Việt Nam và HĐBA: Hối thúc HĐBA thể hiện vai trò lãnh đạo trong ứng phó với đại dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 25/1, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp trực tuyến, nghe báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 2532 về đại dịch COVID-19.
Đại sứ, Đại biện lâm thời của VN tại LHQ Phạm Hải Anh phát biểu tại một phiên họp trực tuyến của HĐBA LHQ. Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN
Các Phó Tổng Thư ký (TTK) LHQ Rosemary DiCarlo, Jean Pierre Lacroix, Atul Khare và Mark Lowcock phụ trách các vấn đề chính trị – xây dựng hòa bình, hoạt động gìn giữ hoà bình, hỗ trợ hậu cần và hỗ trợ nhân đạo của LHQ đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.
Tại đây, Việt Nam kêu gọi HĐBA LHQ tiếp tục đoàn kết, thể hiện vai trò lãnh đạo trong xây dựng một chiến lược toàn diện và mạnh mẽ hơn ứng phó với đại dịch COVID-19 trong giai đoạn tiếp theo.
Các báo cáo viên cho biết, dịch COVID-19 tiếp tục tác động sâu sắc đến tất cả các nước, làm gia tăng bất bình đẳng, phân biệt đối xử, trong đó phụ nữ và thanh niên bị ảnh hưởng nhiều nhất, cản trở các tiến trình hòa bình và, bầu cử. Một số bên trong các xung đột, các nhóm khủng bố có xu hướng lợi dụng sự bất ổn do dịch bệnh này gây ra để giành lợi thế.
Ước tính số người cần cứu trợ nhân đạo trên toàn cầu đã gia tăng 40% và các quốc gia bị sụt giảm kinh tế tồi tệ nhất trong 90 năm qua cũng là những nước nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Các báo cáo viên cho rằng nguy cơ bất ổn vẫn còn tồn tại và dịch bệnh trên là phép thử về thể chế chính trị toàn cầu. Các Phó TTK LHQ khẳng định sự ủng hộ của các thành viên của HĐBA LHQ có ý nghĩa thiết yếu trong thiết lập và duy trì hoà bình.
Các nước thành viên HĐBA kêu gọi các bên xung đột thực hiện đầy đủ Nghị quyết 2532, tăng cường thực hiện Lời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo của TTK LHQ, hỗ trợ nhân đạo và tạo điều kiện tiếp cận nhân đạo cho người dân tại các nước đang có xung đột, tăng cường ủng hộ và bảo vệ an toàn, sức khỏe cho lực lượng gìn giữ hòa bình.
Video đang HOT
Các nước nhấn mạnh vaccine ngừa COVID-19 phải là hàng hóa công cộng và khẳng định cần giải quyết các tác động kinh tế của dịch bệnh, không để phát triển thành các hệ lụy chính trị, đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế.
Đại sứ Phạm Hải Anh, Đại biện lâm thời của Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ và thực hiện Lời kêu gọi ngừng bắn của TTK LHQ và đề xuất tạo cơ chế giám sát việc thực hiện ngừng bắn, phát huy vai trò của các đại diện đặc biệt của TTK, tổ chức khu vực trong việc làm trung gian, hòa giải xung đột.
Việt Nam ủng hộ và hoan nghênh các phái bộ hòa bình của LHQ đã kịp thời thích nghi với tình hình mới, bảo đảm triển khai sứ mệnh, luân chuyển quân, bảo vệ an toàn, sức khỏe người dân và lực lượng gìn giữ hoà bình.
Đại biện lâm thời của Việt Nam nêu rõ các quốc gia cần tăng cường cam kết hợp tác quốc tế, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương với vai trò trung tâm của LHQ, xây dựng hệ thống y tế toàn cầu tự cường và ổn định. Ưu tiên trước mắt cần tập trung phát triển kinh tế, tăng cường sinh kế của người dân, cung cấp tài chính cho phát triển, bảo đảm tiếp cận vaccine công bằng và bình đẳng.
