Việt Nam và chiến lược “hải lục hợp nhất” ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Lịch sử từ xa xưa cho thấy, với điều kiện địa hình phức tạp, vùng biển Việt Nam hàm chứa sự bất lợi cho phát triển kinh tế cũng như quân sự.

Việt Nam và chiến lược hải lục hợp nhất ở Biển Đông - Hình 1

Đảo Đá Lớn (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Khó phòng thủ

Tuy có cấu trúc địa hình đa phân và núi và biển, song người Việt từ xưa tới nay chủ yếu dựa vào đất, chưa quan tâm đúng mức đến tiềm năng kinh tế các vùng biển mặc dù chiều dài bờ biển Việt Nam chiếm tới 3.260 km.

Trong hơn 10 thế kỷ kể từ năm 938 đến nay, Việt Nam thường đối diện với những nguy cơ tranh chấp về đường biên giới trên bộ, cả ở phía Bắc và ở phía Nam nhiều hơn là trên biển. Ngày nay, đường biên giới trên bộ của Việt Nam với ba nước xung quanh vẫn dài hơn khá nhiều so với đường bờ biển. Cho đến tháng 1/1974, Việt Nam chưa bao giờ phải chịu sức ép quá lớn về tranh chấp chủ quyền đối với khu vực biển và hải đảo.
Đường bờ biển ở miền Trung dài và có nhiều nơi thuận lợi để làm cảng nước sâu, đáng lẽ đó phải là điều kiện vật chất tốt để tạo ra sự giàu có cho quốc gia ven biển. Nhưng một điều đáng tiếc là địa hình ven biển thiếu chiều sâu và chiều rộng không gian nên luôn chứa đựng sự bất lợi cả cho việc phòng thủ lẫn việc phát triển tiềm lực kinh tế của đất nước. Champa một thời hùng mạnh về nghề đi biển cũng vì nguyên nhân này mà bị diệt vong trước cả kỷ nguyên mà thuyền buồn và đại bác thống trị trên các đại dương.

Riêng đối với người Việt, trong thời hậu kỳ phong kiến (thế kỷ XVII-XIX), ít nhất đã có ba chính quyền bị suy sụp và thất bại nhanh chóng sau các cuộc tấ.n côn.g của kẻ địch vào thủ đô qua đường biển (hải quân của Nguyễn Ánh đã đột kích thành công vào Quy nhơn của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc năm 1792, vào Phú Xuân của vua Quang Toản nhà Tây Sơn năm 1801 và sau này Thành Huế của Nhà Nguyễn đã thất thủ trước người Pháp vào năm 1883).

Tất cả điều này chứng minh yếu tố bất lợi về địa hình đối với bên phòng thủ một khi bên tấ.n côn.g đã phong tỏa đường đường biển, không có đường rút lui.

Có thể thấy rằng cấu trúc địa hình chữ S trên đất liền của Việt Nam, dù nằm ngay cạnh một biển vô cùng quan trọng, nhưng dựa trên cấu trúc địa hình này đã không thể hướng nổi các mối quan tâm của cộng đồng cư dân vào các lợi ích kinh tế biển. Từ đó không đủ sức tập trung các nguồn lực từ đất liền cho các mục tiêu dài hạn cho phát triển kinh tế biển.

Sẽ bứt phá khi ở thế chân tường

Lịch sử cho thấy, trong từng thời kỳ nhất định, Nhà nước và xã hội Đại Việt cũng có những mối quan tâm nhất định đối với biển. Giai đoạn từ cuối thời hà Lý đến giữa thời thà Trần (thế kỷ XII-XIII), người Việt đã có sự tận dụng tốt hơn lợi thế của biển để mở rộng quan hệ thương mại với các nước. Đó là thời kỳ chứng kiến sự thành lập, phát triển sầm uất của thương cảng Vân Đồn (từ 1149); các cuộc viễn chinh qua đường biển của người Việt vào lãnh thổ Champa…

Tuy nhiên, trong hai thế kỷ tiếp theo, các kỹ năng của người Việt liên quan biển gần như bị chững lại và suy thoái.

