Việt Nam ủng hộ Lào 200.000 USD khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện
Đại diện Bộ Ngoại giao đã trao cho đại sứ Lào tại Việt Nam số tiền ủng hộ, khẳng định sẵn sàng làm những gì có thể để hỗ trợ láng giềng vượt qua khó khăn.
Chiều 26/7, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trao cho Đại sứ Lào tại Việt Nam Thongsavanh Phomvihane số tiền 200.000 USD để hỗ trợ chính phủ và nhân dân Lào khắc phục hậu quả sau sự cố vỡ đập thủy điện tại tỉnh Attapeu vừa qua.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh những ngày qua, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam hết sức quan tâm, theo dõi tin tức về sự cố đáng tiếc này với sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc nhất dành cho nhân dân Lào anh em.
Thứ trưởng khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng làm những gì có thể để hỗ trợ Lào vượt qua khó khăn, nhanh chóng khắc phục hậu quả của sự cố.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung (phải) trao số tiền ủng hộ thông qua đại sứ Lào tại Việt Nam Thongsavanh Phomvihane. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Thay mặt chính phủ Lào, Đại sứ Thongsavanh Phomvihane bày tỏ xúc động sâu sắc và chân thành cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần của chính phủ và nhân dân Việt Nam. Đại sứ hứa sẽ chuyển số tiền hỗ trợ của chính phủ Việt Nam tới chính phủ Lào trong thời gian sớm nhất, góp phần hỗ trợ đồng bào khu vực bị ảnh hưởng nhanh chóng vượt qua khó khăn.
Trước đó, ngày 24-25/7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi điện thăm hỏi tới các đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Lào. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện thăm hỏi tới Bộ trưởng Ngoại giao Lào.
Video đang HOT
Sự cố vỡ đập xảy ra tại công trình thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy thuộc tỉnh Attapeu vào tối 23/7, khiến nước từ hồ chứa tràn về hạ du nhanh chóng làm ngập nhiều bản làng. Ước tính hơn 6.600 người nằm trong vùng ảnh hưởng, với ít nhất 27 người thiệt mạng và 131 người mất tích tính đến ngày 26/7.
Theo ghi nhận của phóng viên Zing.vn tại hiện trường, mực nước trong ngày 26/7 đã giảm, trời đã bớt mưa nhưng công tác cứu hộ vẫn gặp nhiều trở ngại do địa hình đồi núi lại bị chia cắt, cô lập. Việc tiếp cận các địa bàn bị ảnh hưởng hầu như chỉ có thể bằng thuyền hoặc máy bay trực thăng nhưng cũng vô cùng khó khăn.
Theo Zing.vn
Từ rốn lũ sau sập đập thủy điện Lào: Bùn phủ đỏ Attapeu
Phóng viên Zing.vn đã tới Attapeu, nơi bị ngập sau vụ vỡ đập thủy điện tại Lào. Nước đã rút nhưng việc cứu hộ vẫn gặp nhiều khó khăn vì địa bàn đồi núi bị chia cắt, cô lập.
Sau ba ngày xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy ở tỉnh Attapeu (Lào), chiều 26/7, nhiều bản làng huyện Sanamxay vẫn còn ngập sâu trong nước lũ đục ngầu. Trên tuyến đường 8 km từ trung tâm huyện này về các bản làng còn ngập ngụa trong bùn nhão đất đỏ, nhiều ngôi nhà bị lũ dữ giật sập nằm ngả nghiêng.
Vụ vỡ đập tối 23/7 đã khiến nước từ hồ chứa tràn xuống vùng hạ du, nhanh chóng gây ngập nhiều bản làng. Theo thông tin từ nhà chức trách Lào, hơn 6.600 người nằm trong vùng ảnh hưởng, với ít nhất 27 người thiệt mạng và 131 người mất tích tính đến ngày 26/7.
