Việt Nam xả nhựa ra biển nhiều thứ 4 thế giới
Doanh nghiệp, Nhà nước và các tổ chức xã hội đến lúc cần mạnh tay giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Việt Nam đứng thứ 4 trong số 20 quốc gia xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất trên thế giới.
Khối lượng rác thải nhựa từ Việt Nam ra biển dao động trong khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển.
Việt Nam đứng thứ 4 trong số 20 quốc gia xả rác thải nhựa ra biển. Ảnh: Greenhub
Đây là thông tin được chia sẻ bởi Trung tâm hỗ trợ phát triển Xanh (Greenhub) tại tọa đàm chiều 25/7 do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ( LHH Việt Nam), Tổng Cục Biển và Hải đảo (Bộ TN-MT), Ủy ban Nhân dân huyện Cát Hải (huyện Cát Bà, TP. Hải Phòng) phối hợp tổ chức.
Đây là hoạt động khởi đầu trong chuỗi sự kiện nhằm hiện thực hóa Nghị quyết 36 của Trung ương Đảng về chủ đề chống rác thải nhựa.
Hội thảo “Phát huy vai trò của Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị (năm 2018) về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển” do LHH Việt Nam chủ trì diễn ra từ ngày 25-27/7.
Theo Phó Chủ tịch LHH Việt Nam TS. Nghiêm Vũ Khải, biển là một tài sản vô giá, là nơi người dân Việt Nam ngàn đời nay sinh sống và phát triển, trong đó chứa đựng rất nhiều giá trị truyền thống, văn hóa và lịch sử.
Nhưng rác thải nhựa đại dương hiện nay đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm ở Việt Nam và là vấn đề toàn cầu. Việt Nam hiện đã nhận thức rõ về vấn đề này và đặt mục tiêu đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Phó Chủ tịch LHH Việt Nam TS. Nghiêm Vũ Khải
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các ngành, các tổ chức, các địa phương phải có chương trình hành động cụ thể để phòng chống việc sử dụng rác thải nhựa dùng một lần, phát động phong trào nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần và Việt Nam phải có kế hoạch để đi tới đẩy mạnh việc thu hồi tái chế, tái sử dụng túi nilon và các sản phẩm dùng một lần.
LHH Việt Nam đánh giá rất cao các tổ chức quốc tế đã tài trợ, tham gia tổ chức và có một số hoạt động chia sẻ kinh nghiệm của thế giới và khu vực trong việc hạn chế rác thải nhựa đại dương.
Sự kiện cũng ghi nhận sự tham gia của các tổ chức khoa học & công nghệ thuộc hệ thống LHH Việt Nam cùng một số đơn vị tổ chức khác tại Trung ương Đảng, tại Hà Nội, Hải Phòng, đặc biệt là sự tham gia của lãnh đạo huyện đảo, của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất tại Cát Bà.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch LHH Việt Nam bày tỏ tin tưởng, tọa đàm sẽ là nơi giao lưu, chia sẻ các ý kiến từ thế giới, từ khu vực và kinh nghiệm của các doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam nhằm học tập, chia sẻ về các kiến thức bảo vệ môi trường.
“Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Chúng ta đã xác định được tầm nhìn quốc gia về vấn đề đẩy mạnh bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa đại dương, tích cực giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, bài học về các vấn đề này với bạn bè thế giới” – TS. Nghiêm Vũ Khải nhấn mạnh.
Tại Tọa đàm, ông Hoàng Trung Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Hải cho biết, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở nước ta hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon ở Việt Nam thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.
Bên cạnh đó, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của nước ta vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp.
Rác thải từ các nhà hàng, khách sạn chiếm lượng lớn rác xả ra đại dương.
Lấy ví dụ cụ thể ngay trên địa bàn huyện Cát Hả, tỷ lệ phân loại rác thải tại nguồn gần như không có. Trong khi đó thói quen của người dân dùng túi nilon, đồ dùng nhựa một lần ngày càng gia tăng. Đáng lo ngại người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, việc lẫn các loại chất thải nhựa, đặc biệt là nilon tương đối phổ biến. Điều này càng khiến việc xử lý rác thải nhựa thêm khó khăn.
Thủ tướng Chính phủ đã có Thư gửi đến các cơ quan, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp và toàn thể đồng chí, đồng bào cả nước kêu gọi toàn xã hội chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Từng cơ quan, đơn vị trong cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, đề cao tinh thần trách nhiệm, phát động các phong trào, xây dựng nhân rộng các mô hình, đề xuất các sáng kiến và tích cực tham gia bằng các hành động cụ thể.
