Việt Nam – Trung Quốc tìm kế giải phóng hàng nghìn xe nông sản ùn ứ
Trước tình trạng hàng nghìn xe container chở nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị ùn ứ tại các cửa khẩu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị với phía Trung Quốc kéo dài thời gian thông quan, vì hiện có một số cửa khẩu chỉ thông quan 5 – 6 tiếng/ngày.
Tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn hiện còn ùn ứ khoảng 2.600 xe hàng, riêng cửa khẩu Tân Thanh ùn ứ 1.000 xe hàng chờ xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: I.T
Để phòng chống dịch Covid-19, thời gian qua các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng cường thắt chặt kiểm soát hàng hoá nên tốc độ thông quan hàng nông, lâm, thủy sản rất chậm. Chỉ riêng ở khu vực cửa khẩu Lạng Sơn, đã có tới hơn 1.000 xe container hàng xuất sang Trung Quốc đang bị tồn đọng, ùn ứ.
Theo đó, phía Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát, tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, như đề nghị thành lập đội lái xe chuyên trách tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh; rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá xuống còn 5 giờ/ngày và nghỉ thứ 7, Chủ nhật, lễ, tết; dừng hoạt động thông quan tại cửa khẩu phụ Bình Nghi.
Do tác động của dịch COVID-19, thương mại nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam và Trung Quốc những tháng đầu năm nay đã giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình hình trên, tại buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba nhằm thúc đẩy, hợp tác phát triển nông nghiệp, thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc trước tác động từ dịch COVID-19, diễn ra tại Hà Nội ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị hai bên cùng cố gắng tập trung những nhóm giải pháp cao nhất liên quan đến hải quan, các ngành, địa phương của hai bên để trong thời gian sớm nhất, có thể giải quyết được ùn tắc về nông sản, tạo sự thông thương.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam ngày 16/4. Ảnh: T.L
Nhưng quan trọng nhất, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là hai bên cần thống nhất các biện pháp, các điều kiện để khi đã khống chế được dịch bệnh Covid-19 thì có thể tập trung tăng tốc trong thương mại hai chiều, làm sao để kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá không chỉ bằng năm ngoái, mà có thể phấn đấu cao hơn.
Hiện Trung Quốc đã cấp phép xuất khẩu 9 mặt hàng rau quả của Việt Nam. Hiện hai bên đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục ký cấp phép thêm cho 8 mặt hàng nông sản khác. Phía Việt Nam đã gửi hồ sơ sang ngành chức năng của Trung Quốc và Bộ trưởng Cường đề nghị Đại sứ tiếp tục hỗ trợ tích cực, để trong hoàn cảnh hiện nay chưa làm việc được trực tiếp thì có những hình thức trao đổi gián tiếp, như thông qua online, văn bản để giải quyết những vấn đề kỹ thuật, đáp ứng mong muốn chung của hai bên.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn, những thủ tục hành chính làm sao được nhanh nhất để có thêm các nông sản Việt Nam được chính thức vào thị trường Trung Quốc. Từ đó, góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều cũng như thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của hai bên.
Về giải pháp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết sẽ phải làm tốt hơn những vấn đề từ sân bãi, quy trình kỹ thuật về thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin để quá trình hải quan được thông quan nhanh nhất. Bộ cũng kiến nghị với phía bạn kéo dài thời gian thông quan một số cửa khẩu, vì hiện cá biệt một vài cửa khẩu chỉ hoạt động thông quan 5 – 6 tiếng/ngày.
Bên cạnh đó, cần đầu tư thêm nhân lực, bởi nếu thời gian thông quan tăng lên mà nguồn nhân lực cho các khâu của hai bên không đảm bảo thì hàng hoá giao thương vẫn chậm tiến độ.
Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cho biết, Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN, chiếm 25% tỷ trọng thương mại của Trung Quốc với ASEAN, do đó Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Trung Quốc.
“Thương mại nông, lâm sản đang là lĩnh vực được ưu tiên, cũng là điểm sáng thương mại giữa hai nước, nhất là hoa quả. Việc hợp tác xuất nhập khẩu nông sản giữa hai bên không chỉ là quan hệ thương mại, mà còn là quan hệ mật thiết giữa nông dân hai nước, do đó chúng tôi bày tỏ sự ủng hộ tích cực với việc thúc đẩy xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn giữa 2 nước”, ông Hùng Ba nêu.
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba đề xuất phía Việt Nam nên thực hiện kiểm soát bằng cách gắn chip điện tử vào các xe chuyển hàng; thực hiện khai báo điện tử để rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, nông sản.
Với những khó khăn về thông quan hàng hóa, ù ứ tại cửa khẩu những ngày gần đây, ông Hùng Ba cho biết tình trạng trên chỉ là mang tính tạm thời. Hai bên sẽ cùng nỗ lực vượt qua thời điểm khó khăn này.