Sự kiện Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 đã mở ra một thời kỳ mới mẻ trong lịch sử Việt Nam, làm xuất hiện xứ Đàng Trong trong cục diện đối đầu với Đàng Ngoài. Quyết định vượt biển vào Nam lúc đó của Nguyễn Hoàng diễn ra khi bị đặt vào đường cùng trước nguy cơ bị họ Trịnh tận diệt.

Những người đi khai phá phương Nam buộc phải có sự thay đổi cả về tư duy, lề lối làm ăn và tập quán sinh hoạt theo hướng gần hơn với biển, điều sẽ không thể có được khi người ta chỉ sinh sống quanh quẩn ở đồng bằng miền Bắc.

Khi phân tích đến yếu tố đặc điểm dân tộc, không nên đổ riệt cho đặc trưng “tâm lý cư dân lúa nước,” cho lề lồi làm ăn có tính tiểu nông “manh mún” từ bao đời nay đã quyết định tư duy “đất liền” của người Việt mà quên đi tâm thức hướng biển.

Lịch sử cũng đã nhiều lần chứng minh, khi bị dồn vào hoàn cảnh không có đường lùi, người Việt rất biết cách bứt phá. Thời hiện đại, chúng ta đã từng biết rõ điều này vào một số thời điểm như mùa đông năm 1946 và mùa đông năm 1986, khi tất cả dân tộc chỉ còn dựa vào niềm tin.

Muốn trở thành một cường quốc trên biển, chắc chắn dân tộc Việt Nam phải tiếp tục bồi đắp bản lĩnh cho mình.

Video đang HOT

Chưa nhận thức đầy đủ vai trò Biển Đông đối với sự phát triển của đất nước.

Năm 1802, Nguyễn Ánh, một ông hoàng rất am hiểu về lợi thế sức mạnh của quyền kiểm soát trên biển với sự giúp đỡ của những người châu Âu đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Tây Sơn.

Trước việc triều Nguyễn được kế thừa những nền tảng kinh tế xã hội có căn tính ven biển dưới thời các chúa Nguyễn trước đây và tiếp tục lựa chọn Huế (Phú Xuân cũ) – một đô thị sát biển làm thủ đô, những tưởng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển về biển. Song thực tế không phải vậy.

Nguyên nhân trước hết vẫn là hạn chế từ thể chế chính trị của nhà nước phong kiến rập khuôn từ Trung Quốc nên mang bản chất chuyên chế, độc đoán cao, không khuyến khích mở cửa bang giao.

Nguyên nhân thứ hai là việc Triều đình Huế, do phải tính đến khả năng cân bằng quyền lực với Miền Bắc và Miền Nam, đề phòng những khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh và dân số đông hơn ly khai đã chủ trương theo đuổi chính sách kinh tế “trọng nông,” “bế quan toả cảng”.

Nguyên nhân thứ ba, các vị vua nhà Nguyễn ưu tiên cho việc mở rộng lãnh thổ đế quốc trên đất liền, chủ yếu là cuộc chiến tranh khốc liệt. Hậu quả của cuộc chiến tranh này đã làm kiệt quệ mọi nguồn sức mạnh của Đại Nam.

Mặc dù dưới thời Minh Mạng, hải quân cũng được quan tâm, hải đội đã tung hoành ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng mọi sự chuyển biến theo chiều hướng tệ hại chỉ sau đó ít lâu (chưa đến 10 năm). Hải quân đã bị bỏ quên, trang bị vũ khí yếu kém, ít luyện tập nên từng bị cướp biển Tàu đán.h bại ngay trước cửa nhà. Phần lớn thuyền bè bị cất vào kho và trở nên mục nát.

Sự lãng quên vai trò của biển trong việc duy trì, củng cố sức mạnh quân sự và kinh tế một thời tạo nên cơ đồ nhà Nguyễn đã khiến Việt Nam phải trả một cái giá khủng khiếp khi chứng kiến sức mạnh quân sự của hạm đội Pháp ở Đà Nẵng vào năm 1858-1859.

