Việt Nam tự chế ôtô rẻ, tốt: Nói không ai tin?
Tác giả bức tâm thư về công nghiệp ôtô, ông Bùi Ngọc Huyên khẳng định: các DN Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được ô tô, với chất lượng tốt và giá rẻ hơn xe lắp ráp của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Việt Nam làm xe rẻ, tốt?
Ông Huyên cho biết, hiện nay Vinaxuki đã sản xuất được khung xe ô tô từ 5-8 chỗ ngồi, sắp tới sẽ lắp động cơ của Nhật Bản cùng các linh kiện sản xuất tại Thái Lan mà nhiều DN DFI tại Việt Nam vẫn mua về lắp ráp.
Với cách làm này, chất lượng xe sẽ tốt và giá thành chắc chắn rẻ hơn xe của DN FDI.
Cơ sở để ông Huyên khẳng định điều này là giá linh kiện nhập khẩu đang bị các DN FDI đẩy lên rất cao. Hầu hết các DN ô tô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại đều là những tên tuổi nổi tiếng toàn thế giới. Khi đã là những thương hiệu lớn thì mọi chi phí đều được tính khá cao.
Có chính sách tốt, Việt Nam sẽ chế tạo ô tô rẻ đẹp.
Chẳng hạn 1 chiếc vành đúc hợp kim nhôm 16 inch dùng cho lốp xe cỡ 195 nhập khẩu từ Trung Quốc về có giá 600.000 đồng, còn đặt mua của 1 DN FDI Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam có giá 800.000 đồng, vậy nhưng các hãng ô tô tên tuổi lớn đang bán ra với giá 3 triệu đồng.
Ngoài ra khách hàng thường phải trả cho giá trị thương hiệu khoảng 10% giá bán xe, vì vậy mà giá ô tô bị đẩy lên cao và họ có lãi rất lớn.
Tuy nhiên, theo ông Huyên, để DN ô tô trong nước hạ giá thành thấp hơn nữa và tăng tính cạnh tranh cũng như thúc đẩy công nghiệp ô tô phát triển cần có sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các chính sách phù hợp với thực tế.
Hiện nay chúng ta đang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá bán xe. Với cách làm này thì không khuyến khích các DN đẩy mạnh nội địa hóa.
Ở các nước trong khu vực người ta thực hiện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá đơn hàng nhập khẩu bộ linh kiện. Chẳng hạn DN nhập khẩu 100% linh kiện xe về lắp ráp, với giá 10.000 USD/ bộ, khi chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là 45% thì chi phí sẽ cao, còn nếu DN nào nội địa hóa được 50%, chỉ nhập 50%, khi áp 45% thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí sẽ thấp hơn một nửa.
Video đang HOT
Tức là càng nội địa hóa nhiều, nhập khẩu ít thì chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ít. Cách làm này sẽ giúp các DN có tỷ lệ nội địa hóa cao giảm được giá thành, tăng tính cạnh tranh mà không hề vi phạm quy định của các hiệp định thương mại đã ký kết.
Tâm huyết bày tỏ với ai?
Theo ông Huyên, chính sách đối với công nghiệp ô tô hiện nay chỉ ưu đãi cho lắp ráp. Các DN nhập khẩu bộ linh kiện về lắp ráp xe được ưu đãi thuế nhập khẩu thấp bằng 1/2-1/3 so với nhập khẩu xe nguyên chiếc.
Với chính sách này, chỉ cần DN đầu tư 1 dây chuyền đơn giản, chi phí thấp, thực hiện 4 công đoạn cuối cùng là hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định, rồi nhập toàn bộ linh kiện về lắp ráp là được ưu đãi thuế.
“Như vậy sẽ không khuyến khích các DN đẩy mạnh nội địa hóa. Nếu chỉ ưu đãi về lắp ráp thì khó hình thành ngành công nghiệp ôtô vì lắp ráp chỉ chiếm 6% giá trị một chiếc xe”, ông Huyên nói.
Cần có niềm tin vào năng lực của DN Việt Nam.
