Viết phần mềm hack game Blizzard “vì cộng đồng”, công ty này bị phạt 200 tỷ VNĐ
Blizzard đã tiến hành khởi kiện một công ty viết phần mềm hack dành cho World of WarCraft và Overwatch.
Cách đây không lâu, chúng tôi đã đưa tin về việc Blizzard chính thức khởi kiện Bossland về việc công ty này đã phát triển các phần mềm hack nhằm vào 2 tựa game online của mình là World of WarCraft và Overwatch.
Và theo thông tin gần đây nhất, tòa án Mỹ đã chính thức tuyên án Blizzard thắng kiện, và công ty Bossland sẽ phải bồi thường khoản tiền thiệt hại lên đến 8.563.600 USD. Không chỉ có vậy, do thua kiện nên Bossland sẽ còn phải chịu chi trả khoản tiền án phí là 174,872 USD. Theo đó, tổng số tiền mà Bossland sẽ phải chịu phạt lên đến khoảng 8,7 triệu USD (khoảng 200 tỷ VNĐ).
Trong phiên toàn xét xử, Blizzard đã chỉ ra tổng thiệt hại từ các phần mềm hack mà Bossland phát triển đã gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mình. Không chỉ có vậy, các phần mềm hack game còn khiến cho cộng đồng game thủ, vốn là các khách hàng của Blizzard vì cảm thấy tựa game mình đang chơi bị mất cân bằng dẫn đến bỏ chơi, gây thiệt hại đáng kể.
Hơn thế nữa, Bossland thậm chí cũng kiếm được những khoản lợi nhuận kếch sù từ việc bán các phần mềm hack World of WarCraft và Overwatch cho những người chơi “xấu tính”.
Quảng cáo phần mềm hack Overwatch do công ty Bossland phát triển và bán cho những game thủ “xấu tính”
Video đang HOT
Sau hơn một tháng kiện tụng, Blizzard đã trở thành người thắng cuộc trong phiên tòa. Tất nhiên, CEO của Bossland, ông Zwetan Letschew đã ngay lập tức lên tiếng phủ nhận tuyên bố của tòa án Mỹ đưa ra, đồng thời nói rằng sẽ tiếp tục gửi khiếu nại về phán quyết này. Dẫu vậy, cơ hội lật lại thế cờ của Bossland có vẻ không mấy sáng sủa.
Tất nhiên, đối với cộng đồng game thủ chân chính thì việc Blizzard thắng kiện đối với Bossland có thể xem là một tin mừng, khi nó không chỉ giúp cho những phần mềm hack bị loại bỏ khỏi Overwatch hay World of WarCraft, mà đây có thể được xem là một bước tiến mới trong công cuộc ngăn chặn hack trong làng game thế giới.
Song song với Blizzard, Riot Games hiện cũng đang tiến hành kiện công ty LeagueSharp do phát triển và bán các phần mềm hack Liên Minh Huyền Thoại để kiếm lời. Việc các công ty game lớn đang ngày càng mạnh tay trừng trị những đối tượng phát triển phần mềm hack sẽ giúp cho cộng đồng game thủ có một sân chơi trong sạch và công bằng hơn.
Theo GameK
6 nhà phát triển luôn luôn làm ra game đỉnh và hiếm khi làm fan thất vọng
Firaxis Games chủ yếu làm ra những game có cái tên nhà phát triển huyền thoại "Sid Meier" ở phần đầu, và điều này cũng giống như mác đảm bảo rằng game đó sẽ hay ví như series "Civilization" chẳng hạn. Nhưng kể cả khi họ tạm để Sid Meier ở nhà nghỉ ngơi, họ vẫn có thể làm ra "XCOM: Enemy Unkhown" và "XCOM 2". Và có lẽ ta cũng không cần phải nhiều lời nói về độ hấp dẫn, đặc sắc của hai tựa game chiến thuật trên làm gì nữa bởi chúng là cỡ đỉnh của đỉnh đấy.
Đối với giới game thủ mà nói, tình yêu lớn nhất trong đời họ chính là ... các nhà phát triển, bởi đây mới là những người có quyền lực nắm giữ sinh mạng, chi phối những nỗi vui buồn trong cuộc sống của ta. Trong vai trò nhà phát triển, những người này có khả năng "ban thưởng" và "trừng phạt" bộ fan hâm mộ mỗi khi cho ra đời một tựa game nào đó. Nhưng đối với các nhà phát triển sau, họ dường như "thánh thiện" đến mức chỉ tập trung làm ra các sản phẩm chất lượng, và hiếm khi làm người chơi thất vọng vì một lí do nhạt nhẽo nào đó.
BioWare
BioWare là một ví dụ tốt điển hình của cách các công ty game nên đối xử thế nào với những IP của họ - tạo ra thật nhiều bản sequel, nhưng cái quan trọng là cứ bản sau lại hay hơn bản trước. Kể một số game của BioWare có nhận lời chỉ trích và bị ghét bởi fan hâm mộ (trường hợp của "Dragon Age II"), chúng vẫn có chất lượng cao hơn hẳn so với mức trung bình đang khiến thị trường bão hòa và mang lại cho người chơi một niềm vui nhất định nào đó. Ưu điểm nào là nhờ chuyện không mở rộng đội ngũ phát triển quá đà, BioWare có thể tập trung toàn bộ nguồn lực vào một hoặc hai dự án chủ chốt.
Intelligent Systems
Intelligent Systems là một nhà phát triển Nhật Bản tồn tại từ lâu đời và là bộ não làm ra rất nhiều thương hiệu kinh điển như "Fire Emblem", "Metroid", "Super Metroit" và cả "WarioWare". Nếu bạn từng thắc mắc tại sao Nintendo có thể tiếp tục sản xuất phần cứng console mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ bên thứ ba như Xbox hay PlayStation, đó là bởi họ sở hữu các nhà phát triển như Intelligent Systems.
Naughty Dog
Một số người chơi sẽ miêu tả Naughty Dog giống như một ông già "bảo thủ" bởi họ chỉ tập trung làm việc với một dòng game một lúc, và dòng game đó cũng sẽ chỉ phát triển trên duy nhất một hệ thống console mà thôi. Tuy nhiên chính đặc điểm này đã giúp họ có thể phát triển game theo đúng ý mình và luôn luôn đảm bảo chất lượng cao tới tay người hâm hộ, cho dù thời gian chờ đợi là khá lâu. Nhưng dẫu sao đó là cái giá phải trả để có chất lượng mà, hãy cứ nhìn vào "The Last of Us", series "Uncharted" và series "Crash Bandicoot" mà xem.
Firaxis Games
Firaxis Games chủ yếu làm ra những game có cái tên nhà phát triển huyền thoại "Sid Meier" ở phần đầu, và điều này cũng giống như mác đảm bảo rằng game đó sẽ hay ví như series "Civilization" chẳng hạn. Nhưng kể cả khi họ tạm để Sid Meier ở nhà nghỉ ngơi, họ vẫn có thể làm ra "XCOM: Enemy Unkhown" và "XCOM 2". Và có lẽ ta cũng không cần phải nhiều lời nói về độ hấp dẫn, đặc sắc của hai tựa game chiến thuật trên làm gì nữa bởi chúng là cỡ đỉnh của đỉnh đấy.
Irrational Games
Thật đáng tiếc khi Irrational Games đã chính thức giải thể, nhưng chắc chắn họ vẫn sẽ luôn được người hâm mộ nhớ đến nhờ series FPS độc nhất vô nhị "BioShock" cùng với một số tựa game kinh điển khác ví như "System Shock 2". Sau cuộc tái cơ cấu và làm lại thương hiệu, hãng này chỉ còn giữ lại một số ít nhân lực quan trọng và chính thức đổi tên thành Ghost Story Games kể từ tháng 2 năm 2017.
Blizzard
Rõ ràng, Blizzard là một trong những nhà phát triển game nổi tiếng nhất thế giới và có một lượng fan hâm mộ trung thành rất đông trên toàn thế giới. Hãng này cũng có đặc điểm "chậm mà chắc", thậm chí rất chậm để cho ra đời một sản phẩm là đằng khác, nhưng hãy cứ yên tâm là chất lượng sản phẩm sẽ luôn ở mức cao nhất có thể. Bên cạnh đó, Blizzard cũng rất biết cách chăm lo cho từng thương hiệu của mình, và tôn trọng ý kiến đóng góp của cộng đồng người chơi.
Theo Smosh
4 minh chứng cho thấy các công ty game nước ngoài rất quan tâm và yêu quý người chơi Sau khi phát hiện ra một người chơi "Trove" đang trải qua một giai đoạn khó khăn ở ngoài đời thực, đội ngũ phát triển ở Trion Worlds đã quyết định gửi tới anh ta một gói hàng nhỏ để giúp đỡ. Đôi khi một cộng đồng game to lớn có thể cảm thấy rằng các công ty đang không quan tâm đến...