Về cơ bản, trong suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam, việc duy trì đường lối đối ngoại và kinh tế chỉ chú trọng quan hệ với Trung Hoa và co.i thườn.g quan hệ với các nước khác đã mang đến một hậu quả tiêu cực lâu dài đối với sự phát triển của dân tộc. Do vậy, mặc dù là một đất nước có vị trí gần biển và giàu tài nguyên biển nhưng người Việt không nhận thức được đúng đắn vai trò của biển, hải đảo thông qua việc sử dụng nhân tố này để phá cục diện mất cân bằng chiến lược với Trung Quốc.

Ngày nay, với đường lối chính sách độc lập, mở cửa trên tinh thần làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của dân tộc và tạo điều kiện khả năng phát triển các tiềm lực kinh tế biển.

Tuy nhiên, việc áp dụng thành công nguyên lý kết hợp giữa hai nhân tố thể chế vượt trước và lợi thế mặt tiề.n của biển còn tuỳ thuộc rất nhiều vào việc hiểu đúng bản chất cả về ưu thế và bất lợi đối với đất nước. Từ đó, xác định bước đi đúng đắn cho việc thực hiện chiến lược biển của quốc gia.

Bên cạnh yêu cầu sớm hình thành học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển và quy hoạch lại toàn bộ không gian lãnh thổ, Việt Nam nhất thiết phải nhanh chóng xây dựng tuyến đường sắt mới xuyên trục Bắc-Nam, xác định lại vị trí trọng yếu làm cảng biển quốc tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.

Việt Nam và chiến lược hải lục hợp nhất ở Biển Đông - Hình 2

Vùng biển Việt Nam có địa hình phức tạp. (Ảnh: T.H/Vietnam ).

“Hải-lục” phải hợp nhất

Nhận thức được vai trò quan trọng của biển Đông, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (2/2007) và Luật Biển Việt Nam 2012 là hai văn bản do cấp quyết sách cao nhất của đất nước thông qua, đề cập trực tiếp và toàn diện về chính sách biển của Việt Nam.

Trong thập kỷ đầu tiên vừa qua của thế kỷ XXI, vấn đề biển, hải đảo đã được chú trọng xem xét trong các loại quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và trung hạn. Tuy vậy, kết quả lại cho thấy một sự nghi ngờ về tính khả thi và hiệu quả kinh tế xã hội của các loại quy hoạch.

Tuy có nhiều ý kiến, song đến nay vẫn chưa có một câu trả lời xác đáng về “thế trận” ra biển của Việt Nam trong khi áp lực an ninh trên biển Đông đang tăng nhanh.

Nhìn vào bức tranh đã phân tích (ở các bài trước), có thể nhận định rằng, tình thế của Việt Nam đối với cục diện trên Biển Đông có thể nói là khá bất lợi. Song, sự bất lợi trên thực tế còn có thể lớn hơn nữa, khi hiểu rằng: lãnh thổ Việt Nam trên đất liền là cả một đới bờ lớn, nơi chịu tác động qua lại các yếu tố từ cả đại dương lẫn lục địa.

Để phát triển đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phải xây dựng được học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển một cách hoàn chỉnh. Học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển không đơn thuần là một bản tập hợp của các loại tư duy quản lý theo ngành lĩnh vực hay tư duy vùng miền, địa phương, có nghĩa là vẫn áp dụng tư duy quản lý “cắt khúc” của đất liền vào mà luôn phải xuất phát từ tính toàn cục cả về không gian lẫn về thời gian của đối tượng quản lý.

Trước hết, để khắc phục hạn chế về hình thể đất nước trên đất liền thuộc dạng “nhà siêu mỏng nằm bên xa lộ,” trong quản lý lãnh thổ cần phải luôn nhất quán cách tiếp cận quản lý tổng hợp dựa trên quan niệm Việt Nam là một quốc gia “lưỡng phần lãnh thổ,” bao gồm phần đất (lục) và phần biển (hải).

Với quan niệm như trên, việc tổ chức không gian toàn lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải theo phương châm “hải-lục hợp nhất”. Mọi tính toán và hành động mang tầm vĩ mô trên đất liền đều phải nghĩ đến tác động của nó đối với biển và ngược lại.