Hiện nay, UBND huyện Cát Hải đã và đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông, nói không với sản phẩm nhựa dùng 1 lần giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn huyện, với những việc làm hết sức cụ thể:
Phấn đấu đến hết năm 2020, giảm ít nhất 50% lượng rác thải nhựa trên địa bàn huyện; 100% các đơn vị tổ chức nhà nước thực hành hạn chế/giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần; ít nhất 70% cơ sở kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn huyện cam kết và duy trì thường xuyên hoạt động hạn chế/giảm rác thải nhựa dùng một lần và sử dụng vật liệu thay thế, thân thiện với môi trường.
“Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải yêu cầu các nhà hàng, khách sạn, đội tàu du lịch trên địa bàn huyện cắt giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy, tăng cường sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường, thực hiện ký bản cam kết hành động hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa” – Phó Chủ tịch Huyện đảo Cát Hải nêu rõ.
Theo thông tin nghiên cứu từ Greenhub, Quần đảo Cát Bà đã được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới với tổng diện tích là 26.241 ha. Trong đó có 9.200 ha là diện tích nước biển với hơn 366 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vũng, vịnh, bãi biển kín.
Đáng nói, Quần đảo Cát Bà trở trở thành điểm đến tự nhiên của một lượng lớn rác thải các loại từ đất liền do nước từ các cửa sông đất liền cuốn ra; từ các hoạt động du lịch, dịch vụ, sản xuất, sinh hoạt của con người trên các đảo, đặc biệt là hoạt động nuổi trồng và các tàu bè hoạt động trên Vịnh thuộc đảo Cát Bà và Vịnh Hạ Long trôi sang.
Các hộ nuôi trồng chủ yếu sử dụng 2 loại vật liệu nổi chính là: Thùng Phuy nhựa và phao xốp. Phao xốp chiếm 20% tổng số vật liệu nổi được sử dụng. Trung bình mỗi lồng cá sử dụng 6 phao để đảm bảo nổi đúng kỹ thuật.
Do phao xốp có độ bền không cao nên thường bị vỡ vụn thành các mảnh nhỏ nên cực kỳ khó thu gom, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước biển. Các hạt xốp nhỏ trôi nổi làm mất mỹ quan của Biển và khiến nhiều động vật lầm tưởng thức ăn.
Rác thải nhựa đại dương ở đảo Cát Bà.
Tuy nhiên, lượng rác thải sinh hoạt, rác thải từ các nhà hàng, khách sạn góp phần lớn vào lượng rác thải đại dương.
Theo nghiên cứu của tổ chức này, chỉ có thức ăn thừa dành cho vật nuôi và các vật liệu tái chế có giá trị cao (chai nhựa, lon nước) mới được lấy ra khỏi thùng rác còn túi bóng màu và vỏ bọc nilon không thể tái chế thì không được phân loại. Lượng chất thải không thể tái chế này chiếm tới 87% lượng chất thải từ các nhà hàng, khách sạn.
Đại diện Greenhub phát biểu tại tọa đàm yêu cầu truy nguồn gốc các loại chất thải không thể tái chế trong thùng rác tại các nhà hàng trong nghiên cứu và đề nghị các công ty này phải có những trách nhiệm nhất định với môi trường chung.
“Các công ty có trách nhiệm đối với sản phẩm của họ trong suốt vòng đời của chúng, không chỉ cho đến khi những sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng. Chúng ta có thể yêu cầu các công ty này đóng góp các giải pháp xử lý chất thải trong cộng đồng của chúng ta” – báo cáo Greenhub nêu rõ.
Theo đại diện Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), để góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm nhựa nghiêm trọng đang diễn ra, đã đến lúc rất cần có sự chung tay của các bên liên quan gồm Nhà nước, Doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong cuộc chiến này.
Thực tế cho thấy vai trò của khối doanh nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong các nỗ lực giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần. Đã có những doanh nghiêp chủ động tiên phong bằng sáng kiến, lồng ghwsp các hoạt động giảm ô nhiễm nhựa dùng một lần vào chiến lược phát triển coi đó là giá trị cốt lõi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Dẫu vậy, hiện nay, số lượng các doanh nghiệp như vậy vẫn rất hạn chế, việc huy động nhiều hơn sự có mặt của các doanh nghiệp Việt là vô cùng cần thiết.
Trong khuôn khổ tọa đàm, triển lãm 5R với chủ đề “Rác thải nhựa: Biến rá thành tài nguyên” cũng đã được tổ chức tại khu vực quảng trường của đảo Cát Bà.
