra. Kể từ đó về sau, tôi chú trọng hơn tới nội dung câu chuyện mà người khác nói, không suốt ngày kể lể về “ngày xưa…”, đó cũng là lúc tôi phát hiện ra “sống trong quá khứ” là một cái tật của rất nhiều người, đặc biệt là người già.
Video đang HOT
Hi vọng chúng ta khi già đi sẽ không mắc phải cái tật này! Hồi ức, chỉ cần chia sẻ với “những người có cùng hồi ức” với bạn, đừng suốt ngày đem chuyện quá khứ ra nói với người trẻ, chỉ cần thỉnh thoảng kể gợi lại kí ức, giáo dục cho con cháu là đủ.
4. Không cố chấp, bảo thủ
Khăng khăng ý kiến mình, đứng từ góc độ của người khác là cố chấp, bảo thủ. Càng già càng bảo thủ, câu nói này cũng không hẳn không có lý, nhưng vì sao? Có lẽ là bởi người già tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, không quá có thể tiếp nhận những điều mới mẻ, càng sống lâu càng đặt cho bản thân một cái khung cố định, cái này được, cái kia không được…
Đến độ tuổi này rồi, càng nên mở lòng, nghĩ thoáng ra hơn một chút, lắng nghe ý kiến của người khác nhiều hơn, xã hội thay đổi mỗi ngày, cũng nên để bản thân theo kịp với thời đại, đó mới là thái độ sống đúng đắn.
5. Không oán trời hận người
Nếu lúc trước thế này, lúc nọ thế kia, nếu tôi thế này thế nọ… trên đời này, thứ vô dụng nhất chính là ca thán. Cuộc đời của mình, tự mình lựa chọn, tự mình sống, vậy thì phải tự mình chịu trách nhiệm về những quyết định mà mình đã đưa ra!
6. Không hối hận
Bất kể đã từng phạm phải sai lầm gì trong quá khứ thì quá khứ cũng đã trôi qua, hối hận thì có ích gì? Đời người đủ khổ, đủ mệt rồi, đừng tự rước thêm phiền não cho mình nữa. Thứ mà bản thân cần đối diện là hiện tại!
Đặc biệt là đối với độ tuổi 70, đời người còn được bao nhiêu cái “hiện tại” nữa, nắm bắt hiện tại, lên kế hoạch cho tương lai ngắn ngủi còn lại, khiến cuộc sống ngắn hạn còn lại của mình trở nên mỹ mãn hơn, đây mới là chuyện mà bạn nên làm.
7. Muốn làm, tới luôn!
Muốn làm gì, nhân lúc hiện tại vẫn còn thời gian, còn sức lực, còn tiền bạc hãy mau chóng đi thực hiện. Đừng quá quan trọng ánh nhìn của người khác. Nên dùng cái gì, nên mặc gì, nên tiêu tiền cho cái gì, nên đi chơi ở đâu… chỉ cần bản thân vẫn còn đủ khả năng, đừng tiết kiệm. Đừng đợi tới khi nằm im một chỗ trên giường rồi mới hối tiếc, tiếc nuối mấy chục triệu vẫn để trong két, tiếc nuối bộ quần áo đắt tiền vẫn chưa dám diện một lần nào…
8. 5 cái “dừng”
Dừng tức giận, dừng ca thán, dừng lãng phí thời gian, dừng cô đơn, dừng tiết kiệm. Lao động cả đời, vất vả cả đời rồi, giờ là lúc để sống cho chính mình, hãy tìm cho mình vài “ông bạn, bà bạn già” cùng nhau hưởng thụ hết sự sống động, rực rỡ mà mình đã bỏ lỡ vì cơm áo gạo tiền khi còn trẻ.
Luôn nhớ, mỉm cười mà sống, chúng ta chỉ già đi khi ngừng vui vẻ…
Sáng sớm, mỉm cười, cả ngày tràn đầy năng lượng;
Buổi tối, mỉm cười, ngủ một giấc ngon;
Khó khăn, mỉm cười, mây mù sẽ qua;
Phiền não, mỉm cười, ưu phiền bay đi;
Bận rộn, mỉm cười, mệt mỏi biến mất;
Già đến, mỉm cười, trẻ mãi lâu già;
Ngày ngày mỉm cười, sống lâu trăm tuổi.
Alexx
Chồng luôn tìm cớ ra khỏi nhà khi cách ly xã hội
Trong lúc mọi người ở nhà để thực hiện cách ly xã hội thì chồng tôi luôn tìm cớ để đi ra ngoài đường. Chuyện này khiến chúng tôi bất hoà...
Sau nhiều lần góp ý không được, tôi quyết định "cô lập" chồng tại nhà. Ba mẹ con không ăn chung hay nói chuyện với anh, mặc cho anh tìm mọi cách để tiếp cận, làm hoà. Chuyện này xuất phát từ việc chồng luôn tìm cớ ra đường trong khi cả nước thực hiện cách ly xã hội.