Tiếp theo cần cân nhắc điều chỉnh chức năng kinh tế-quốc phòng của từng vùng miền. Ví dụ như Đông Nam Bộ cần tăng tốc đầu tư, phát triển công nghiệp tàu thuỷ và kinh tế cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế để trở thành đầu mối thương mại và vận tải của toàn khu vực Đông Nam Á; Duyên hải miền Trung nên giảm bớt số khu kinh tế ven biển, số dự án cảng biển để chú trọng vào một số ngành kinh tế đã định hướng như du lịch biển, nghề cá…

Cuối cùng, để nâng cao năng lực quy hoạch phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng-an ninh và điều phối chính sách biển (bao gồm cả vùng bờ), cần nghiên cứu tổ chức lại theo hướng chỉ nên có duy nhất một Uỷ ban quốc gia về các vấn đề biển, hải đảo do Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đứng đầu.

Cần xác định cảng biển trọng yếu

Trên thực tế, muốn phát triển hướng Biển thì con đường lưu thông là vô cùng quan trọng. Năm 2010, dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đã bị “bác” bởi lo sợ nguy cơ lún sâu hơn vào món nợ khổng lồ, hiệu quả kinh tế thì mơ hồ trong khi còn biết bao vấn đề thực tiễn cấp bách của đời sống nhân dân cần phải giải quyết.

Tuy nhiên, vấn đề đường sắt không chỉ là câu chuyện phục vụ hành khách, mà nó sẽ là một dự án quan trọng, phá vỡ thế cô lập, chia cắt làm nhiều khúc ở Miền Trung, Tây Nguyên, mở đường cho phát triển kinh tế biển.

Về cảng, chúng ta cần nói đến tầm quan trọng của dự án Cảng Vân Phong (Khánh Hoà) trong mối quan hệ với chiến lược biển của Việt Nam. Mặc dù có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để làm cảng nước sâu nhưng nếu không có mặt bằng không gian đủ rộng để phát triển đô thị ăn theo và không có đường giao thông thông thoáng để kết nối nhanh chóng với các vùng khác hoặc xuyên được sang Campuchia và Thái Lan thì tiề.n đồ của Cảng này liệu có mấy khả quan?

Trong hệ thống cảng biển ở khu vực phía Nam, có lẽ cần quan tâm hơn đến Cảng Thị Vải – Cái Mép bởi nó hội tụ đầy đủ hơn các điều kiện để phát triển thành một cảng lớn nhất không chỉ của Việt Nam mà cho toàn khu vực Đông Dương. Cảng này cũng nằm xa hơn về phía Nam, nơi ít có khả năng rủi ro liên quan đến những tranh chấpvũ trang nên có thể coi là điểm đến an toàn và có hiệu quả đối với tàu bè thương mại trên khắp thế giới.

Với việc đặt lại vấn đề như trên, một dự án đường sắt mới cho phép tạo ra sự liên kết với tốc độ nhanh chóng và khả năng vận chuyển hàng hoá lớn giữa các miền của đất nước, lại càng thêm cần thiết.

Nếu đường sắt mới kết nối với Cảng Thị Vải – Cái Mép, nó sẽ là tuyến đường vận chuyển hàng hoá tiện lợi hơn bất tuyến vận tải nào khác kỳ giữa Miền Bắc Việt Nam, Lào và Tây Nam Trung Quốc với các nước Đông Nam Á (trừ Philippines), Trung Đông và Nam Á, Châu Đại Dương và Nam Mỹ. Có thể thấy rằng, ý nghĩa cực kỳ to lớn của dự án đường sắt lại nằm ở một việc tưởng chừng ít liên quan, đó chính là để đưa Trường Sa gần hơn với đất liền.

Một ví dụ thường được nhắc đến như bài học về tầm nhìn và sự quyết đoán để đưa đất nước tiến lên, đó là quyết định làm tuyến đường (bộ) cao tốc Seoul-Busan của Tống thống Hàn Quốc Park Chung Hee. Dù gặp rất nhiều phản đối, nhưng thực tế đã chứng minh đó là một quyết định đúng đắn, cho phép kết nối 2 trung tâm kinh tế của đất nước, mở đường cho Hàn Quốc trở thành cường quốc.

