Việt Nam và Mỹ ký thỏa thuận phát triển kinh tế trị giá 42 triệu USD
Bộ Kế hoạch Đầu tư cùng Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) hôm 15/4 ký thỏa thuận trị giá 42 triệu USD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam.
Về thỏa thuận vừa được ký, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết: “Thỏa thuận này thể hiện cam kết không ngừng của Chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trở thành một nền kinh tế bao trùm, đổi mới sáng tạo và cởi mở hơn. Thông qua hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, chúng tôi đảm bảo rằng hỗ trợ phát triển của USAID sẽ đáp ứng tầm nhìn chung của hai nước về một Việt Nam thịnh vượng và độc lập.”
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ, thỏa thuận trị giá 42 triệu USD với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam, thông qua tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và các hệ sinh thái khởi nghiệp và củng cố nguồn nhân lực.
Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của USAID trong khuôn khổ thỏa thuận sẽ giúp nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển của Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi để họ tiếp cận công nghệ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh, kỹ năng quản lý doanh nghiệp và nguồn vốn.
Thỏa thuận này cũng sẽ thúc đẩy hơn nữa tinh thần khởi nghiệp kinh doanh, kết nối sâu rộng các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam với các tập đoàn, quỹ đầu tư và các tổ chức hỗ trợ khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo quốc tế, đồng thời củng cố nguồn nhân lực chất lượng cao cần thiết cho một nền kinh tế vững mạnh dựa trên tri thức.
Video: Đại sứ Mỹ đánh giá cao Việt Nam trong công tác chống COVID-19
PHƯƠNG ANH
Chỉ cần mở nắp chai nhựa cũng có thể gây ô nhiễm môi trường?
Theo một nghiên cứu mới, chỉ cần mở nắp chai nhựa ra đã giải phóng bụi của các hạt nhựa nhỏ.
Mức độ bụi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng các nhà nghiên cứu từ Đại học Newcastle, Đại học Flinder Úc và Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đã đưa ra một vài con số cho kích cỡ và số lượng mảnh và sợi thải ra mỗi khi chúng ta tác động, cắt và xé một mảnh nhựa.
Thông qua việc sử dụng các dụng cụ có độ chính xác cao như kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu đã đo được các tác động khác nhau đối với các vật phẩm nhựa thông thường.
Chúng bao gồm các tác động như xé mở bao bì gói sôcôla, cắt băng dính và túi nhựa bằng kéo và vặn nắp chai nhựa.
Thực hiện cân đo khối lượng các vật liệu trước và sau mỗi thao tác trên đã cho nhóm nghiên cứu kết quả về khối lượng mà mỗi khối giải phóng ra.
Một số phân tử nhựa này có thể được quét lên và phân tích rõ ràng bằng kính hiển vi và máy quang phổ, cung cấp thêm mô tả về chất thải mà chúng ta không hay biết khi sử dụng nhựa dùng một lần.
Nói rộng ra, có vẻ như chúng ta đã thải ra khoảng 10 - 30 nanogram mảnh nhựa ở bất cứ nơi nào và vài nanomet cho mỗi 3 mét nhựa chúng ta tách ra.
Chúng ta có nên lo lắng về điều này không? Nó có vẻ tầm thường, nhưng khi kết hợp với các vi hạt tạo ra trong mỹ phẩm, quần áo và trong quá trình sản xuất công nghiệp, nó sẽ nhân lên nhiều lần.
Chất thải siêu nhỏ này đã thu hút sự chú ý trong những năm gần đây khi một sự ô nhiễm 'vô hình' trải dài khắp các đại dương và bầu khí quyển của chúng ta, tìm đường đến mọi nơi trên thế giới.
Không giống như những mảnh nhựa cũ và rác thải nilon mà chúng ta thấy đang bóp nghẹt động vật hoang dã, khó có thể hình dung được tác hại tiềm ẩn mà những mảnh nhựa này gây ra.
Đến năm 2060, Trái Đất sẽ có thể có tới 265 triệu tấn chất thải nhựa tích tụ trong môi trường tự nhiên. Hơn 13 % trong số này sẽ là những mảnh nhựa nhỏ hơn 5 mm.
Đối với tất cả các mục đích thực tế, nghiên cứu chưa thể cung cấp một giải pháp vững chắc để loại bỏ khối chất thải microplastic vô hình mà chúng ta vô tình giải phóng trong cuộc sống hàng ngày.
Phương Huyền
Theo Science Alert
Sợi vi nhựa ảnh hưởng đến sự thay đổi hô hấp, sinh sản ở cá Những con cá medaka của Nhật Bản được sử dụng trong một nghiên cứu mới cho thấy sợi vi nhựa đang có xu hướng gây tổn thương tế bào nghiêm trọng và có thể thay đổi nội tiết tố của chúng. Để tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đặt 27 cặp cá medaka khỏe mạnh của Nhật Bản vào bể...