Trước nay, chồng tôi vốn có tính hay đi. Anh hiếm khi ở nhà trọn vẹn một ngày, kể cả ngày nghỉ. Một phần do công việc bận rộn, phần nữa do tính anh ham vui, thích giao lưu sau giờ làm, thời gian dành cho vợ con rất ít.
Chồng tôi đều đặn chạy bộ buổi sáng trong lúc cách ly xã hội, không quan tâm khuyến cáo của cơ quan chức năng khiến tôi rất bực bội. Ảnh minh hoạ
Tôi tìm đủ mọi cách từ thủ thỉ tâm sự đến giận hờn to tiếng, nhưng không thể níu chân anh. Lần này cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch COVID-19, tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp để chồng dành thời gian cho gia đình.
Tôi vui hơn khi biết công ty anh cho nhân viên làm việc online tại nhà. Dù có nhiều nỗi lo toan trong mùa dịch, nhưng nghĩ đến cảnh cả nhà sum vầy bên mâm cơm mà không phải đợi chờ, các con được chơi với bố, tôi thấy an lòng.
Nhưng trái ngược với tưởng tượng của tôi, chồng chỉ ở yên trong nhà đúng một tuần với thái độ bực dọc. Anh gây sự đủ thứ, đôi khi chỉ vì con gây tiếng động khi anh họp giao ban qua mạng mà anh quát nạt lớn tiếng.
Đến giờ chồng ngồi vào bàn làm việc là cả ba mẹ con bật chế độ "đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên" nếu không muốn hứng cơn thịnh nộ. Tôi biết anh đang tìm cách xả bực bội, chứ không phải do công việc căng thẳng. Ở nhà lâu ngày khiến anh "cuồng chân", khó chịu trong người.
Đến buổi chiều ngày thứ tám, thấy chồng chuẩn bị áo quần để đi ra ngoài, tôi hốt hoảng hỏi: "Anh đi đâu giờ này". Anh điềm nhiên trả lời: "Sếp gọi lên công ty có việc gấp". Lý do như thế thì tôi chẳng nói gì được ngoài lời càm ràm: "Công ty gì lạ, đang thực hiện cách ly xã hội lại bắt đi làm".
Tối hôm đó, anh về muộn, người có hơi men, tôi đoán chắc anh mới đến nhà bạn nhậu chứ không phải lên công ty. Biết là thế nhưng nói ra là anh cãi ngay còn bảo tôi không tin chồng.
Đến sáng hôm sau, anh xỏ giày chạy thể dục, tôi lại nhắc: "Anh không nghe khuyến cáo sao, tập ở nhà cũng được". Anh cáu kỉnh bảo: "Ở nhà thì tập tành kiểu gì, chạy ra ngoài cho thoáng, chỉ cần đeo khẩu trang thôi".
Nhắc nhở chồng ở nhà không được, tôi đành dùng biện pháp im lặng để "cô lập" anh. Ảnh minh hoạ
Các ngày tiếp theo, anh vẫn ung dung chạy thể dục như thế, mặc tôi liên tục phản đối. Cho đến khi anh bị lực lượng chức năng nhắc nhở, buộc phải về nhà, anh mới bỏ việc đi tập thể dục. Tôi nghĩ như vậy chồng sẽ chịu ở yên trong nhà.
Cách đây hai ngày, chồng không ăn sáng mà dắt xe đi từ sớm, tôi hỏi thì anh nhăn nhó: "Em cứ quan trọng hoá vấn đề, ngoài đường người ta đi ầm ầm có sao đâu. Bực cả mình". Rồi anh phóng xe đi thẳng.
Tôi chán chường quá. Cái tính chủ quan như thấm vào máu anh, bất chấp mọi hoàn cảnh, kể cả lúc bệnh dịch thế này.
Từ ngày cả nhà làm "mặt lạnh", chồng tôi có thay đổi, anh bớt càu nhàu và không tìm lý do ra ngoài nữa. Có lẽ, có những việc nói mãi nhắc mãi không được thì phải dùng biện pháp cứng rắn. Không biết chồng chịu ở yên trong nhà đến khi nào, nhưng ít nhất tôi đang tạm yên tâm...
Thu Quỳnh
7 điều người ta thường day dứt hối tiếc nhất khi về già Mấy chục năm đời người như gió thoảng mây bay. Rồi khi về già, người ta thường phải day dứt hối tiếc vì những điều này. Có 7 điều người ta thường tự day dứt, hối tiếc nhất khi về già. Nếu bạn có thể biết sớm, hãy sống một đời trọn vẹn để ngày sau không phải thấy lỡ làng điều gì....