Việt Nam và đối tác đạt thỏa thuận TPP là một thất bại cho Trung Quốc
Việc 12 nước, trong đó có Viêt Nam, tham gia đàm phán TPP đạt được thỏa thuận chung vào hôm 4.10 đã đánh dấu một sự thất bại của Trung Quôc trong cuộc chiến định hình thương mại toàn cầu với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo tờ Wall Street Journal (Mỹ).
Tờ Wall Street Journal (My) bình luận việc đàm phán TPP thành công là một thiệt thòi cho Trung Quôc – Anh: Reuters
Tại vòng đàm phán diễn ra ở thành phố Atlanta (Mỹ), 12 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đã đạt được sự thống nhất trong thỏa thuận TPP, một hiệp định thương mại tự do được kỳ vọng sẽ dọn đường cho việc cắt giảm mạnh, thậm chí là gỡ bỏ ở một số trường hợp, hàng rào thuế quan xuất nhập khẩu và mở cửa thị trường buôn bán hàng hóa, cũng như dịch vụ. Các nước thành viên này bao gồm Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam.
Giới lãnh đạo Nhật Bản xem TPP là yếu tố then chốt cho các mục tiêu kinh tế và an ninh trong bối cảnh Bắc Kinh đang mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á, nơi Tokyo từ lâu đã là nhà đầu tư và “mạnh thường quân” lớn.
Wall Street Journal cho biết Trung Quốc hiện đang trong tuần nghỉ lễ và các quan chức nước này hiện không thể đưa ra bình luận về TPP, nhưng Tân Hoa xã hồi cuối tuần trước đã có bài viết phê bình rằng đàm phán TPP thiếu tính minh bạch.
Một số nhà phân tích Trung Quốc đã lặp lại các chỉ trích từng đưa ra trước đây, cho rằng Washington vạch ra TPP nhằm mục đích kìm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
“Liệu Trung Quốc sẽ tham gia chăng? Liệu TPP do Mỹ dẫn đầu có nhằm mục đích kìm hãm Trung Quốc hay không?”, giáo sư Phong Uy thuộc Trường đại học Phục Đán (Trung Quốc) đặt vấn đề trên trang mạng xã hội Weibo.
Video đang HOT
Wall Street Journal cho biết Trung Quốc từng được mời gia nhập TPP, nhưng Bắc Kinh đã chần chừ trong việc tuân thủ theo nhiều quy định bắt buộc của hiệp định, chẳng hạn như mở cửa mảng tài chính. Giới phân tích nhận định do không tham gia TPP, nên Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội cùng các nước khác định hình một rường cột quan trọng cho hệ thống giao thương thế giới, điều vốn là ưu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Điều then chốt là liệu cải cách kinh tế trong nước của Trung Quốc có đủ (để nước này cạnh tranh với các cường quốc kinh tế khác) hay không. Nếu không thì Trung Quốc sẽ phải bám đuổi Mỹ và mất cơ hội cùng TPP tạo ra các luật lệ”, ông Thời Ân Hoằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Trường đại học Nhân Dân (Trung Quốc) nói.
TPP được cho là sẽ khiến nỗ lực định hình “đường đi nước bước” trong khu vực của Bắc Kinh trở nên kém hiệu quả. Các nỗ lực này bao gồm đề xuất thiết lập Khu vực mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), được Trung Quốc lập ra nhằm mục đích đối đầu với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) của Nhật.
Các nước châu Á đều muốn gia nhập TPP hơn là một khối thương mại do Trung Quốc dẫn đầu, trừ phi Bắc Kinh mở cửa nền kinh tế của mình, ông Masahiro Kawai, cựu quan chức thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản và từng là chuyên gia kinh tế cấp cao về Đông Á – Thái Bình Dương của tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank), bình luận.
Các nhà phân tích còn nhận định rằng không vào TPP cũng đã khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bỏ lỡ cơ hội làm ăn với nhiều quốc gia tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ tại thời điểm Bắc Kinh đang cố cổ súy cho các sáng tạo mang tính công nghệ cao.
