Việt Nam xếp thứ 29 thế giới về thạo tiếng Anh
Trong số hai thành phố lớn, thì Tp.HCM được cho là có trình độ tiếng Anh cao hơn Hà Nội…Theo một xếp hạng vừa được công bố, Việt Nam xếp thứ 29/70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về mức độ thành thạo tiếng Anh. Tuy nhiên, kỹ năng tiếng Anh của người Việt cũng chỉ mới ở mức độ “ trung bình”.
Việt Nam đứng thứ 5/16 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.
Đây là kết quả trong xếp hạng do công ty đào tạo ngôn ngữ EF Education First có trụ sở ở Luzern, Thụy Sỹ, thực hiện.
Trong 5 nhóm quốc gia có trình độ tiếng Anh từ “rất cao”, “cao”, “trung bình”, “thấp” và “rất thấp”, Việt Nam nằm trong nhóm thứ ba – tức là nhóm “trung bình”. Cùng nhóm với Việt Nam có các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Italy, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Hồng Kông…
Với điểm số 53,81 điểm, tại khu vực châu Á, Việt Nam đứng thứ 5/16 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Người Việt Nam được đánh giá là thạo tiếng Anh hơn người dân Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Hồng Kông, Pakistan, Trung Quốc đại lục, Sri Lanka, Kazakhstan, Thái Lan, Mông Cổ và Campuchia.
Những nước châu Á được xếp hạng cao hơn Việt Nam về trình độ tiếng Anh là Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Trong số hai thành phố lớn nhất Việt Nam, thì Tp.HCM được cho là có trình độ tiếng Anh cao hơn Hà Nội. Trong đó, Tp.HCM được 55,49 điểm, còn Hà Nội được 53,64 điểm. Tuy vậy, hai điểm số này cũng đều thuộc ngưỡng trình độ tiếng Anh “trung bình” theo đánh giá của EF Education First.
Trong báo cáo năm 2014 của tổ chức này, Việt Nam xếp 33/63 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, trình độ tiếng Anh của người Việt được đánh giá ở mức “thấp”.
Trong 5 năm trở lại đây, trình độ tiếng Anh của người Việt Nam theo đánh giá của EF Education First chỉ dao động từ mức “rất thấp” tới “trung bình”.
Toàn bộ 9 nước được EF Education First đánh giá có trình độ tiếng Anh “rất cao” trong xếp hạng năm nay đều là các nước châu Âu, trong đó dẫn đầu là Thụy Điển (70,94 điểm), Hà Lan (70,58 điểm) và Đan Mạch (70,05 điểm).
Xếp cuối danh sách là Lybia (37,86 điểm), Campuchia (39,15 điểm), và Saudi Arabia (39,93 điểm).
Video đang HOT
Theo VnEconomy
9 quốc gia "Chúa Chổm" tính đến năm 2015
Vay nợ là công việc bất đắc dĩ nhưng nó lại là một phần "không thể thiếu" trong cấu trúc tài chính cũng như hành trang của cuộc sống hiện đại.Thực tế, không ít cá nhân lẫn các quốc gia phải đi vay, nhưng do "vung tay quá trán" nên ngày càng chìm sâu trong nợ nần, khó trả.
Dưới đây là danh sách Top 10 quốc gia"nợ lút đầu" tính đến năm 2015, chủ yếu là các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) và một số tổ chức tín dụng khác.
1. Mỹ (18,4 nghìn tỷ $)
Theo WB, mặc dù Mỹ là nước giàu nhất nhì thế giới nhưng đến nay con số nợ của quốc gia này đã vượt trên 18,4 nghìn tỷ đô la Mỹ ($). Công bằng, những năm gần đây, Mỹ đã chi rất nhiều tiền để hỗ trợ các quốc gia khác trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và đảm bảo an ninh quốc gia cũng như chi tiêu trong nước.
Tất cả các khoản này đã làm cho nước Mỹ trở thành con nợ đứng đầu bảng. Chính xác, tới thời điểm tháng 5/2015 tổng nợ liên bang lên tới 18.471.090.985.000 $.
Theo Bộ Ngân khố Hoa Kỳ thì con số nợ này không tính khoản nợ của tiểu bang và nợ địa phương và chưa bao gồm các khoản chi cho các chương trình an sinh xã hội và Medicare.
2. Nhật Bản (10 nghìn tỷ $)
Nhận Bản là nền kinh tế rất "hùng cường" nhưng đến nay đã nợ tới 10 nghìn tỷ $. Theo các chuyên gia kinh tế, sự nợ của quốc gia này có phần đóng góp không nhỏ của các yếu tố khách quan như thảm họa sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân. Trung bình, mỗi người dân Nhật Bản hiện có bổn phận trả nợ lên tới 80.000 $.
