Việt Nam vận chuyển 1,5 triệu khẩu trang sang Đức
Việt Nam vận chuyển 1,5 triệu khẩu trang sang Đức bằng máy bay Airbus A350-900 của hãng hãng không quốc gia Vietnam Airlines.
Truyền thông địa phương đưa tin chiếc Airbus A350-900 hạ cánh xuống sân bay Rostock-Laage lúc 10 giờ 35 phút hôm 23/4. Đích thân Bộ trưởng Bộ Nội vụ bang Mecklenburg-Vorpommerns, ông Lorenz Caffier, tới sân bay để nhận số khẩu trang nói trên.
Chúng được đóng gói trong các container và 2.000 thùng, khối lượng khoảng 40 tấn. Tất cả sau đó được vận chuyển đến một nhà kho trước khi cung cấp cho những nơi cần thiết, bao gồm trường học và hệ thống giao thông công công. Ngoài ra, khẩu trang còn được chuyển cho cơ quan thuế, tòa án và lực lượng cảnh sát.
Phát biểu với phóng viên, ông Caffier nói rằng Bộ Nội vụ đã “sử dụng tiền thuế một cách có trách nhiệm khi đặt mua 1,5 triệu khẩu trang từ Việt Nam”.
Video đang HOT
Việt Nam vận chuyển 1,5 triệu khẩu trang sang Đức bằng máy bay Airbus A350-900 của hãng hãng không quốc gia Vietnam Airlines. (Ảnh: NDR)
Trong bối cảnh thiếu hụt khẩu trang do đại dịch COVID-19- ngay cả các bệnh viện và viện dưỡng lão ở Đức cũng không nhận đủ nguồn cung – số khẩu trang nói trên có thể giúp khắc phục tình trạng khan hàng tạm thời. Bộ Nội vụ Đức cũng lên kế hoạch đặt mua thêm khẩu trang nhằm đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch COVID-19.
Hôm 23/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo đại dịch COVID-19 “mới bước vào giai đoạn đầu” nhưng nhiều bang của Đức lại vội vã dỡ bỏ lệnh phong tỏa như mở lại các cửa hàng nhỏ lẻ vào tuần này. Bà Merkel mô tả Berlin “đang ở trên một lớp băng mỏng dù đạt được một số thành tựu khống chế đại dịch nhất định”.
Theo The Guardian, Đức là nước có số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 cao thứ năm thế giới. Tính đến trưa 24/4 (giờ GMT), nước này ghi nhận 153.307 ca nhiễm và 5.575 trường hợp tử vong do COVID-19.
Ca nhiễm nCoV ở Đức tăng lên gần 140.000
Đức báo cáo thêm gần 2.500 ca nhiễm nCoV, giảm đáng kể sau 4 ngày tăng liên tiếp, đưa tổng ca nhiễm cả nước lên gần 140.000.
Viện Robert Koch (RKI), cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 2.458 ca nhiễm nCoV, đưa số ca nhiễm toàn quốc lên 139.897. Số liệu mới thấp hơn mức 3.609 ca hôm qua, khi ca nhiễm mới được ghi nhận tăng 4 ngày liên tiếp.
Đức cũng báo cáo thêm 184 ca tử vong, nâng số người chết lên 4.294, thấp hơn 242 ca hôm qua và 299 ca hôm 17/4.
Thủ tướng Angela Merkel hôm 15/4 tuyên bố Đức đã thành công bước đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 và sẽ dần nới lỏng phong tỏa từ tuần sau. Tuy nhiên, bà cảnh báo "tình hình chưa chắc chắn, vẫn cần cẩn trọng và không nên quá hồ hởi".
Chuyên gia thuộc khoa Bệnh Nhiễm trùng và Nhiệt đới tại Đại học Munich, Đức làm việc với các mẫu máu để nghiên cứu Covid-19 hôm 17/4. Ảnh: Reuters.
Từ ngày 20/4, các cửa hàng dưới 800 m2 sẽ được phép nối lại hoạt động. Trường học dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 4/5. Các quy tắc "cách biệt cộng đồng" vẫn có hiệu lực, như không cho phép tụ tập trên hai người ở nơi công cộng, trừ các thành viên gia đình sống cùng nhau.
Chính phủ Đức tiếp tục đề nghị người dân đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và khi đi mua sắm. Lệnh cấm vẫn duy trì với quán bar, quán cà phê, rạp chiếu phim, tụ điểm âm nhạc và các buổi tụ họp tôn giáo. Các sự kiện lớn cũng bị đình chỉ cho đến ngày 31/8.
Đức có kế hoạch sản xuất 50 triệu khẩu trang mỗi tuần từ tháng 8 để đảm bảo kiểm soát dịch khi nới lỏng các hạn chế. Bộ trưởng Y tế Jens Spahn cho biết một ứng dụng trên điện thoại giúp truy vết tiếp xúc nCoV dành cho người Đức sẽ được ra mắt trong 3-4 tuần nữa.
Uy tín của bà Merkel tăng vọt trong khủng hoảng Covid-19 khi đa số người dân đồng tình với phản ứng bình tĩnh và thận trọng của bà. Theo cuộc khảo sát do mạng lưới truyền hình Đức ARD công bố đầu tháng, 64% người dân hài lòng với các biện pháp kiểm soát dịch của nữ lãnh đạo.
Huyền Lê
Các nhà khoa học Anh phát hiện sốc về sự xuất hiện của Covid-19 ở Trung Quốc Các nhà khoa học giới hạn nguồn gốc bùng phát của đại dịch Covid-19 trong khoảng thời gian từ tháng 9-12/2019, có thể khởi đầu xa hơn về phía nam Trung Quốc chứ không phải Vũ Hán. Vũ Hán dù là nơi bùng phát dịch trên diện rộng đầu tiên trên thế giới nhưng có khả năng không phải là địa điểm bắt...