Việt phủ Thành Chương, chuyện có nên… ầm ĩ?
Hai luồng quan điểm chính của dư luận với số phận của Việt phủ vẫn rất đối nghịch, sau khi có thêm những thông tin qua bài trả lời phỏng vấn của họa sĩ Thành Chương. Song nhìn chung, không ai muốn (hoặc nỡ để) một công trình có tiếng như thế bị phá bỏ.
Việt phủ Thành Chương (ảnh: báo Đất Việt)
Vẫn chuyện “thường ngày ở huyện”
Rất nhiều người vẫn xoáy vào điểm cốt lõi của vấn đề chuyện… có lẽ “chẳng có gì mà ầm ĩ” liên quan tới khu nhà của ca sĩ Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương, bởi thông tin và hình ảnh về các công trình đó đâu phải vừa xuất hiện ngày một ngày hai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chuyện ai cũng biết, lẽ nào các vị giới chức hữu quan… bây giờ mới biết “sai phạm”??? Đúng là vẫn cách làm việc “kiểu VN” khi những việc như vậy đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”.
” Vấn đề 1: Không hiểu sao xây dựng bao nhiêu năm rồi giờ mới phát hiện sai phạm và đưa ra mổ xẻ?
Vấn đề 2: Những ai đã từng đến Việt Phủ mới thấy được họa sĩ Thành Chương đã phải bỏ ra số tài sản để hoàn thành Việt Phủ lớn thế nào, cũng như phải tốn kém để duy trì nó ra sao. Việc thu vé để duy trì, bảo vệ, phát triển Việt phủ cũng là hết sức bình thường, tôi thấy đâu có gì là khó hiểu.
Vấn đề 3: Sự việc này nói lên thực trạng quản lý, không thể trách riêng người dân được. Đây cũng là bài học cho chính mỗi cá nhân chúng ta nên nâng cao nhận thức, tìm hiểu nhiều hơn về luật trong cuộc sống để tránh gặp phiền phức” – Hà Hải Vân: hathihivan84@gmail.com
“Tôi đã đến Việt phủ, quả thật khâm phục gia chủ. Xin mọi người đừng băn khoăn gì về việc bán vé tham quan vào phủ của Thành Chương. Việt phủ không làm vậy lấy tiền đâu ra để bảo tồn chăm sóc một khu rộng lớn đến thế, lấy tiền đâu ra để tiếp tục phát triển…? Đó là còn chưa kể đến khoản tiền khổng lồ và công sức của ông đã bỏ ra, nói một cách tầm thường thì đó là đổi chẵn lấy lẻ mà thôi. Nhưng ông đã làm vì mục đích cao hơn thế, mà đôi khi nhiều người cố tình không hiểu. Theo tôi, cơ quan chức năng nên cân nhắc rất kỹ vụ việc này, không nên xử lý một cách cứng nhắc và hãy nhìn ra một cái tầm lớn hơn vì bảo tồn văn hóa Việt, vì con em chúng ta” – Bich:bichhome@yahoo.com
“Thực ra nếu xét về khía cạnh như một quần thể thu nhỏ của VN thì nên giữ lại công trình này. Còn xét về khía cạnh luật thì sai từ trên xuống dưới. Nếu truy theo luật thì các cơ quan hữu quan của cả TP HN và Sóc Sơn đều phải chịu trách nhiệm. Cứ để các công trình xây tầm cỡ xong rồi bắt đập phá là không nên, nhất là công trình Việt phủ không ảnh hưởng nguy hại cho con người về lâu dài…” – Phạm Văn Tường: phamtuong1585@gmail.com
“Cái gì được tạo lên bằng tâm huyết và sự đam mê đều đáng được trân trọng và tôn vinh. Với Việt phủ, theo tôi, hãy để cho họa sĩ Thành Chương được phát triển và giữ gìn, vì chỉ ông và gia đình mới đủ “tâm” và “huyết” để bảo toàn nó… Tôi đã đến Việt phủ và nghĩ: Vẫn còn chật hẹp quá, giá như rộng hơn có lẽ không gian Việt sẽ được phản ánh đầy đủ và trọn vẹn hơn…” – Thuy Nguyen: Thuynguyenthanh388@yahoo.com