Hoạt động này được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Liên minh Hạ Long- Cát Bà do IUCN thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Được khởi xướng vào năm 2014, Sáng kiến trên là cơ chế hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, bảo vệ môi trường tại Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Cúc Phương
Theo Datviet
Vùng khó khăn có động lực phát triển cũng cần chính sách vượt trội
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng quan điểm của Đảng và định hướng của Chính phủ là xây dựng thể chế vượt trội cho vùng kinh tế động lực để lan tỏa, dẫn dắt phát triển nhưng hiện nay, ngay trong những vùng khó khăn cũng có những yếu tố để lan tỏa và là động lực phát triển cho chính địa phương đó, cần được xem xét đưa vào văn kiện của Đảng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Thành Chung
Ngày 24/7 tại Yên Bái, Tiểu ban văn kiện Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIII đã làm việc với các tỉnh miền núi phía bắc, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và TP. Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã nêu vấn đề cần làm rõ hơn quan điểm và việc thực hiện quan điểm của Đảng đối với các vùng kinh tế động lực và các vùng khó khăn.
Theo quan điểm này, cần có thể chế vượt trội cho các vùng kinh tế động lực làm đầu tàu dẫn dắt và tạo ra sự lan toả đối với các vùng khác và cả nước, bên cạnh đó cũng phải có thể chế để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng khó khăn với cả nước.
Nhưng qua các cuộc làm việc với các địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm và hôm nay, tại vùng còn nhiều khó khăn như miền núi phía bắc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng các địa phương vẫn "kêu" nhiều việc triển khai các cơ chế, thể chế hiện hành.
"Phải chăng chủ trương như thế nhưng chúng ta làm chưa tới nơi. Nâng "trên" (các vùng kinh tế trọng điểm - PV) chưa ra nâng mà đỡ "dưới" (các vùng khó khăn) cũng chưa tới đâu, mặc dù Đảng, Nhà nước có nhiều nỗ lực", Phó Thủ tướng bày tỏ và đề nghị Tổ biên tập của Tiểu ban đánh giá kỹ hơn nội dung này.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cần tiếp tục khẳng định cách tiếp cận chính sách trong phát triển vùng, nhất là vùng khó khăn là không ban hành phân tán, dàn trải và không có chính sách "cho không" để tiếp tục thay đổi trong nhận thức và hành động của xã hội.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra qua bài học phát triển ở Lào Cai, Thái Nguyên, Sơn La hay nhiều địa phương còn khó khăn khác và đặt ra câu hỏi phải chăng cần có cả thể chế, chính sách vượt trội cho những nơi ở trong vùng khó khăn này mà có được động lực phát triển.
"Vì sao một địa phương còn khó như Phú Thọ có được Bệnh viện Đa khoa cấp tỉnh nổi tiếng mà nhiều nơi tới học tập kinh nghiệm? Vì sao Sơn La đang trở thành trung tâm sản xuất trái cây và kinh tế tập thể phát triển? Tôi cho rằng không chỉ nói và nghĩ đến khó khăn mà ngay trong đó đều có sẵn những động lực để phát triển, lan tỏa ra các nơi khác, chứ không phải chỉ phát triển nhờ sự tác động từ vùng khác", Phó Thủ tướng nhận định đây cũng là một điểm mới cần xem xét thấu đáo.
Qua nghe ý kiến của các địa phương trong vùng, Phó Thủ tướng cũng đặt ra việc kết hợp thế nào giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội để bảo đảm hiệu quả tốt nhất.
"Các nước trên thế giới đều thực hiện chiến lược phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau. Chúng ta cũng thực hiện theo tinh thần này. Khi đi các quốc gia khác, người ta khuyên Việt Nam tập trung làm kinh tế ở những nơi tốt, thuận lợi để có nguồn lực dồi dào rồi mới tập trung cho những nơi khó khăn. Nhưng chúng ta không làm vậy được. Đảng xác định kết hợp an sinh xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, từng chương trình, dự án cụ thể. Vậy điểm khác biệt của Việt Nam với các nước như thế nào để có giải pháp tốt hơn, hiệu quả hơn trong vấn đề này?", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu vấn đề.
Đối với vùng miền núi phía bắc, Phó Thủ tướng đề nghị Tổ biên tập bám sát các vấn đề mà Trung ương, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 22 về chủ trương chính sách, phát triển miền núi; Nghị quyết số 16 về phát triển kinh tế-xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Nghị quyết số 43 về bảo vệ biên giới quốc gia và 2 Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ. Trong đó, trọng điểm là các vấn đề sắp xếp lại dân cư, các mô hình cấp gạo cho đồng bào để giữ rừng, sớm xây dựng Đề án phát triển đời sống đồng bào dân tộc...
Đối với phát triển kết cấu hạ tầng, Phó Thủ tướng cho rằng phải kết nối theo hướng Bắc-Nam, theo hình dẻ quạt hướng tới Hà Nội nhưng phải quan tâm cả kết nối Đông-Tây để tăng cường liên kết vùng Tây Bắc và Đông Bắc...
Thành Chung
Theo Chinhphu
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Ngày 5-7, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến Báo cáo viên các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 7-2019 tại 695 điểm cầu. Tham dự điểm cầu Trung ương có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Đồng chí...