Việt Nam yêu cầu Trung Quốc lập tức rút nhóm tàu Hải Dương 8
Liên quan đến việc tàu Hải Dương 8 quay lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bộ Ngoại giao ngày 12/9 khẳng định đã xác nhận và cho biết kiên quyết phản đối hành động phi pháp này của Trung Quốc.
Trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 12/9, khi phóng viên đặt câu hỏi về việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã quay lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam lần thứ ba từ ngày 7/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Theo các cơ quan chức năng của Việt Nam, nhóm tàu HD tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại buổi họp báo thường kỳ chiều 12/9
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định kiên quyết phản đối hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc đồng thời nêu quan điểm rõ ràng yêu cầu Trung Quốc lập tức rút nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 ra khỏi EEZ và thềm lục địa Việt Nam.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, “Việt Nam đã nêu quan điểm về ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động của nhóm tàu này với quan hệ hai nước, với hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động này và rút tàu. Mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Việt Nam, theo đúng quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. UNCLOS đã xác định rõ phạm vi các vùng biển và là cơ sở pháp lý duy nhất để các nước xác định quyền của mình. Điều này đã được các bên ủng hộ”, bà Hằng nêu rõ.
Trước đó, ngày 16/8, trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trở lại hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (lần thứ hai), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định: “Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế”.
Video đang HOT
Việt Nam cũng khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế.
Về những phát ngôn gần đây của phía Trung Quốc về các hoạt động kinh tế của Việt Nam trên vùng biển của mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán là mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam trong đó có hoạt động dầu khí đều được triển khai trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn thuộc Việt Nam, được xác định từ đất liền theo đúng Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên… Việt Nam cũng khẳng định lập trường của mình đối với chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ý Thơ
Theo Congly
Nhận diện sự thật về Biển Đông
Việc Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận. Xung quanh việc này, rất nhiều thông tin về Biển Đông đã được đưa lên internet. Từ các trang mạng xã hội, youtube đến các báo chí quốc tế, các trang tin... đều đưa thông tin.
Tuy nhiên, các thông tin này đúng hay sai, thật hay giả, cong hay thẳng, và đưa nhằm mục đích gì? Nhận diện sự thật về Biển Đông từ các thông tin này ra sao?
Đã hơn 2 tháng tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trong từng ấy thời gian, truyền thông trong nước và quốc tế đã không ngừng lên tiếng về vi phạm nghiêm trọng của nhóm tàu Trung Quốc.
Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề Biển Đông đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước và quốc tế, nhiều các tổ chức, cá nhân có quan điểm, tư tưởng chống đối, cái nhìn thiếu thiện chí với chế độ cũng liên tục đưa những thông tin về vấn đề biển đảo với bình luận tiêu cực, ác ý trên các trang trang facebook, kênh youtube...
Kể từ 4/7 đến nay, tàu Hải Dương 8 (bị gạch chéo trong ảnh) và nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc đã 2 lần xâm phạm nghiêm trọng vùng biển Việt Nam - Ảnh: SCHOTTEL
Không dừng ở việc đưa tin thông thường, núp danh "bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc" nhiều bài viết ra sức xuyên tạc, lồng ghép thông tin xấu độc, kích động hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước nhằm phục vụ cho những âm mưu thâm độc, động cơ chính trị không trong sáng. Có thể thấy, các thế lực chống đối tập trung vào một số luận điệu xuyên tạc chống phá sau:
Thứ nhất, chúng cho rằng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, đối ngoại không phù hợp. Từ chính sách "3 không": Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam; không dựa vào nước này để chống nước kia, các phần tử xấu xuyên tạc: "Đây là chủ ý cô lập Việt Nam, là âm mưu thâm độc của Trung cộng và bè lũ tay sai Việt cộng". Chúng kêu gọi Đảng, Nhà nước ta phải từ bỏ chính sách "3 không", tiến tới liên minh quân sự với các nước phương Tây để chống lại Trung Quốc. Thực chất, chính sách "3 không" thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam. Chính sách này không hề cô lập Việt Nam, trái lại nó mang lại sự tin cậy cho các quốc gia khác về một Việt Nam mong muốn hòa bình, "là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới". Thực tế chứng minh, Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế khi bảo vệ quyền lợi chính đáng ở Biển Đông. Phủ nhận và xuyên tạc chính sách "3 không" kẻ xấu âm mưu tạo sức ép từ dư luận, buộc Việt Nam phải từ bỏ chính sách này và tiến tới liên minh quân sự với phương Tây, hướng lái Việt Nam phục vụ lợi ích của các nước tư bản.
