Việt Nam yêu cầu Campuchia xử lý vụ gây rối ở biên giới
Việt Nam phê phán mạnh mẽ các phần tử quá khích Campuchia vì đã tiến sâu vào địa bàn tỉnh Long An, đồng thời yêu cầu Campuchia xử lý thỏa đáng vụ việc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn
Khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng đối lập CNRP hôm 28/6 tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.
Video đang HOT
“Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm nay tuyên bố.
Ông Bình khẳng định hành động bạo lực của một số phần tử quá khích Campuchia đã vi phạm pháp luật của cả hai nước, các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia, ảnh hưởng đến tiến trình phân giới cắm mốc cũng như quan hệ tốt đẹp song phương.
Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện với Campuchia, mong muốn phát triển đường biên giới Việt Nam – Campuchia hòa bình, hữu nghị, ông Bình nhấn mạnh.
Phương Vũ
Theo VNE
Tàu Trung Quốc đã ra khỏi vùng biển Việt Nam
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra chiều nay 11.6.
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - Ảnh: Ngọc Thắng
Trước đó, vào ngày 6.6.2015, tàu Tân Hải 517 đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Bình Ba (tỉnh Khánh Hòa) khoảng 20 hải lý về phía đông bắc. Sau đó, tàu này di chuyển xuống phía Nam hướng về vịnh Thái Lan. Tân Hải 517 là tàu của Công ty Dịch vụ Dầu mỏ ngoài khơi thuộc Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOCC), chuyên khảo sát địa chất dưới biển, phục vụ cho công tác thăm dò dầu khí của CNOOC.
Theo ông Lê Hải Bình: "Trong những ngày vừa qua, các lực lượng chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát hoạt động của con tàu này. Sau khi lực lượng chức năng của Việt Nam tiến hành các biện pháp cần thiết, Tân Hải 517 đã ra khỏi vùng biển Việt Nam từ ngày 8.6.2015".
Liên quan đến tuyên bố chung của lãnh đạo nhóm G7 phản đối mạnh mẽ việc đơn phương thay đổi nguyên trạng tại các vùng biển của thế giới, trong đó có biển Đông, nơi Trung Quốc đang cải tạo các bãi đá, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: "Chúng ta đều thấy rõ tình hình hiện nay trên biển Đông gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế. Và rõ ràng không có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ mọi đóng góp xây dựng vì hòa bình ổn định ở biển Đông mang tính xây dựng, tích cực và có trách nhiệm của các quốc gia trong và ngoài khu vực, vì hòa bình, ổn định ở biển Đông".
Anh Vũ
Theo Thanhnien
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xây hải đăng trái phép tại Trường Sa Việc Trung Quốc xây dựng hai ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam cũng như vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động sai trái này. Tại cuộc họp thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 28/5,...