Việt Nam xây resort 4 sao ở Bản Giốc
Khu nghỉ dưỡng cao cấp quy mô 60 phòng và 24 khối bungalows sẽ nhìn ra thác Bản Giốc nổi tiếng. Dự kiến cuối năm 2013, resort 4 sao này sẽ bắt đầu đón khách.
Sáng nay, tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn ( Saigontourist) làm lễ động thổ khu du lịch cao cấp Sài Gòn – Bản Giốc đạt tiêu chuẩn 4 sao với tổng diện tích hơn 31 ha.
Nhìn trực diện ra thác Bản Giốc, resort 4 sao này có khách sạn 60 phòng ngủ, 24 khối bungalows, nhà hàng, khu hội nghị, hội thảo, thể thao, vui chơi giải trí, spa, cùng các khu vực hoạt động cắm trại, sinh hoạt ngoài trời. Dự kiến, giai đoạn 1 sẽ đưa vào khai thác cuối năm 2013, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 170 tỷ đồng.
Thác Bản Giốc hiện trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở phía Bắc. Ảnh: Tạ Việt Hùng.
Ông Trần Hùng Việt, Tổng giám đốc Saigontourist cho hay, công trình lấy cảm hứng và kiến trúc truyền thống của đồng bào địa phương sẽ tạo nên bản sắc của văn hóa Việt Nam, của vùng biên giới phía bắc, đặc biệt của Cao Bằng.
“Sài Gòn – Bản Giốc Resort là dự án đầu tiên nằm ở vị trí vừa có thế mạnh thiên nhiên phong cảnh, văn hóa bản địa, vừa mang ý nghĩa đặc biệt về mặt lịch sử, nơi gắn cột mốc biên giới thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Việt nói.
Thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Theo đường phân chia cột mốc 836, phía Việt Nam sở hữu một nửa thác chính và phần thác phụ; còn Trung Quốc sở hữu nửa thác chính phía bờ bắc sông Quây Sơn. Mặt sông phía chân thác thành điểm khai thác du lịch chung giữa hai nước.
Video đang HOT
Theo VNE
Vẻ đẹp lộng lẫy của thác Bản Giốc
Đứng thứ tư thế giới trong danh sách những thác nước nằm trên vùng biên giới tự nhiên giữa các quốc gia, thác Bản Giốc có một vẻ đẹp kiêu hùng và lộng lẫy.
Nằm ở Trùng Khánh cách thị xã Cao Bằng khoảng hơn 80km, ngay cả đường đi tới thác cũng là sự dẫn dắt để hình dung ra vẻ đẹp choáng ngợp của Bản Giốc bởi khung cảnh vừa hùng vĩ vừa êm đềm của những sông những suối, của núi và rừng.
Mùa nước đổ, những khoảnh ruộng ấm màu đất như những ốc đảo nhỏ nổi bật giữa nền màu xanh rất lạ. Khi mùa lúa đến màu vàng phủ đầy đem lại hình ảnh trù phú ấm no cho vùng biên bên cạnh bọt tung trắng xoá của thác. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng nước dồi dào nên khi mùa mưa nước đổi màu đỏ rực mang theo phù sa cung cấp cho ruộng nương và bản làng 2 bên, mùa khô thác lại mang màu sắc trong xanh thanh bình, mỗi mùa đều có vẻ đẹp rất riêng.
Chút uốn lượn của đèo Khau Liêu
Những con nước lớn còn sót lại rất ít ở miền núi phía Bắc
Một chút êm đềm
Và rồi khi đang mải miết với những đường cua, chợt nghe tiếng nước dội lại những thanh âm dào dạt vang vọng. Một khung cảnh tuyệt đẹp tràn ra trước mắt.
Khung cảnh yên bình với màu xanh mát mắt nơi chân thác
Ba tầng thác chính, một nửa phần thác chính này thuộc Trung Quốc nhưng khách du lịch 2 bên vẫn có thể thăm quan toàn bộ thác bằng mảng tre
Tầng trên của thác chính
Do được khai thác hợp lý nên toàn bộ nhánh bên trái của thác chính nằm trên lãnh thổ Việt Nam cũng tạo nên một hệ thống thác cao rất đẹp
Với những phần nước đổ dài như lụa vừa mạnh mẽ vừa mềm mại làm ngất ngây lòng người
Vào những ngày nắng, bọt nước trên thác còn tạo nên những chiếc cầu vồng lung linh muôn màu sắc. Nào cùng nằm xuống thảm cỏ thật êm ngắm nhìn dòng thác và tận hưởng không khí thanh bình nơi đây để cảm thấy đất nước mình còn nhiều nơi thật đẹp, thật đáng chiêm ngưỡng, để thấy yêu hơn từng dòng sông con suối...
Theo infonet
Sinh viên hào hứng làm từ thiện Mang áo rét, chăn ấm hay bữa ăn từ thiện đến với trẻ nghèo đang trở thành phong trào của sinh viên các trường đại học hay hội đồng hương tỉnh. Facebook trở thành phương tiện để liên kết các tình nguyện viên. Mùa đông ấm 2011 tại xã Xuân Đài, Tân Sơn của hội sinh viên Phú Thọ. "Chỉ với những bộ...