Theo ghi nhận của phóng viên Zing.vn tại hiện trường, mực nước trong ngày 26/7 đã giảm, trời đã bớt mưa nhưng công tác cứu hộ vẫn gặp nhiều trở ngại do địa hình đồi núi lại bị chia cắt, cô lập. Việc tiếp cận các địa bàn bị ảnh hưởng chỉ có thể bằng thuyền hoặc máy bay trực thăng nhưng cũng vô cùng khó khăn. Hàng nghìn ngôi nhà ở 6 bản Khộc Còng, Hỉn Lạt, Thà Sẻng Chăn, Thà Hỉn, Să Mỏng Tạy, Mày, huyện Sanamsay vẫn còn ngập sâu trong nước, bùn nhão đất đỏ. Lực lượng cứu hộ di chuyển vào các khu vực này gặp nhiều khó khăn.
Một số nước đã cử các đoàn cứu hộ và đưa hàng cứu trợ đến Attapeu, bao gồm Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người dân tại vùng bị ảnh hưởng vẫn chưa thể tiếp cận hàng cứu trợ.
Khu vực bị ngập có người Việt sinh sống tuy nhiên chưa rõ số lượng. Một nhân chứng kể với AFP rằng trong vòng 5 tiếng từ 21h tối 23/7 đến 2h sáng 24/7, nước đã ngập đến tầng thứ ba căn nhà nơi anh trú ẩn, buộc anh phải tìm đường leo lên mái nhà.
Công trình thủy điện đang được xây dựng bởi Công ty Năng lượng Xe Pian Xe-Namnoy (PNPC). PNPC là công ty liên doanh được thành lập vào tháng 3/2012 giữa một doanh nghiệp nhà nước Lào với hai doanh nghiệp Hàn Quốc và một doanh nghiệp Thái Lan. Đến nay công trình đã hoàn thành khoảng 90%, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2019.
Đập bị vỡ nằm trong 5 đập phụ của dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy. Dự án này còn có 2 đập chính, hợp thành một phức hợp các đập chuyển dòng và dẫn nước từ 3 con sông đổ về nhà máy phát điện. Dự án ước tính trị giá 1,02 tỷ USD.
Lào đẩy mạnh xây dựng thủy điện trong những năm qua nhằm mục tiêu trở thành nguồn cung cấp điện cho Đông Nam Á. Theo một bài viết trên tạp chí Diplomat hồi tháng 4, Lào đang vận hành 42 nhà máy điện trên toàn quốc, trong đó có 39 nhà máy thủy điện.
Ba ngày chống chọi với lũ dữ, chiều cùng ngày, hàng chục người ở bản Khộc Còng, huyện Sanamxay mắc kẹt trên nương rẫy đã chèo thuyền độc mộc trở về. Ôm chú chó ướt sũng, lấm lem bùn nhão đất đỏ, cậu bé On Cun cho hay ba gia đình với khoảng 12 người bị kẹt trên rẫy do nước lũ bất ngờ dâng cao, tràn về. "Ba ngày qua em cùng cha mẹ cùng nhiều dân làng chịu cảnh đói, rét, đến chiều nay lũ rút mọi người mới dám chèo thuyền về nhà", Cun nói.
Vỡ đập thủy điện Lào: Từ vết nứt trên đập đến biển nước nhấn chìm Một đập phụ của dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy sụp đổ đã giải thoát lượng nước khổng lồ xuống hạ lưu, nhấn chìm nhiều khu vực của tỉnh cực đông nam Appateu.
Minh Hoàng (Từ Attapeu)
Theo Zing.vn
(Trực tiếp từ Lào): Các đoàn cứu trợ liên tục vào vùng rốn lũ Chiều 26/7, theo ghi nhận của PV Dân trí tại vùng rốn lũ thuộc huyện Sanamxay (tỉnh Attapeu, Lào) - nơi xảy ra vụ vỡ đập thủy điện kinh hoàng, các đoàn cứu trợ quốc tế đã huy động nhiều xe ô tô, ca nô đưa đồ tiếp tế cho người dân và tiến hành giải cứu người mắc kẹt. Người dân tại...