Việt Nam xác minh tin Philippines và Trung Quốc hợp tác dầu khí ở Biển Đông
Việt Nam yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của mình ở Biển Đông, sau khi Philippines tuyên bố sẽ hợp tác khai thác dầu khí với Trung Quốc.
Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, Ảnh minh hoạ: Reuters.
“Chúng tôi sẽ xác minh thông tin này”, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay trả lời câu hỏi về việc Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano tuyên bố đang xem xét hợp tác khai thác dầu khí với Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Cayetano hôm 15/8 cho biết Philippines đang xúc tiến một “thoả thuận thương mại” với Trung Quốc để thăm dò và khai thác các nguồn dầu khí ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, với mục tiêu bắt đầu khoan thăm dò trong vòng một năm.
Video đang HOT
Theo bà Hằng, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
“Chúng tôi yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 ( UNCLOS), tinh thần DOC đã ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, đóng góp thiết thực cho mục tiêu chung của khu vực là duy trì hoà bình, ổn định, an ninh an toàn, hợp tác và phát triển ở Biển Đông”, người phát ngôn nhấn mạnh.
Tại Biển Đông, Trung Quốc tranh chấp với một số nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Từ khi nắm chính quyền giữa năm ngoái, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thể hiện rõ mong muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Ông Duterte cũng nhiều lần tuyên bố sẽ giảm phụ thuộc vào đồng minh lâu năm là Mỹ.
Khánh Lynh
Theo VNE
Việt Nam nêu quan ngại về quân sự hóa Biển Đông với ASEAN
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nêu quan ngại về tình hình Biển Đông, trong đó có hoạt động quân sự hóa, tại các hội nghị của ASEAN ở Philippines.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 7 tại Manila, Philipines, ngày 7/8. Ảnh: Reuters.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 3 lần thứ 18, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 7 và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 24 diễn ra tại Philippines ngày 7/8, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nêu quan ngại về tình hình trên thực địa, bao gồm các hoạt động tôn tạo, xây dựng và quân sự hoá Biển Đông, theo thông cáo Bộ Ngoại giao.
Phó thủ tướng đề nghị duy trì các nguyên tắc và lập trường đã có về vấn đề Biển Đông trong các văn kiện của ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), kêu gọi các nước đối tác và cộng đồng quốc tế ủng hộ nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc, thúc đẩy sớm đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trưởng đoàn Việt Nam, khẳng định việc bảo đảm hòa bình, ổn định nói chung, trong đó có an ninh biển, là lợi ích chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Các hội nghị cũng khẳng định tầm quan trọng của duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhấn mạnh các bên liên quan cần giải quyết hoà bình tranh chấp, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Các hội nghị hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc nhất trí thông qua khung COC, làm cơ sở thúc đẩy đàm phán xây dựng COC hiệu quả và thực chất.
Ngoài Biển Đông, các hội nghị của ASEAN còn thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên, những thách thức an ninh mới như khủng bố và bạo lực cực đoan, an ninh mạng và định hướng phát triển trong tương lai.
Như Tâm
Theo VNE
Việt Nam khẳng định quyền hoạt động dầu khí ở Biển Đông Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định quyền hoạt động dầu khí ở Biển Đông và đề nghị các bên tôn trọng quyền hợp pháp của Việt Nam. Việt Nam khẳng định có quyền khai thác dầu khí ở Biển Đông. Ảnh minh hoạ: TTXVN. "Hoạt động dầu khí của Việt Nam diễn ra tại khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ...