Việt Nam từ chối hộ chiếu “lưỡi bò”
Telegraph (Anh) cho biết, hộ chiếu mới của Trung Quốc, có hình bản đồ “lưỡi bò”, bị từ chối đóng dấu khi chủ nhân nhập cảnh vào Việt Nam.
David Li, 19 tuổi, đến từ Quảng Đông cho biết “Họ tuyên bố hộ chiếu của chúng tôi vô giá trị. Họ nói rằng bản đồ trên hộ chiếu mới, biên giới biển của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam. Nếu họ đóng dấu hộ chiếu này, điều đó có nghĩa là họ thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc”.
Các hành khách khác trên chuyến bay của David Li cũng gặp trường hợp tương tự và những vị khách này đều phải mua hộ chiếu mới với giá 50.000 VNĐ.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 22/11/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này, trong đó có in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn (đường lưỡi bò), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nhấn mạnh:
“Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên”.
Theo ANTD
Hà Nội... xâm
Hà Nội nghìn năm đang bị lắm thứ xâm phạm. Theo thống kê của Sở NNPTNT Hà Nội thì từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 1.616 vụ vi phạm Luật Đê điều.
Nguồn: Website Tổng cục Thủy lợi.
Riêng 6 tháng đầu năm 2012, toàn thành phố đã phát sinh 128 vụ.
Những vi phạm xảy ra trên toàn bộ 20 tuyến đê chính- dài gần 470km và 25 tuyến đê bối- dài 82,537km chủ yếu bởi sự cố tình xâm phạm hành lang bảo vệ đê điều để xây nhà cấp 4, dựng lều quán, chợ tạm đào xẻ đê, khai thác cát sỏi, xây lò gạch... Các hành vi xâm phạm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thoát lũ và an toàn đê.
Theo ngành VHTTDL thì số di tích văn hóa bị xâm phạm cũng lên tới hàng nghìn. Ngày ngày, cổng chùa đang bị biến thành chợ, thành quán ăn, nơi bán giày dép, hoa quả, thậm chí các phật tử xung quanh không lúc nào nguôi hành vi "xâm" mỗi năm một ít... đất của chùa.
Theo Cty điện lực Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố vẫn còn 1.140 trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Việc xâm phạm này diễn ra quen thuộc đến mức người ta thấy đó là chuyện thường ngày ở thủ đô. Nhiều người hồn nhiên dựng lều, quán, hồn nhiên buôn bán, hồn nhiên ăn uống dưới bốt điện hay cột điện cao thế. Có người coi thường tính mạng, tận dụng dây điện làm dây phơi quần áo...
Xâm phạm đất đai của công thì diễn ra thường xuyên, liên tục và ngày càng tinh vi. Bằng mọi cách, người ta có thể hô biến hàng trăm hécta đất nông nghiệp thành đất ở. Sân trường thành bãi gửi xe, công viên, ghế đá là nơi bán hàng... Còn chuyện vỉa hè, hành lang an toàn giao thông bị xâm phạm thì "dài như cổ tích" bên sông Hồng. Nhà nhà đua nhau xâm lấn, người người cố tình tận dụng biến không gian công cộng thành không gian riêng...
Chỉ cần đứng một chỗ, nhìn ra xung quanh cũng thấy đủ các thứ "xâm" đang ngày càng tràn lan ở Hà Nội. Thực tế thì chính quyền thủ đô đã dùng nhiều biện pháp để ngăn chặn các thứ "xâm" ấy. Không có luật thì làm ra luật, thiếu nghị định, thông tư thì nhanh chóng ban hành, thiếu người thì tăng biên chế...
Vậy mà, các loại "xâm" vẫn như vòi bạch tuộc, chặt vòi này nó lại mọc ngay vòi khác. Lịch sử đã chứng kiến bao phen thủ đô đương đầu với giặc ngoại xâm, lần nào cũng kiên cường và nhanh chóng ca khúc khải hoàn. Nhưng ngày nay, cuộc chiến với các thứ "xâm" làm tan nát thủ đô này có vẻ khó có hồi kết.
Rõ ràng các loại "xâm" bây giờ đâu có nguy hiểm, ác liệt như giặc ngoại xâm, nhưng bởi những kẻ có thể gọi thành tên như: "Lợi ích nhóm", "phạt cho tồn tại", "đánh trống bỏ dùi" "buông lỏng quản lý" "mùa nào thức nấy", "thông đồng cùng hưởng"... nó đang làm cho các thứ "xâm" ấy tồn tại dai dẳng như một thứ ký sinh.
Luật Thủ đô đang được Quốc hội thảo luận sôi nổi. Nếu được ban hành thì liệu rằng luật có là liều thuốc đủ mạnh để quét sạch các thứ "xâm"?
Theo laodong
Diễn tập bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam Buổi diễn tập đưa ra tình huống giả định: vùng biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam bị địch đưa người nhái đổ bộ, hòng xâm chiếm vùng biển đảo chủ quyền của ta. Tuy nhiên, với sự mưu trí, linh hoạt, giỏi vũ thuật và đặc biệt tinh thần cảnh giác luôn ở...