Và nền kinh tế Trung Quốc cũng cần có áp lực phát sinh từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài để tạo cú hích cho chương trình cải cách trong nước, vốn đang ngưng trệ, Wall Street Journal dẫn phân tích từ nhiều chuyên gia.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Việt Nam đã đạt được thỏa thuận TPP
Đại diện 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được sự đồng thuận về hiệp ước thương mại tự do có quy mô thuộc hàng bậc nhất thế giới.
Việt Nam sẽ bỏ đến 70% thuế nhập khẩu xe hơi Nhật - Ảnh: Reuters
Reuters dẫn lời các nguồn tin có mặt tại cuộc đàm phán ở thành phố Atlanta thuộc bang George (Mỹ) hôm 4.10 tiết lộ đại diện các nước cuối cùng đã đạt được thỏa thuận TPP.
Mười hai quốc gia Thái Bình Dương tham gia đàm phán gồm Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam.
TPP được soạn ra nhằm thắt chặt quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên và được kỳ vọng sẽ dọn đường cho việc cắt giảm mạnh, thậm chí là gỡ bỏ ở một số trường hợp, hàng rào thuế quan xuất nhập khẩu và mở cửa thị trường buôn bán hàng hóa, cũng như dịch vụ. Các thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP toàn cầu.
Sau 5 năm đàm phán liên tục mà không đạt được kết quả, nhiều quan chức cho rằng vòng đàm phán Atlanta là cơ hội tốt nhất để các bên cùng đi đến đồng thuận. Do đó, thất bại kỳ này sẽ nhấn chìm tương lai của các vòng đàm phán TPP vào bất định.
Trước đó, các quan chức Mỹ đã thông báo hoãn buổi họp báo chung công bố kết quả đàm phán sang rạng sáng 5.10 (giờ Mỹ, tức chiều tối cùng ngày theo giờ Việt Nam).
Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb nhận định việc trì hoãn họp báo TPP phát sinh do các nước phải xem xét các điều khoản trong một thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Úc về thời hạn bảo hộ các loại sinh dược mới.
Đại diện đoàn New Zealand, quốc gia xuất khẩu bơ sữa hàng đầu thế giới, hôm 4.10 cũng đưa ra mong muốn các quốc gia tham gia đàm phán mở rộng cửa để cho phép những sản phẩm bơ sữa của nước này thâm nhập mạnh hơn.
Các nước tham gia đàm phán TPP cũng đã thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp, cũng như hoạt động cạnh tranh với khối doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chi tiết của các vòng đàm phán vẫn không được công khai ra công chúng, mà các nhà thương thuyết sẽ soạn ra một bộ tài liệu cho chính phủ nước họ.
Cũng theo thông tin liên quan đến TPP, hãng tin Nhật Bản hôm 3.10 cho biết Việt Nam đã sẵn sàng cho việc gỡ bỏ dần 70% thuế nhập khẩu dành cho dòng xe Nhật Bản có động cơ dung tích từ 3 lít trở lên trong lộ trình 10 năm. Canada cũng sẽ bỏ mức thuế 6,1% đối với xe hơi Nhật trong vài năm tới.
Ngoài ra, Nhật Bản và Mỹ, thị trường xuất khẩu xe hơi lớn nhất của đảo quốc này, đã đi đến thỏa thuận bỏ ngay lập tức mức thuế 2,5% của Mỹ dành cho hơn 80% các phụ tùng xe hơi nhập từ Nhật. Còn thuế suất đối với xe hơi Nhật sẽ được gỡ bỏ dần trong vòng khoảng 30 năm tới.
Nikkei bình luận những tiến triển nói trên giúp hạ bớt hàng rào thuế quan để tiến vào thị trường Bắc Mỹ và sắp tới là Việt Nam đối với xe hơi Nhật.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Họp báo công bố kết quả đàm phán TPP bất ngờ bị hoãn phút chót Hi vọng đạt được thỏa thuận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 5.10 vẫn chưa thành sau khi 12 nước tham dự đàm phán vẫn chưa thể giải quyết xong các bất đồng. Đại diện các nước tham gia vòng đàm phán TPP tại thành phố Atlanta thuộc bang George (My) chụp hình chung vào...