Chuyện lớn, chuyện nhỏ
Tranh cãi của dư luận vẫn khá gay gắt khi xoay quanh việc nên coi đây là chuyện lớn hay nhỏ để có cách xử lý phù hợp? Làm sao để tránh cho một công trình đang rất có tiếng như vậy lại rơi vào tình cảnh “cha chung không ai khóc”…
“Một diện tích rừng nhỏ vậy có bị sử dụng sai mục đích, tôi nghĩ có lẽ cũng không phải vấn đề lớn. Câu chuyện ở đây là sự tuân thủ luật pháp. Thành Chương cũng như tất cả mọi người khác đều phải tuân thủ. Không lý luận kiểu như thế được… Bảo tồn văn hóa Việt không phải là lý do để bẻ gãy luật pháp!” – Thanh Son: Globalwalker@yahoo.com
Video đang HOT
“Không thể hiến tặng Việt phủ. Thành Chương có được nó là do có tâm huyết thiết kế, bỏ tâm sức tiền của tạo nên. Gìn giữ nó cũng phải là người như ông – chủ nhân tác phẩm đó. Nếu nói sai quy định thì còn nhiều cái khác sai lớn lắm, những cái sai đó còn không mang lại lợi ích gì mà chỉ gây thiệt hại cho dân thôi, sao không thấy kiên quyết xóa bỏ? Có tiền xây dựng cũng phải thu một phần phí để bù chứ, nhà nước làm đường còn phải thu thuế để duy tu bảo dưỡng, nữa đây lại là tiền cá nhân..” – Mr. Su:lesu76@gmail.com
“Tôi nghĩ, không một ai có thể bảo vệ và gìn giữ Việt phủ tốt hơn người đã thai nghén và sinh ra đứa con của mình. Còn ai quản lý thì tôi nghĩ cũng phải thu phí để duy tu, bảo dưỡng. Tôi cam đoan tổ chức khác mà quản lý thì thu phí chắc sẽ còn cao hơn (vé danh thắng tại các khu du lịch đó!)” – Le Quan:lequan24h@yahoo.com
“… Nhà nước hãy “tặng” cho họa sĩ Thành Chương một tấm bằng danh dự – đó là “giám đốc” vĩnh viễn khu Việt phủ. Vị “giám đốc” này toàn quyền “khai thác du lịch” để tôn tạo và phát triển khu du lịch sinh thái bền vững này. Chúng tôi nghĩ, chưa bao giờ họa sĩ Thành Chương có ý nghĩ “xin “làm thủ tục cấp sổ đỏ để bán khu Việt phủ đâu. Họa sĩ Thành Chương và các &’đồng đội’ hãy cố gắng lên, nhiều người hâm mộ tấm lòng của họa sĩ từ lâu rồi” - Đặng Văn Hải: danghai3646@yahoo.com.vn
“Hiện nay không ít di sản văn hóa nước nhà đang xuống cấp. Bảo tồn gìn giữ đã khó, xây dựng bồi đắp càng khó hơn. Di sản văn hóa dân tộc không phải do luật pháp tạo nên, cũng không phải công trình nào được ghi nhận là công trình văn hóa cũng do chính quyền xây dựng. Mà phải có sự chung tay góp sức của cả dân tộc, trong đó có trách nhiệm của mỗi công dân… Chúc mừng anh Thành Chương, cảm ơn anh rất nhiều, anh hãy vững lòng tin thực thi những gì trái tim anh đang rực cháy…!!!” – Bay: baydungvn@yahoo.com
“Nhà nước nên tạo điều kiện cho Việt phủ Thành Chương tồn tại bằng cách cho thuê đất nếu chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cần để công trình này tồn tại… Đừng vì những lý do nào cả, mà hãy vì công trình cần được tồn tại với thời gian để cho nhiều người còn được biết đến…” – La Viết Quyền: laquyenth@yahoo.com
Còn vẫn muốn phá bỏ hay chuyển giao lại… ư? Chúng ta đã có nhiều bài học đắng cay rồi đó!
Theo Dantri
Sở sẽ đập nát Việt Phủ Thành Chương để trồng cây rừng?