Việc sản xuất những phụ tùng cốt lõi như thân, vỏ xe và hộp số động cơ đến nay chưa được chú ý dù có đầu tư, sản xuất thì không nhận được ưu đãi.
Cụ thể như Vinaxuki đã đầu tư, tự sản xuất được toàn bộ khung xe từ 5-8 chỗ, nếu tính tỷ lệ nội địa hóa đạt 39%. Bên cạnh đó Vinaxuki cũng tự sản xuất 1 số linh kiện và mua của các nhà cung cấp tại Việt Nam, tính chung đạt tỷ lệ nộ địa hóa 53%, nhưng không hề nhận được ưu đãi nào của Nhà nước, phải đi vay thương mại, có thời điểm lãi suất tới 20%/năm để nhập thiết bị, máy móc, trong khi lợi nhuận của ngành này chưa tới 10%.
Vấn đề là Chính phủ phải có sự hỗ trợ DN, ngành công nghiệp nào không có sự nuôi dưỡng, hỗ trợ thì khó thành hình là điều dễ hiểu, ông Huyên cho biết.
Các nước trong khu vực đã có các chính sách hỗ trợ, bảo vệ, khuyến khích các DN đầu tư sản xuất.
Chẳng hạn để khuyến khích các DN sản xuất thân vỏ, máy móc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, ở nhiều nước DN sẽ được vay vốn ưu đãi 100 triệu USD trong 20 năm, nếu làm động cơ được vay tiếp 100 triệu nữa cũng với thời hạn 20 năm. Trong khi ở Việt Nam, chính sách này chưa có. .
“Chúng tôi sản xuất ôtô con, đề nghị nếu đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 50% thì giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Công thương đồng tình, nhưng Bộ Tài chính thì không. Tại các nước khác khi tăng tỷ lệ nội địa hóa thì thuế sẽ được giảm là điều chắc chắn”, ông Huyên nói.
Không những thế, rất nhiều cán bộ trong các cơ quan chức năng không có lòng tin. Nhiều cán bộ chỉ ca ngợi hàng ngoại. Với họ, tư duy của họ là Việt Nam không làm được ô tô, ngành này phải dành cho nước ngoài. Vì thế rất hờ hững, DN khó khăn đề nghị cũng không ai giải quyết.
“Tôi rất tin rằng nếu Chính phủ có một chiến lược, một quy hoạch, một chính sách hợp với thực tế hỗ trợ các DN đầu tư thì 10 năm nữa, DN ô tô trong nước sẽ có đóng phần lớn đưa ngành công nghiệp ô tô phát triển, giảm nhập siêu, người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa tốt và giá rẻ hơn”, ông Huyên bày tỏ.
Theo Trần Thủy
Vef
Lập hồ sơ các doanh nghiệp có nguy cơ đình công cao
Thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp lao động tập thể, đình công trên địa bàn TPHCM diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Chính vì vậy, UBND TPHCM vừa yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên.
Tranh chấp lao động nhiều và phức tạp
Là đô thị công nghiệp - dịch vụ lớn nhất nhì cả nước, TPHCM quy tụ nhiều doanh nghiệp hoạt động với hàng trăm ngàn công nhân. Chính vì quy mô sản xuất lớn và đa dạng nên TPHCM cũng là địa bàn xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TPHCM, trong giai đoạn 2007-2012, toàn thành phố xảy ra hơn 680 vụ tranh chấp lao động, chiếm gần 22% tổng số vụ của cả nước. Riêng trong năm 2013, trên địa bàn thành phố xảy ra gần 100 vụ với sự tham gia của hơn 30.000 lao động.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn thành phố cũng đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động tập thể nghiêm trọng, điển hình như vụ tranh chấp ở công ty TNHH Young Woo (100% vốn Hàn Quốc, nằm ở huyện Hóc Môn). Để giảm lương công nhân, công ty này đặt ra hàng loạt quy định lạ đời bắt công nhân phải chấp nhận. Không chịu nổi sự chèn ép, công nhân đã nhiều lần ngừng việc phản đối nhưng lãnh đạo công ty này vẫn bất chấp yêu cầu chính đáng của người lao động nên cả trăm công nhân đã nộp đơn xin nghỉ việc.
Hàng trăm công nhân công ty TNHH Young Woo nghỉ việc để phản đối chính sách chèn ép người lao động của công ty này (ảnh: Việt Khuê)
Khi tranh chấp xảy ra, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH đã thanh tra đột xuất công ty Young Woo, phát hiện nhiều sai phạm nên kiến nghị UBND TP xử lý. Sau đó, UBND TP đã ban hành quyết định xử phạt hành chính công ty Young Woo hơn 230 triệu đồng nhưng công ty không chấp hành và sửa đổi. Trước thái độ bất hợp tác của công ty này, UBND TP tiếp tục yêu cầu các đơn vị liên quan nắm tình hình hoạt động của công ty; tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về pháp luật lao động...
Theo Sở LĐ-TB&XH, nguyên nhân chính của những vụ tranh chấp lao động thời gian qua thường xuất phát từ yêu cầu nâng thu nhập của người lao động, nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định của luật pháp gây thiệt hại đến lợi ích của người lao động... Còn tổ chức bảo vệ người lao động là công đoàn lại thiếu và yếu nên không hòa giải kịp thời khi tranh chấp xảy ra.
Hạn chế tranh chấp, tăng cường hỗ trợ công nhân
Thành phố yêu cầu xây dựng hồ sơ quan hệ lao động, nhất là đối với những doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động, đình công. Với hồ sơ này, cơ quan nhà nước sẽ có cơ sở để theo dõi, đánh giá về tình hình quan hệ lao động tại doanh nghiệp để có những giải pháp kịp thời phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công xảy ra.
Tình trạng tranh chấp lao động liên tục diễn ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cả cuộc sống của người lao động, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Do vậy, việc hạn chế tình trạng này yêu cầu cấp bách mà thành phố đặt ra trong nhiều năm nay.
Để thực hiện mục tiêu trên, cuối tháng 4/2014, UBND TPHCM đa ban hành quyết định phê duyệt đề án "Phát triển quan hệ lao động tại TPHCM giai đoạn 2014 - 2020". Trong đề án này, thành phố đề ra nhiều nhóm phải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ của cơ quan nhà nước và công đoàn để hạn chế tranh chấp lao động xảy ra, kịp thời can thiệp khi có tranh chấp.
Cụ thể, thành phố dự kiến xây dựng bộ phận chuyên trách về quan hệ lao động trực thuộc Sở LĐ-TB&XH thực hiện chức năng quản lý và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Ngoài ra, thành phố còn yêu cầu xây dựng hồ sơ quan hệ lao động, nhất là đối với những doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động, đình công. Với hồ sơ này, cơ quan nhà nước sẽ có cơ sở để theo dõi, đánh giá về tình hình quan hệ lao động tại doanh nghiệp để có những giải pháp kịp thời phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công xảy ra.
Năng lực của công đoàn các cấp cũng được thành phố yêu cầu nâng cao; tăng cường đánh giá sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người lao động, diễn biến tình hình quan hệ lao động trên địa bàn để có giải pháp hỗ trợ công nhân kịp thời. Trong thời gian tới, TPHCM cũng sẽ bổ sung, hoàn thiện quy trình giải quyết các cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục pháp luật lao động quy định để có thể áp dụng đại trà.
Ngoài ra, thành phố cũng yêu cầu các ban ngành cần chú ý cải thiện, phát triển các yếu tố môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội có tác động đến quan hệ lao động. Cụ thể như đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình nhà ở xã hội cho công nhân; chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần giúp công nhân an tâm lao động sản xuất; đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà giữ trẻ cho con công nhân, cửa hàng tiện ích, phòng khám đa khoa, bếp ăn tập thể...
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng: "Không chở quá tải, lấy đâu tiền chi mãi lộ?" "Không chở quá tải thì việc gì phải mãi lộ và không quá tải thì lấy đâu ra tiền mà mãi lộ? Đề nghị nhân dân và báo chí khi phát hiện tiêu cực hãy cung cấp thông tin, Bộ GTVT hứa xử lý rất nghiêm nếu thông tin đưa ra là có căn cứ". Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT)...