Sau khi xem xét nguyên nhân và bài học đã qua để trả lời việc tại sao Việt Nam chưa thể tận dụng vị trí ven biển để trở thành một quốc gia có sức mạnh trên Biển Đông, phải hiểu được rằng một dân tộc muốn vươn ra biển, muốn chứng tỏ được sức mạnh trên biển, trước hết cần có tầm nhìn chiến lược, mang tính toàn cục. Ngoài ra, phải có sự quyết tâm, sức bền bỉ rất cao để vượt qua chính mình bằng việc khắc phục được những hạn chế, tồn tại cố hữu.

Theo xahoi

Mỹ dốc sức giúp Ấn Độ trở thành "Người bảo hộ" an ninh Nam Á

Mỹ khẳng định, xây dựng mối quan hệ hợp tác đồng minh thân thiết với Ấn Độ sẽ có lợi cho cả 2 bên và Ấn Độ, với tiềm lực quốc phòng và tham vọng của mình có đủ khả năng trở thành "Người bảo hộ" an ninh Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.

Ngày 05/03, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Samuel J. Locke Lyle cho biết, Mỹ đang mưu cầu xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết lâu dài với Ấn Độ, vì chỉ có Ấn Độ mới đủ khả năng trở thành "Người bảo hộ" an ninh Nam Á. Thế nhưng, mối quan hệ khá nồng ấm giữa Mỹ và Pakistan sẽ trở thành một rào cản rất lớn đối với mối quan hệ đồng minh Mỹ - Ấn.

Trong một buổi điều trần trước Quốc hội, Tư lệnh Locke Lyle đã nói: "Tuy mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ vẫn đang trên đà phát triển, nhưng chúng ta phải thừa nhận giữa mối quan hệ này còn có một chướng ngại cần khắc phục. Định hướng phát triển tương lai và sự lo lắng của chính phủ Ấn Độ về mối quan hệ giữa Mỹ và Pakistan, chính là những nút thắt phải tháo gỡ trên con đường xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa Mỹ và Ấn Độ".

Mỹ dốc sức giúp Ấn Độ trở thành Người bảo hộ an ninh Nam Á - Hình 1

Ấn Độ sẽ trở thành nước có phi đội máy bay vận tải chiến lược C-17 mạnh thứ nhì thế giới
gồm 10 chiếc, chỉ kém chính Mỹ

Trong một buổi thuyết trình trước Ủy ban quốc phòng của Hạ viện Mỹ, Locke Lyle đã đưa ra lời giải khi cho rằng, chiến lược phát triển thương mại quốc phòng song phương Mỹ - Ấn do Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Carter khởi xướng có tiềm năng rất to lớn, có thể khắc phục được phần lớn những trở ngại trên con đường mở rộng sự hợp tác. Khi trả lời những chất vấn của các nhà lập pháp, Tư lệnh Locke Lyle khẳng định, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tìm kiếm những mối quan hệ thân thiết bên ngoài những liên minh hiện có.

Ông nói: "Như các ngài đã biết, chúng ta đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ đồng minh chiến lược thân thiết về lâu dài với Ấn Độ. Vì vậy, tôi đã từng viếng thăm New Dehli để khởi động quá trình đối thoại. Ấn Độ có khả năng tiềm tàng để trở thành "Người bảo hộ" an ninh trong khu vực của chính họ, tức Ấn Độ Dương, mà chúng ta lại rất hoan nghênh điều đó".

Mỹ dốc sức giúp Ấn Độ trở thành Người bảo hộ an ninh Nam Á - Hình 2

Lực lượng máy bay vận tải C-130J hùng hậu của Ấn Độ

Nhấn mạnh đến mối quan hệ Mỹ - Ấn đang ở trong thời kỳ nồng ấm nhất, kể từ khi Ấn Độ giành được độc lập năm 1947, Tư lệnh Locke Lyle khẳng định, đối với hàng loạt vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ như: bảo đảm an ninh và lợi ích chung của khu vực, thúc đẩy quan hệ mậu dịch trên thế giới, ngăn chặn sự phát triển và chống khủn.g b.ố quốc tế..., tăng cường mối quan hệ hợp tác chiến lược Mỹ - Ấn là vấn đề phải được ưu tiên hàng đầu.