Nghị quyết 2532 được HĐBA LHQ thông qua ngày 1/7/2020 với 15/15 phiếu thuận, có nội dung chính là kêu gọi ngừng bắn tại tất cả các quốc gia, ủng hộ Lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của TTK nhằm tạo điều kiện ứng phó nhân đạo với đại dịch COVID-19.
Phái đoàn WHO sẽ họp trực tuyến từ khu cách ly Vũ Hán
Đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sang Vũ Hán điều tra nguồn gốc Covid-19, dự kiến họp trực tuyến từ khách sạn đang cách ly vào ngày 15/1.
Peter Daszak, chuyên gia động vật học, thành viên của phái đoàn, chia sẻ: "Cả đội đang trải qua 14 ngày cách ly bắt buộc và được đối đãi rất tốt. Chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc ngay hôm nay với các đồng nghiệp ở Trung Quốc".
Nhóm nghiên cứu đến Vũ Hán trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 mới tại vùng đông bắc. Trước đó, Mỹ kêu gọi WHO tiến hành một cuộc điều tra minh bạch và cáo buộc Trung Quốc che giấu đại dịch.
Dominic Dwyer, chuyên gia virus người Australia, cho biết ông và các đồng nghiệp chỉ tập trung sứ mệnh tìm hiểu nguồn gốc virus.
"Những công việc thế này luôn luôn dính đến chính trị. Nhưng một điều Covid-19 đã dạy chúng ta là cơ sở khoa học tốt sẽ dẫn lối. Cần lấp đầy các lỗ hổng khoa học bằng những câu trả lời thích đáng để mọi người có thêm thông tin, từ đó đưa ra quyết định hợp lý", ông nhận định.
WHO cho biết hai thành viên phái đoàn chuyên gia vắng mặt do dương tính nCoV, họ đang được xét nghiệm kháng thể một lần nữa. Nhóm 15 người còn lại đều có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi đến Trung Quốc. Họ đã được kiểm tra y tế thêm khi quá cảnh tại Singapore.
Các chuyên gia của WHO được nhân viên y tế Trung Quốc hộ tống ở sân bay Vũ Hán, ngày 14/1. Ảnh: AFP
Dwyer cho biết WHO và phía Trung Quốc vẫn đang thảo luận về lịch trình chuyến đi, song ông hy vọng sẽ được đến thăm viện nghiên cứu, bệnh viện và chợ hải sản Hoa Nam, nơi phát hiện các ca nhiễm đầu tiên hồi cuối năm 2019.
"Tận mắt nhìn thấy khu chợ và hiểu được cách nó hoạt động là rất hữu ích, bởi chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu cách virus xâm nhập vào đây từ bên ngoài, lây lan nội bộ và bùng phát ra cộng đồng", ông nói.
Nhóm chuyên gia không được phép tiếp xúc với nhau khi đang cách ly. Vì vậy các cuộc họp hầu như sẽ được tổ chức online.
"Các phòng đều rộng rãi. Chúng tôi được cung cấp đồ tập thể dục và đồ ăn", Dwyer nói thêm. Ông đã nhận được tạ, một tấm thảm yoga.
Phái đoàn chuyên gia WHO có ông Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia về sức khỏe cộng đồng quốc tế của Việt Nam.
Ông Hùng là đồng lãnh đạo Chương trình Sức khỏe Con người và Động vật tại Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế. Ông có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc tại các nước đang phát triển, chủ yếu ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào, nước Tây Phi như Côte d'Ivoire.
Ông Hùng cũng là người đồng sáng lập và lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Hệ sinh thái (CENPHER) tại Đại học Y tế Công cộng (HUPH) ở Việt Nam. Tại đây, ông phát triển danh mục nghiên cứu về sức khỏe nông nghiệp, môi trường.
Xe đâm vào cổng văn phòng Merkel Chiếc ô tô có dòng chữ "Dừng ngay chính trị toàn cầu hóa" đâm vào cổng văn phòng Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin ngày 25/11. "Chúng tôi đang xác định liệu tài xế có cố tình lao xe vào cổng không", cảnh sát Berlin cho biết trên Twitter. "Ông ta đã bị bắt". Chưa có thông tin về thương vong và...