Việt Nam và các nước Ấn Độ-Thái Bình Dương diễn tập SEACAT 2019 tại Singapore
Cuộc diễn tập thường niên năm nay có sự tham dự của 11 nước, con số kỷ lục kể từ khi SEACAT được tổ chức lần đầu vào năm 2002.
Theo DVIDS, cuộc diễn tập hàng hải Hợp tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) vừa khai mạc tại Singapore ngày 19/8 với sự tham gia của Mỹ và 10 quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Mục tiêu của cuộc diễn tập SEACAT là tập hợp các quốc gia đối tác trong khu vực, tham gia vào khóa đào tạo “ thế giới thực, thời gian thực” được thiết kế để tăng cường khả năng giao tiếp, phối hợp, chống buôn lậu và cướp biển.
Một hoạt động trong khuôn khổ SEACAT 2018.
Bài tập nhấn mạnh các kịch bản huấn luyện thực tế trong đó những người tham gia sẽ thực hành xác định, theo dõi và lên tàu với các tàu tham gia tập trận.
Video đang HOT
“ SEACAT nhằm đảm bảo an ninh hàng hải khu vực ở mức độ tốt nhất. Lần này, số quốc gia tham dự đông nhất từ trước đến nay, cùng nhau chia sẻ các thách thức và khả năng thực hành tốt nhất. Không có nơi nào tốt hơn để tăng cường khả năng nhận biết, chia sẻ và phản ứng hơn là cùng nhau phối hợp trên biển“, Chuẩn đô đốc Joey Tynch, chỉ huy lực lượng hậu cần Tây Thái Bình Dương thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ (Task Force 73) cho biết.
SEACAT thúc đẩy các cam kết chung cho quan hệ đối tác hàng hải, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á. Các quốc gia tham gia bao gồm Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.
Một trung tâm hoạt động hàng hải ở Singapore đóng vai trò là trung tâm tập trung để điều phối và chia sẻ thông tin trong việc theo các tàu trong suốt cuộc tập trận. Các sĩ quan liên lạc sẽ nhận báo cáo mô phỏng về các tàu tình nghi ở eo biển Singapore và Malacca, Biển Andaman hoặc Biển Đông.
Năm nay có 14 tàu và hơn 400 nhân sự tham gia diễn tập. Các đơn vị Hải quân Mỹ bao gồm các nhân viên của Phi đội Khu trục 7; Máy bay P-8 Poseidon được giao cho Lực lượng đặc nhiệm 72 và nhân viên của Lực lượng đặc nhiệm 73.
SEACAT, bắt đầu vào năm 2002 dưới tên gọi “Hợp tác chống khủng bố ở Đông Nam Á”, đã được đổi tên vào năm 2012 để mở rộng phạm vi huấn luyện giữa hải quân khu vực và bảo vệ bờ biển.
(Nguồn: DVIDS)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Lầu Năm góc thừa nhận đầu tư mạnh vào châu Á để chống Trung Quốc
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã cáo buộc Trung Quốc phá hoại chủ quyền của các quốc gia khác, cảnh báo rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang đầu tư "đáng kể" vào các chương trình cần thiết để đảm bảo sự ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan
Người đứng đầu Lầu Năm Góc nhấn mạnh tại Diễn đàn quốc phòng hàng đầu châu Á, Đối thoại Shangri-La ở Singapore rằng, khu vực này vẫn là ưu tiên hàng đầu của Washington trong bối cảnh các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên.
"Ấn Độ-Thái Bình Dương là nhà hát ưu tiên của chúng tôi. Chúng tôi đang đầu tư vào khu vực", ông tuyên bố hôm thứ Bảy.
"Chúng tôi muốn đảm bảo không đối thủ nào tin rằng họ có thể thành công đạt được các mục tiêu chính trị thông qua các lực lượng quân sự", ông Shanahan tuyên bố và lưu ý rằng Lầu Năm Góc đã yêu cầu mức chi cao nhất mọi thời đại là 104 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển cộng với 125 tỷ USD cho việc sẵn sàng hoạt động trong khu vực vào năm tài chính tiếp theo.
Ông Shanahan cũng gay gắt cáo buộc Trung Quốc vi phạm các quy tắc quốc tế trong khu vực.
"Có lẽ mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với lợi ích sống còn của các quốc gia trong khu vực này đến từ những ai tìm cách phá hoại, thay vì duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Chúng tôi sẽ không phớt lờ hành vi của Trung Quốc", Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nhấn mạnh.
Ông Shanahan sau đó kêu gọi chấm dứt các hành vi của Trung Quốc mà ông tuyên bố là "làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia khác và gieo rắc sự ngờ vực đối với ý định của Bắc Kinh".
Washington từ lâu đã thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết các vùng biển chiến lược, đóng vai trò là cửa ngõ cho hàng nghìn tỷ USD trong thương mại hàng hải hàng năm.
Washington thường xuyên phái các tàu chiến và máy bay chiến đấu của họ tới các vùng biển để bảo vệ thứ mà họ gọi là tự do hàng hải, một động thái mà Bắc Kinh tuyên bố là khiêu khích.
Theo Danviet
Lý do TQ cử đại diện tham dự diễn đàn Shangri-La 2019 Lần đầu tiên kể từ năm 2011, Trung Quốc sẽ cử đại diện tới tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La (SLD) diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 2/6 tại Singapore, theo Diplomat. Tờ Diplomat (Anh) ngày 29/5 đưa tin, Trung Quốc sẽ cử Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa tới tham dự SLD 2019. Ông Ngụy dự kiến sẽ phát...