"Giả sử như Việt Phủ Thành Chương xây dựng trái phép thật thì mục đích cuối cùng của Sở Tài nguyên Môi trường là để làm gì? Sau khi thu lại Sở sẽ đập nát đi sau đó trồng lên một số cây lên để giữ đất rừng?" - Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đặt ra câu hỏi.
Trước thông tin Việt Phủ Thành Chương và gia đình ca sỹ Mỹ Linh (Sóc Sơn) đã xây dựng trái phép trên đất rừng, khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nghi ngại, PV Báo Đất Việt đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - một trong những người từng chứng kiến việc xây dựng Phủ Thành Chương từ những viên gạch đầu tiên.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - một trong những người từng chứng kiến việc xây dựng Phủ Thành Chương từ những viên gạch đầu tiên
PV: Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, công trình Phủ Thành Chương thuộc địa bàn xã Hiền Ninh (Sóc Sơn) xây dựng trái phép trên đất rừng. Là một người đã từng biết đến Phủ Thành Chương từ khi mới được xây dựng, ông có đánh giá thế nào về sự việc này?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Trước tiên, người ta cứ lấy lý do là bảo vệ đất rừng, một lý do nghe rất hợp lý nhưng theo tôi trong trường hợp này thì đầy khiên cưỡng. Bởi vì vùng đồi nơi xây dựng Phủ Thành Chương là một vùng hoang vu, trơ trọi.
Tôi biết Việt Phủ Thành Chương từ khi mới bắt đầu xây dựng những viên gạch đầu tiên. Tất nhiên, việc xây dựng lớn như vậy là đã có sự xin phép chính quyền địa phương.
Nếu đó là đất rừng, là chính sách, là chiến lược Nhà nước, là bất khả xâm phạm liên quan đến những vấn đề quốc phòng, an ninh thì không bao giờ Phủ Thành Chương có thể được xây dựng một cách thanh thiên bạch nhật mà không ai có ý kiến gì hoặc cơ quan chức năng không có biện pháp xử phạt. Cho nên theo tôi, vấn đề ở đây là do cách nhìn nhận không đến nơi đến chốn trong việc quản lý đất rừng.
Thứ hai, chúng ta cần phải xem lại toàn bộ khu vực đó. Đó có phải là một cánh rừng hay một khu rừng nguyên sinh quốc gia mà chúng ta bảo tồn đến từng thân cây, ngọn cỏ? Và Phủ Thành Chương hay những người khác đã đặt lên đó, phá vỡ toàn bộ hệ thống đó? Khi nói đến việc xây dựng Phủ Thành Chương chúng ta phải biết rằng: khu vực Thành Chương xây dựng phủ là khu vực đã giao cho dân sử dụng vì nó không thuộc phạm vi rừng phải bảo vệ.
Các khu vực rừng quốc gia chúng ta đã có chính sách, chúng ta đã bảo vệ, quy hoạch, khoanh vùng, có những chính sách đặc biệt đối với rừng quốc gia như ở mọi nơi trên toàn đất nước. Những vấn đề này đã có từ rất lâu rồi, chứ không phải bây giờ mới đặt ra cái đó. Nhưng việc quản lý rừng của chúng ta rất yếu kém, rất tệ hại và việc nhìn nhận những nơi cần bảo vệ thì chúng ta lại không bảo vệ.
PV: Việt Phủ Thành Chương được biết đến như một nơi bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc. Vậy dưới góc độ văn hóa, ông nhận định thế nào về vụ việc này?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Việt Phủ Thành Chương thực chất là cái gì? Nó không phải là một khu du lịch, mặc dù có một số người rêu rao rằng nó có kinh doanh du lịch nhưng thực chất không phải. Nó không phải được làm ra để phục vụ du lịch như một chuỗi nhà hàng, ăn uống, nghỉ ngơi, mát- xa, bể bơi... Nó là một quần thể văn hóa.
Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Thành phố đã từng đến đó tham quan và phải thừa nhận nó như là một di sản văn hóa mới. Phủ Thành Chương đã từng đón tiếp Vua và Hoàng hậu và các nguyên thủ quốc gia khi đến thăm Việt Nam. Rồi một số Bảo tàng, các Tổ chức văn hóa lớn trên thế giới đã có hồ sơ về Phủ Thành Chương.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực đã đến thăm quan Phủ Thành Chương. Vì khi Nhà nước chưa làm được bao nhiêu thì ở Thành Chương đã xây dựng được một khu văn hóa với rất nhiều những giá trị truyền thống, dân gian, những di sản như cổ vật... Và hiện nay nó thực sự đã trở thành một địa chỉ văn hóa.