Thứ hai, chúng rêu rao "Trong suốt quá trình Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Tổ quốc thì lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước vẫn im lặng". Từ đó, ra sức bôi nhọ, xuyên tạc theo nhiều chiều. Chúng cho rằng chế độ cộng sản "hèn hạ" khi không dám lên tiếng phản đối Trung Quốc, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước im lặng vì "muốn giữ ghế cho Đại hội Đảng sắp tới"... hay táng tận lương tâm, có kẻ còn gọi lãnh đạo Đảng, Nhà nước là, "tay sai" của Trung cộng có âm mưu biến Việt Nam thành nước chư hầu, thành tỉnh, thành đặc khu của Trung Quốc. Các luận điệu trên khiến không ít người còn mơ hồ về chính trị hiểu sai.
Núp danh "bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc" nhiều cá nhân, tổ chức ra sức xuyên tạc, lồng ghép thông tin xấu độc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước
Trên thực tế, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, Việt Nam đã trao công hàm và thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao phản đối hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Công hàm phản đối thể hiện quan điểm, ý chí của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đối với một vấn đề diễn ra, vì vậy công hàm phản đối chính là "tiếng nói" của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Việt Nam cũng thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi khảo sát trái phép trên vùng biển Việt Nam. Những phát biểu này không phải với tư cách cá nhân mà đại diện cho Nhà nước, dĩ nhiên đây cũng là chủ trương chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước.
Dù suy diễn thế nào thì mục đích cuối cùng của các thế lực chống đối vẫn là hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây hoang mang dư luận, làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào chế độ. Bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo từ lâu đã là một thủ đoạn chống phá được các thế lực thù địch, phản động tập trung thực hiện. Lần này, vấn đề Biển Đông đã được chúng đem ra lợi dụng làm vỏ bọc cho chiêu trò chống phá.
Thứ ba, chúng tán phát các video biểu tình và kêu gọi xuống đường tuần hành, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vì lãnh đạo cộng sản "không quan tâm đến vận nước". Thực chất các video biểu tình ở hải ngoại đòi Trung Quốc rút tàu về nước mà chúng tán phát lại sử dụng lá cờ của một chính thể đã không còn tồn tại từ ngày 30/4/1975.
Ngày 18/8/2019, trang facebook "Việt Tân" đưa tin nhóm người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tại Hòn Chồng, Nha Trang bị công an tạm giữ. Tuy nhiên, để ý một chút ta thấy trong bức ảnh chụp 04 người cầm biểu ngữ phản đối Trung Quốc tại Hòn Chồng, xung quanh có rất nhiều khách du lịch, liệu công an bắt giữ người tại một địa điểm du lịch như vậy mà không hề có một bức ảnh hay đoạn video nào ghi lại thì thật vô lý. Các thế lực chống đối còn kêu gọi người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Đằng sau lời kêu gọi này là âm mưu hết sức thâm độc. Khi biểu tình xảy ra, chúng sẽ sử dụng số đối tượng đã mua chuộc, móc nối, lôi kéo để kích động người biểu tình chống đối chính quyền và thực hiện các hành vi trái pháp luật hòng gây bất ổn chính trị, "tạo biến" để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nước theo một kịch bản có sẵn. Thực tế chứng minh, năm 2014, tại Bình Dương cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trở thành đợt cướp bóc, phá hoại tài sản doanh nghiệp hay năm 2018, tại Bình Thuận, biểu tình phản đối Luật Đặc khu lại thành đập phá trụ sở chính quyền...
Thứ tư, chúng hạ thấp khả năng chiến đấu của quân đội, cho rằng các lực lượng chấp pháp của Việt Nam hèn nhát, không dám đối đầu với Trung Quốc. Thật sự đây là sự xúc phạm nặng nề với những người đang ngày đêm quên thân mình, không ngại gió mưa, thậm chí hi sinh để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ ngư dân. Suy cho cùng, âm mưu của các thế lực thù địch, phản động là hạ thấp uy tín của quân đội và mong muốn đẩy Việt Nam vào thế đối đầu quân sự với Trung Quốc.
Sự thật, Quân đội Việt Nam đã, đang và sẽ không bao giờ hèn nhát, chúng ta chỉ đang giải quyết các vấn đề căng thẳng bằng biện pháp linh hoạt, mềm dẻo nhưng đủ kiên quyết, cứng rắn nhằm tạo môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước. Chỉ trong những tình huống cấp bách, khi không còn biện pháp nào hiệu quả hơn, đó mới là lúc xung đột quân sự được tính đến.
Cho đến thời điểm này, việc Trung Quốc ngang nhiên vi phạm các cam kết quốc tế, tiếp tục đưa tàu vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam vẫn đang là vấn đề nóng bỏng, đòi hỏi sự đấu tranh kiên trì bền bỉ cả ngoài thực địa và trên mặt trận tư tưởng, ngoại giao. Trong cuộc đấu tranh này, rất cần sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Trong đó trách nhiệm của mỗi người dân là luôn tỉnh táo, không để những thông tin xấu độc "dắt mũi"; không để lòng yêu nước bị lợi dụng phục vụ cho những mục đích đê hèn, đi ngược lại với lợi ích của đất nước.
Theo Danviet
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Chiều 22/8, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam kể từ khi nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Người Phát ngôn Lê Thị Thu...