Việt Nam và CHLB Đức tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực lao động
Ngày 17/7, tại Bộ LĐ-TB&XH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam, ông Christian Berger, đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại buổi tiếp Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cảm ơn đại sứ Christian Berger vì những đóng góp của ông cho quan hệ song phương, đặc biệt là hợp tác lao động, trong thời gian công tác tại Việt Nam. Bộ trưởng mong muốn đại sứ sẽ dành thời gian trao đổi với người kế nhiệm về những vấn đề liên quan đến lao động việc làm, đào tạo nghề giữa 2 nước để thúc đẩy hơn nữa hợp tác Việt – Đức trong lĩnh vực này thời gian tới. Bộ trưởng tin tưởng giữa sứ quán Đức và Bộ LĐ-TB&XH sẽ gắn bó chặt chẽ hơn trong lĩnh vực xã hội, đặc biệt là tạo công ăn việc làm, sự phát triển bền vững, giảm nghèo nhất là khi Việt Nam và EU vừa ký Hiệp định thương mại.
Quang cảnh buổi tiếp.
Bộ trưởng cho biết, dự kiến cuối tháng 9 ông sẽ có chuyến thăm CHLB Đức. Chuyến thăm có 3 mục tiêu cơ bản. Đó là nghiên cứu sâu hơn về đào tạo nghề kép của Đức nhằm hướng tới mục tiêu lâu dài là thoát được bẫy thu nhập thu trung bình và gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nhà trường với phụ huynh và người học. Kinh nghiệm của các Ban trong xây dựng cơ chế chính sách, thúc đẩy đào tạo nghề, đến thăm mô hình đào tạo nghề tốt nhất ở Đức.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam và Đức đang có chương trình đào tạo điều dưỡng viên nên trong chuyến thăm, Bộ trưởng muốn gặp gỡ và có thể bàn thêm với cơ quan đại diện chính phủ Đức về hợp tác lao động giữa chính phủ 2 quốc gia. Ngoài ra, Bộ trưởng mong muốn nghiên cứu thêm kinh nghiệm của Đức trong xây dựng Bộ Luật lao động nhất là khi Việt Nam – Liên minh châu Âu vừa ký hiệp định thương mại tự do.
Video đang HOT
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Đại sứ Christian Berger nhân dịp ông kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Đại sứ Christian Berger tin tưởng chuyến thăm CHLB Đức của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hợp tác lao động giữa 2 quốc gia. Đại sứ cho biết, chương trình đào tạo điều dưỡng viên giữa Việt Nam và Đức liên quan đến vấn đề di cư lao động. Bộ lao động Đức sẽ chắp bút một chiến lược về vấn đề di cư lao động cho Chính phủ liên bang. Đại sứ hy vọng trong chiến lược này, Việt Nam sẽ là một trong số nước được chọn là trọng tâm.
THANH MẠNH
Theo Dansinh
Thủ tướng Việt Nam và Armenia họp báo chung
Chiều 5/7, sau cuộc hội đàm tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Armenia Nikol Pashinyan có cuộc gặp gỡ báo chí.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Armenia Nikol Pashinyan tại buổi họp báo chung - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam luôn yêu mến và trân trọng đất nước và nhân dân Armenia. "Chúng tôi vui mừng nhận thấy Armenia đã vượt qua khó khăn, dưới sự lãnh đạo của ngài Thủ tướng, đã đưa đất nước có bước phát triển đáng mừng", Thủ tướng nói. "Chúng tôi khẳng định chủ trương nhất quán của lãnh đạo Việt Nam, nhân dân Việt Nam là trân trọng quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước".
Về kết quả hội đàm, Thủ tướng cho biết, hai bên nhất trí tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Chính phủ, Quốc hội, doanh nghiệp và giao lưu nhân dân; tiếp tục phối hợp hành động tại các diễn đàn Liên Hợp Quốc, Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào Không liên kết, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển. Hai bên thống nhất tiếp tục nâng cao vai trò của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Armenia về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật và sẽ tổ chức phiên họp vào thời gian tới để bàn, ký những hiệp định quan trọng cũng như tổ chức diễn đàn doanh nghiệp để thúc đẩy thương mại đầu tư, du lịch giữa hai nước. Đây là những biện pháp để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu, là trụ cột của quan hệ song phương, tạo động lực, đột phá về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước thời gian đến.
Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác về giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, an ninh quốc phòng. Hai Thủ tướng đã thảo luận, trao đổi nhiều vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, bao gồm giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế các tranh chấp ở châu Á - Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi họp báo chung - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
"Chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá cao chuyến thăm của ngài Thủ tướng và tin rằng hai bên sẽ mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác nhiều lĩnh vực mà hai nước cùng có lợi để góp phần xây dựng hai nước chúng ta", Thủ tướng nói.
Phát biểu với báo chí, Thủ tướng Armenia khẳng định, chuyến thăm lần này được xem là bước khởi đầu để mở ra trang mới trong quan hệ giữa hai nước và "chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để tin rằng những gì chúng tôi thảo luận tại hội đàm sẽ được triển khai thành công trong thời gian tới".
Theo Thủ tướng Armenia, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và mối quan hệ hữu nghị truyền thống thì hai bên có thể khai phá những tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại cũng như mở ra những cơ hội mới trong những lĩnh vực khác. "Đối với chúng tôi, Việt Nam là người bạn lâu năm. Tôi nghĩ rằng giữa Armenia và Việt Nam sẽ có sự hợp tác mới trong thời gian tới".
Ông cho rằng, Việt Nam có vị thế quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, "khi đến đây, chúng tôi rất ấn tượng trước sự phát triển của Việt Nam không chỉ trên những con số vĩ mô và thực tế những gì chúng tôi thấy. Chúng tôi muốn hai bên có bước hợp tác thực chất". Armenia có thế mạnh riêng của mình và muốn giới thiệu thế mạnh đó, môi trường đầu tư kinh doanh của Armenia với các nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng Armenia phát biểu tại cuộc họp báo chung - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Armenia có thể là nơi Việt Nam đến, đưa sản phẩm của mình sang các thị trường khác như Liên minh châu Âu, Trung Đông. Ông Nikol Pashinyan khẳng định, trong những năm qua Armenia đã có những cải cách mạnh mẽ để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào đây, không có bất cứ rào cản nào. Hai bên nhất trí tháng 10 sắp tới tại thủ đô của Armenia sẽ tổ chức khóa họp lần thứ 2 của Ủy ban Liên Chính phủ và cùng với đó, tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Armenia và "mời các doanh nghiệp Việt Nam sang để có thể tận mắt chứng kiến, tìm hiểu môi trường kinh doanh của chúng tôi, có thể kết nối tìm đối tác hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh".
Hai bên sẽ tiếp tục thảo luận, đi đến ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bắt đầu đàm phán, đi đến ký kết văn kiện tránh đánh thuế hai lần, công nhận lẫn nhau giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa.
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của triển khai đầy đủ Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu để hàng hóa của hai bên có thể tiếp cận thị trường của nhau./.
Đức Tuân
Theo Chinhphu
Chính phủ rút đề xuất nghỉ lễ vào ngày 27/7 Trước đề xuất lấy ngày 27/7 là ngày nghỉ lễ trong năm còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã xin Quốc hội rút nội dung này ra khỏi Dự thảo luật. Chiều 12/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Bộ luật lao động (sửa đổi). Liên quan tới đề xuất ngày 27/7 là ngày nghỉ lễ, chỉ...