Tôi nghĩ dù cho là một cá nhân như Thành Chương thì trong một chính sách văn hóa đúng, đáng lẽ Nhà nước phải cùng với Thành Chương, trợ giúp Thành Chương để bảo vệ, phát triển, quảng bá nó nữa chứ không phải muốn hủy hoại, phá nó đi.
Cùng với đó, ở khu vực này còn có Học viện Phật giáo, cùng với Việt Phủ Thành Chương có thể trở thành điểm kết nối với nhau, tạo thành khu vực văn hóa tâm linh của người Việt. Và theo tôi biết, trong dự định của Thành Chương sau này, có thể sẽ sử dụng một phần nào đó để phục vụ Phật giáo, làm thành quần thể tâm linh văn hóa Phật giáo - Việt Nam gắn kết nhuẫn nhuyễn, hài hòa với nhau trong đời sống người Việt. Tôi cho đó là một ý tưởng rất hay.
Xét ở một khía cạnh khác, giả dụ như khu đất này có nằm trong một chính sách về rừng thì khi trước Phủ Thành Chương được xây dựng, cơ quan chức năng phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Hoặc nếu như anh Thành Chương có một đề án kỹ lưỡng thì Nhà nước có thể chọn một vùng đất khác để giao cho Thành Chương làm.
Huống hồ khi anh Thành Chương làm đã được các cấp đồng ý và được mọi người nhìn nhận. Vậy thì dù bây giờ, nếu nó có nằm trong chính sách về đất rừng thì Việt Phủ Thành Chương cũng là một trường hợp ngoại lệ và chúng ta cần có một chính sách xử lý đặc biệt để bảo tồn nó huống hồ đó là khu vực mà Nhà nước đã chính thức cho người dân được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng.
Còn nói về mặt kinh doanh, đây là một khu chứa đựng rất nhiều di tích văn hóa, rất nhiều vật thể văn hóa mà người dân trong nước và nước ngoài đến thăm quan thì việc thu phí, một phần rất nhỏ thôi để đầu tư, chi trả tiền lương cho những người trông giữ, làm việc, tu bổ, rồi tiền điện, tiền nước... theo tôi như thế là hợp lý, chứ không phải đây là một khu nhà hàng, khu khách sạn, khu resort... nó khác hoàn toàn. Thế nên đặt vấn đề đây là một khu du lịch để kinh doanh theo tôi là không thiện chí.
Như vậy, lấy lý do thứ nhất là đất rừng, lý do thứ hai là kinh doanh du lịch đặt ở đây là không hợp lý và tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe được những thông tin này.
Lấy lý do đó là đất rừng và Phủ Thành Chương xây dựng vì mục đích kinh doanh để kết luận xây dựng trái phép và thu hồi là không hợp lý
PV: Theo những lý do mà ông phân tích trong vụ việc Phủ Thành Chương được cho là xây dựng trái phép trên khu đất rừng, vậy ông có đánh giá gì về động thái của Sở Tài Nguyên và Môi trường trong vấn đề này?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi muốn đặt ra một câu hỏi như thế này đối với các lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường: Giả sử như Việt Phủ Thành Chương xây dựng trái phép thật thì mục đích cuối cùng của Sở là để làm gì? Sau khi thu lại Sở sẽ đập nát đi? Sau đó trồng một số cây lên để giữ đất rừng?
Bản thân việc quản lý tài nguyên môi trường của chúng ta đã mắc lỗi rất nhiều. Càng ngày những khu rừng càng bị tàn phá không thương tiếc, sông hồ bị nhiễm độc nghiêm trọng.
Những cái đang hiện hữu, cần phải bảo vệ như thế mà không bảo vệ, lại quay sang một vụ việc như thế này thì tôi không hiểu được.