Năm 2011, Moody đã giảm một bậc nợ công của Nhật Bản từ As2 xuống bậc Aa3. Tin tốt lành cho thấy, những người đứng đầu chính phủ đã đưa ra được các chính sách thích hợp để xử lý khủng hoảng nợ. Ví dụ, kế hoạch tăng thuế mua hàng quốc gia (national sales tax), tức thuế mua lẻ hàng hóa phải trả , áp dụng vào năm 2017.
3. Italy (3 nghìn tỷ $)
Theo Ngân hàng Italia (BoI) nợ công của Italy tính đến tháng 5/2015 là 3 nghìn tỷ $. Các công dân của Italia hiện đang sở hữu tài sản ước tính 180 tỷ Euro không được công bố ở nước ngoài, cao 3 lần so với con số trong năm 2004. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sức khỏe nền kinh tế của Italia hiện đang có dấu hiệu bất ổn, khó có thể khắc phục được trong tương lai gần.
4. Vương quốc Anh (2,3 nghìn tỷ $)
Thâm hụt ngân sách của Vương quốc Anh trong năm nay là "đáng kể". Các khoản nợ công của Anh hiện đã vượt ngưỡng 2,3 nghìn tỷ $, chiếm tới 81,58% tổng GDP.
Nợ quốc gia đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, khoảng 2 tỷ mỗi tuần (3,06 tỷ $). Vì vậy chính phủ Anh đang nỗ lực thực hiện các bước khắc phục nhằm giảm thiểu tốc độ tăng trưởng không mong muốn này.
5. Đức (2,1 nghìn tỷ $)
Đức là nơi đặt bản doanh Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), quốc gia có nền kinh tế lớn thứ tư thế giới tính theo GDP danh nghĩa và lớn thứ năm tính theo PPP (hình thức đối tác công tư) và cũng là quốc gia hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực, nhất là công nghiệp và công nghệ. Nợ quốc gia của Đức hiện lên tới 2,1 nghìn tỷ $, trung bình mỗi người dân gánh khoảng 27.000 $.
6. Pháp (2 nghìn tỷ $)
Dân số Pháp hiện nay là 65.633.194 người, trung bình mỗi người nợ nước ngoài khoảng 40.000 $, đưa tổng số nợ công của quốc gia là 2 nghìn tỷ $.
Trung bình, mỗi năm Pháp phải trả lãi xuất 66,6 tỷ euro (), trung bình mỗi giây nợ 2.113 . Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm GDP thì nợ của Pháp hiện đã lên tới 94,67% .
7. Tây Ban Nha (1 nghìn tỷ $)
Suy thoái kinh tế toàn cầu trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 đã gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Tây Ban Nha. Làm cho khoản nợ công của Tây Ban Nha hiện đã vượt trên ngưỡng 1 nghìn tỷ $, trung bình mỗi công dân Tây Ban Nha được "chia nợ" khoảng 24.000 $. Tin mừng, hiện tại kinh tế đang phục hồi nên khoản nợ của Tây Ban Nha đang dần dần được chế ngự.
8. Hà Lan (530 tỷ $)
Theo số liệu của WB, nợ của Hà Lan hiện nay vào khoảng 530 tỷ $. Trong khoản nợ khổng lồ này, bất động sản chiếm nhiều nhất, đây cũng là lĩnh vực làm cho mopsn tiền nợ của Hà Lan chưa giảm được bao nhiêu.
Tuy nhiên, gần đây kinh tế đang phục hồi trở lại nên hy vọng gánh nợ của Hà Lan sớm được khống chế. Hiện tại, nợ công của chính phủ ước khoảng 68,80% GDP (2014), so với 59,85% mức bình quân giai đoạn 1995-2014.
9. Hy Lạp (574 tỷ $)
Hy Lạp hiện đang chìm sâu trong suy thoái kinh tế. Nợ hiện của quốc gia này lên tới 574 tỷ $.
Theo baodatviet.vn
10 quốc gia "nợ lút đầu" tính đến năm 2015 Vay nơ la công viêc bât đăc di nhưng no lai la môt phân "không thê thiêu" trong câu truc tai chinh cung như hanh trang cua cuôc sông hiên đai. Thực tê, không it cá nhân lân cac quốc gia phai đi vay, nhưng do "vung tay qua tran" nên ngay cang chìm sâu trong nợ nần, kho tra. Dươi đây la...