Ông Locke Lyle còn cho rằng, hiện nay có rất nhiều không gian để cải thiện và mở rộng quan hệ giữa 2 nước, Hoa Kỳ rất lạc quan trước tiềm lực mạnh mẽ của Ấn Độ. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra, chính quan điểm "Không liên kết và tự chủ về chiến lược" của Ấn Độ là hạn chế lớn nhất trong mở rộng quan hệ song phương.

Theo số liệu của Tư lệnh Locke Lyle, trải qua quá trình xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện về quốc phòng Mỹ - Ấn trên các lĩnh vực: đối thoại và tìm kiếm hiểu biết chung, diễn tập quân sự, giao lưu phái đoàn quân sự, thương mại vũ khí... trong vòng chưa đến 10 năm, kim ngạch giao dịch quốc phòng giữa 2 nước đã từ con số 0 vươn lên đến 9 tỷ USD.

Mỹ dốc sức giúp Ấn Độ trở thành Người bảo hộ an ninh Nam Á - Hình 3

Chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I đầu tiên trong số 8 chiếc Ấn Độ mua của Mỹ

Ấn Độ hiện đang sử dụng 6 chiếc máy bay vận tải C-130J của Mỹ, họ cũng đã tiếp nhận chiếc đầu tiên, trong số 8 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I "Poseidon" và chiếc đầu tiên trong số 10 máy bay vận tải chiến lược C-17 trong các hợp đồng vũ khí với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ rất muốn Ấn Độ cùng chung sức tham gia trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35.

Cuối cùng Tư lệnh Locke Lyle chốt lại: Xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết với Ấn Độ hiện đã trở thành vấn đề có tính cấp thiết, vừa giúp ích cho Ấn Độ mà cũng có lợi cho Mỹ.

Với ngân sách quốc phòng gần như vô tận và tham vọng trở thành cường quốc trong khu vực, có thể khẳng định chính Ấn Độ là ứng cử viên nặng ký nhất cho vai trò "Người bảo hộ" an ninh cho khu vực Nam Á nói chung và châu Á nói riêng. Mỹ sẽ dốc sức giúp Ấn Độ hoàn thành tâm nguyện

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh lớp 8 bị xử phạt 8 triệu đồng
14:33:29 04/10/2024
Không chịu làm đám cưới, thiếu nữ 18 tuổ.i bị cô ruột 'xởn tóc'
19:00:34 03/10/2024
Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh
20:04:02 03/10/2024
Tiêu hủy 30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An
10:26:18 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
15:44:49 04/10/2024
B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy
22:04:58 04/10/2024
Hà Nội tìm chủ đầu tư vụ cây xanh lộ nguyên bầu nilon sau khi gãy đổ vì bão Yagi
19:07:13 03/10/2024
Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu
19:11:41 03/10/2024

Tin đang nóng

Bà Phương Hằng hát nhạc không xin phép liền bị Chế Linh gọi tên, phán 1 câu sốc
14:33:16 05/10/2024
Sân khấu Kịch mà Minh Dự đang diễn lên tiếng, Phan Đạt bị soi ngược?
13:43:25 05/10/2024
Cặp đôi đóng chị em trên phim nhưng yêu nhau ngoài đời, nhà gái là ngọc nữ màn ảnh hack tuổ.i cực đỉnh
13:31:35 05/10/2024
Yêu qua mạng 4 năm, cặp đôi Nghệ An vừa gặp mặt đã làm lễ dạm ngõ
11:28:29 05/10/2024
Ronaldo gây tranh cãi: B.ị t.ố mượn tên Messi để câu tương tác, cố tính "dìm" các huyền thoại bóng đá
11:04:42 05/10/2024
Diddy bị người tham gia 20 lần kể rõ nội dung buổi tiệc, bí mật sau 1 giờ sáng
10:55:40 05/10/2024
Cát Phượng bất ngờ thông báo mắc 2 bệnh nguy hiểm, Kiều Minh Tuấn sốt ruột
13:24:57 05/10/2024
Nữ diễn viên Vbiz chính thức tổ chức lễ ăn hỏi với chồng doanh nhân vào sáng nay!
13:38:44 05/10/2024

Tin mới nhất

Cứu kịp 3 người bị sóng cuốn khi tắm biển Tuy Hòa

12:48:14 05/10/2024
Lúc này biển động mạnh, thấy người bị nạn kêu cứu, nhiều người hô hoán. Cách đó khoảng 2 km, một người đàn ông khoảng hơn 60 tuổ.i cũng chới với khi bị sóng cuốn xa bờ.