Tôi lấy ví dụ đơn giản như việc quản lý môi trường, xây dựng ngay tại nội thành Hà Nội thôi. Người dân vứt rác, thải rác đầy hồ. Người ta lấn hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, rồi lấp cả hồ để xây dựng thì các cơ quan quản lý tài nguyên môi trường ở đâu? Ngay như Công viên Thống Nhất người ta đã quyết định xây khách sạn năm sao trong đó.
Nếu không có dư luận lên tiếng thì họ đã phá tan một khu vườn quan trọng cho một đô thị. Nếu không phải là người không hiểu biết thì chỉ là lợi ích, nghĩa là họ đã nhận lợi ích rồi mới cho phép làm như thế.
Quay lại chuyện của Phủ Thành Chương, tôi đã từng chứng kiến khu đồi xây dựng Phủ Thành Chương trước đây chỉ là một quả đồi trơ trọi, lưa thưa vài bụi cây. Nghĩa là nó không phải là một rừng cây bị chặt phá đi để xây dựng. Cho đến bây giờ, nó đã hoàn toàn khác.
Tôi vẫn nói với nhiều người, nếu xem lại những bức ảnh lúc đầu thì giống như một giấc mơ. Đó thực sự là một cố gắng phi thường của Thành Chương. Vậy mà sau từng đấy năm lại xảy ra chuyện như thế này thì thật là hài hước.
Tôi cho là có vấn đề bất ổn đằng sau đó. Phải chăng có một số cá nhân không thích chuyện này? Phải chăng một vài cá nhân nghĩ đến quyền lợi từ chuyện này? Phải chăng có cách nhìn thiển cận trong chuyện này? Đấy là câu hỏi đặt ra không chỉ riêng cá nhân tôi mà còn là của những người đang quan tâm đến Việt Phủ Thành Chương xét một cách công bằng. Tôi cam đoan nếu việc này được đưa ra đàng hoàng, được thảo luận, nghị sự thì vấn đề sẽ khác. Những người quản lý môi trường phải nghe được điều đó.
Thiên nhiên và văn hóa đều quan trọng. Nhưng cần phải có sự xem xét kỹ lưỡng về vùng đất đó, vùng rừng, lịch sử nơi đó cho rõ ràng. Cộng với những giá trị của Phủ Thành Chương thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn.
PV: Không chỉ Việt Phủ Thành Chương mà còn có rất nhiều hộ gia đình khác cũng bị kết luận là xây dựng trái phép trên đất rừng, điển hình như gia đình ca sỹ Mỹ Linh ở xã Minh Phú. Phủ Thành Chương là một địa chỉ văn hóa và chúng ta cần phải bảo vệ. Nhưng đối với những hộ gia đình như ca sỹ Mỹ Linh thì chúng ta có nên ứng xử như thế nào thưa ông?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Theo tôi bản thân các gia đình họ cũng không nghĩ là họ vi phạm. Vì khi họ xây dựng cũng đã được sự cho phép của chính quyền địa phương. Việc xây dựng này không phải như xây một tổ kiến mà không ai biết. Nếu là việc xây dựng nhà nghỉ, khu vui chơi nhỏ thì chúng ta cần phải xem xét lại, phải có chính sách khác. Nếu nó thật trầm trọng thì phải tính đến việc chuyển dời các gia đình đi hoặc một biện pháp khác khả thi.
Tuy nhiên lỗi phần nhiều ở đây là do cơ quan quản lý, hoặc ở địa phương, hoặc ở cấp cao hơn trong sự việc này. Bởi không phải tự nhiên mà nhiều hộ gia đình lên đó xây dựng, đào bới mà không ai biết.
Luật pháp là phải hướng dẫn, giải thích cho người dân để họ hiểu rõ và thực hiện, chứ không phải đã tồn tại cả chục năm nay rồi bây giờ mới đem ra mổ xẻ.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Theo Dantri
"Gạt" quy định thu hồi đất vì dự án kinh doanh Gạt hẳn nội dung thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội - đây là phương án được "chốt" trong bản dự thảo Hiến pháp mới sau khi đã tiếp thu, chỉnh lý từ hơn 26 triệu ý kiến góp ý sửa Hiến pháp trong suốt 3 tháng qua. Quan điểm về vấn đề sở hữu đất...