Lũ đất đá tương tự làng Nủ: Dấu hiệu nào nhận biết để phòng tránh?

11:46:12 05/10/2024
Nhóm yếu tố thứ hai là các hình thế thời tiết cực đoan thời gian gần đây đã diễn ra ngày càng khốc liệt, trầm trọng hơn và phần nào đó nó liên quan đến những tác động do biến đổi khí hậu.

Xe ô tô 5 chỗ cháy rụi tại huyện Trảng Bom

11:35:25 05/10/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h ngày 4-10, xe ô tô biển số 61A-605.90 đang di chuyển trên tuyến đường thuộc khu dân cư tại ấp 1, xã Sông Trầu thì bất ngờ bốc cháy.

Hàng trăm người tham gia dập tắt cháy rừng ở thành phố Hạ Long

11:18:00 05/10/2024
Các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua, chế biến dăm gỗ huy động nguồn lực khắc phục thiệt hại cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đảm bảo hoạt động tối đa công suất chế biến, xuất khẩu lâm sản.

Vụ sập cầu Phong Châu: Vận hành 2 phà cơ động phục vụ người dân qua sông Hồng

10:22:35 05/10/2024
Cơ quan chức năng vẫn triển khai tuần tra tìm kiếm người mất tích, trục vớt phương tiện và các nhịp cầu bị sập sau sự cố sập cầu Phong Châu.

An Giang: Cháy lớn thiêu rụi cửa hàng Điện máy xanh

09:59:43 05/10/2024
Công an đã phong tỏa một đoạn đường trên Quốc lộ 91, phân luồng xe qua lại để bảo đảm việc chữa cháy cũng như hạn chế người dân hiếu kỳ tập trung xem.

Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?

06:29:31 05/10/2024
Khi lượng đường trong má.u giảm đột ngột làm hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, run rẩy, choáng váng, thay đổi tâm trạng và đau đầu.

Lợi dụng thi công đường, nhà thầu tự ý khai thác đá trái phép

21:25:58 04/10/2024
Sau đợt sạt lở kinh hoàng vào cuối tháng 10/2020, các tuyến giao thông ĐH1, ĐH2, ĐH5 của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân 5 xã vùng cao tại huyện này.

Hình ảnh công binh dùng phà chở người dân sau vụ sập cầu Phong Châu

21:13:41 04/10/2024
Phà chuyên dụng của quân đội chở phương tiện và người dân qua sông Hồng đã được Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đưa vào hoạt động.

Công an Hà Nội nói về vụ thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư

07:06:22 04/10/2024
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, nam thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư IEC Residences khai nhận, thời điểm xảy ra sự việc anh này say rượu.

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Đồng Nai đốt, chôn lấp 21 con hổ và báo chế.t do nhiễm cúm

19:17:17 03/10/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai quyết định tiêu huỷ 20 con hổ và 1 con báo chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài do nhiễm cúm A/H5N1.

Có thể bạn quan tâm

Vụ Phan Đạt đăng đàn tố đồng nghiệp: Phương Lan xin lỗi, làm rõ thái độ với 3 sao Vbiz

Sao việt

16:46:10 05/10/2024
Sau nhiều ngày im lặng, Phương Lan lần đầu có chia sẻ trên mạng xã hội sau khi Phan Đạt liên tục ẩn ý vạc.h trầ.n đồng nghiệp.

MU lập kỷ lục đáng xấu hổ dưới thời Ten Hag

Sao thể thao

16:42:10 05/10/2024
MU lập kỷ lục đáng xấu hổ khi HLV Erik Ten Hag tiến gần hơn đến việc bị sa thải sau trận hòa trối chế.t 3-3 với Porto ở Europa League.

Vợ Quang Hải bỏ bê mẹ ruột, nịnh nọt mẹ chồng, bị chỉnh đốn liền phán thẳng mặt

Netizen

16:27:17 05/10/2024
Mới đây, bà xã tiề.n vệ Quang Hải - Chu Thanh Huyền đã chia sẻ bức ảnh ôm mẹ chồng đầy tình cảm nhận về nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Không khó nhận ra người đẹp rất thoải mái trong việc chia sẻ nhiều hình ảnh, câu chuyện cùng mẹ...

KATSEYE: Tân binh nhà HYBE đối đầu trực diện NewJeans, quy mô khủng toàn cầu

Sao châu á

16:20:46 05/10/2024
KATSEYE là một nhóm nhạc toàn cầu gồm 6 thành viên, được thành lập bởi sự hợp tác giữa Geffen Records và HYBE. Nhóm này ra đời thông qua chương trình sống còn The Debut: Dream Academy , một cuộc thi tuyển chọn với sự tham gia của 120.00...

Khám phá Thung Nai ở Hòa Bình

Du lịch

16:16:57 05/10/2024
Thung Nai ở Hòa Bình là địa danh đã quá quen thuộc với dân phượt, nơi đây sở hữu khung cảnh thiên nhiên hữu tình với không khí trong lành.

Nhận miễn phí game có giá gần 300.000 VND, người chơi không mất tiề.n nhưng vẫn hụt hẫng

Mọt game

16:11:45 05/10/2024
Dù không phải bỏ ra chi phí nào cũng như chỉ mất vài thao tác đăng nhập, click để nhận trò chơi, thế nhưng không phải lúc nào người dùng của Epic Games Store cũng có thể cảm thấy hài lòng.

Michael Bublé: "Hậu duệ" của huyền thoại nhạc Jazz Frank Sinatra, cực "ăn khách"

Sao âu mỹ

15:54:22 05/10/2024
Không chỉ được xem là hậu duệ của huyền thoại nhạc Jazz Frank Sinatra bởi giọng ca ngọt ngào luyến láy, Michael Bublé còn làm cho khán giả ngất ngây bởi ngoại hình lịch lãm hút mắt.

Đi Giữa Trời Rực Rỡ: Quảng cáo lộ liễu, nữ chính làm lố khiến khán giả ngán ngẩm

Phim việt

15:47:34 05/10/2024
Giữa loạt ồn ào chưa lắng, Đi giữa trời rực rỡ lại tiếp tục khiến người xem ngán ngẩm, tranh cãi nhiều vì một chi tiết trong tập phim mới nhất. Khán giả không khỏi bày tỏ sự thất vọng với một bộ phim từng được đặt nhiều kỳ vọng.

Hằng Du Mục 'nối lại' tình xưa với Tôn Bằng, lấp ló bế con trong tiệc sinh nhật?

Trẻ

15:15:16 05/10/2024
Sau những ồn ào chuyện hôn nhân, gia đình, Hằng Du Mục vẫn tập trung vào công việc livestream bán hàng của mình. Tuy nhiên, dù đã chính thức l.y hô.n từ cuối tháng 8 nhưng cuộc sống của Hằng Du Mục vẫn nhiều lần bị ảnh hưởng bởi chồng cũ.

El Salvador gia hạn lần thứ 31 tình trạng khẩn cấp chống tội phạm băng đảng

Thế giới

15:03:35 05/10/2024
Đây là lần gia hạn lần thứ 31 kể từ quốc gia Mỹ Latinh này ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hồi tháng 3/2022 và lần thứ 2 kể từ thời điểm Tổng thống Nayib Bukele tái đắc cử nhiệm

Ba người con nuôi của Phi Nhung mời Hoài Linh tham gia liveshow đặc biệt

Nhạc việt

15:01:39 05/10/2024
Quỳnh Trang, Tuyết Nhung và Thiêng Ngân nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ nghệ sĩ Hoài Linh, Trung Dân, Thoại Mỹ... khi tổ chức liveshow.