“Một mặt chúng ta kiểm soát dịch bệnh Covid-19 nghiêm ngặt, một mặt thúc đẩy kinh tế phát triển. Hiện áp lực của Trung Quốc với tình hình dịch bệnh COVID-19 lây lan từ nước ngoài vào cũng như trong nước vẫn rất cao, nên việc kiểm soát tại các cửa khẩu biên giới giữa Trung Quốc với các nước đều được thực hiện nghiêm ngặt. Do đó, hai bên cần thiết phải xây dựng cơ chế phòng chống dịch cấp chính phủ, với sự tham gia của địa phương”, Đại sứ Trung Quốc nói.
Hiện, Cục Hải quan Trung Quốc đã có nhiều biện pháp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, như đề xuất Việt Nam mở rộng bãi xe hàng hóa để có đủ không gian điều phối xe đi lạ; có thể phân luồng, giảm sức ép với các cửa khẩu như Tân Thanh, Hữu Nghị… Ngoài ra có thể sử dụng kênh đường sắt Đồng Đăng – Bằng Tường với nhiều ưu thế như sức chứa hàng hóa lớn, chi phí thấp.
Bên cạnh đó, các lái xe Việt Nam có thể khai báo điện tử, thực hiện kiểm soát bằng cách gắn chip điện tử vào các xe hàng. Hiện, thời gian làm việc có hạn, trong khi việc khai báo sức khỏe chiếm khá lâu. Theo phản ánh của đơn vị chức năng, 9 giờ cửa khẩu đã mở nhưng 10 giờ các lái xe mới đến được, để tiết kiệm thời gian, các lái xe có thể khai báo trước giờ.
Đại sứ Hùng Ba cũng đề nghị Việt Nam tăng thêm các lối cho các xe đi vào, hiện Trung Quốc đang áp dụng đường xe là “3 nhập 3 vào” còn Viêt Nam là “1 nhập 1 vào”.
Đề nghị Thủ tướng cho tạm dừng tiếp nhận hàng hoá lên cửa khẩu Tân Thanh từ ngày 16/4
Việc tồn đọng, ùn ứ các xe hàng tại khu vực cửa khẩu sẽ tăng thêm chi phí, làm giảm chất lượng hàng hoá, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản.
Chưa kể việc tập trung số lượng lớn lái xe tại khu vực cửa khẩu sẽ làm ảnh hưởng và khó khăn đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, công tác phòng chống dịch Covid-19, gây nguy cơ phát sinh thành ổ dịch tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã trao đổi với lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương thống nhất báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo tạm thời dừng tiếp nhận hàng hoá lên cửa khẩu Tân Thanh trong thời gian 15 ngày để tỉnh này chỉ đạo giải quyết thông quan lượng hàng xuất khẩu còn tồn đọng tại các cửa khẩu.
Thời gian tạm dừng kể từ ngày 16/4/2020.
Thiên Hương
Xuất khẩu gặp khó do virus corona: Không nên đưa xe lên Lạng Sơn
Đó là khuyến cáo của ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn thời điểm này với hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc tại Hội nghị thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh do virus corona.
Theo ông Trưởng, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lạng Sơn và các tỉnh Trung Quốc đạt khoảng 4,750 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 2 tỷ USD. Tổng số có 186.272 xe xuất khẩu qua 12 cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, một con số rất lớn.
Riêng tháng 12, lượng xe thông quan qua các cửa khẩu của tỉnh là 12.600 xe, giảm so với cùng kỳ, do nguyên nhân dịch bệnh, kiểm soát xe cộ và truy xuất nguồn gốc.
Trước Tết, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn bình thường, đến 28 Tết Canh Tý tại các cửa khẩu của Lạng Sơn đã xuất toàn bộ hàng, không còn xe nào tồn đọng.
Ông Nguyễn Công Trưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn.
"Tuy nhiên, từ mùng 1 Tết, dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc đóng 9 cặp chợ biên giới từ 31/1 đến 8/2, nếu dịch còn tiếp diễn phức tạp sẽ đóng kéo dài nên xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gặp khó, hiện vẫn còn 333 xe chở nông sản đang chờ thông quan, trong đó có 190 xe thanh long, trọng lượng trên 5.300 tấn" - ông Trưởng nói.
Điều đáng nói là, hàng thanh long vẫn đang tiếp tục được đưa lên, riêng với thanh long, chúng tôi đã mở đường xuất khẩu riêng ở mốc hai bên Việt Nam - Trung Quốc vừa khánh thành, và đã xuất được 8.000 xe.
Ông Trưởng cho biết qua trực tiếp hội đàm với Trung Quốc, ngày 3/2 đã thống nhất cho hàng hóa, phương tiện qua lại nhưng tại cửa khẩu Hữu Nghị có một đối tượng đưa tin người Trung Quốc ùn ùn nhập cảnh, gây hoang mang.
"Chúng tôi đã yêu cầu gỡ bỏ, xử phạt hành chính 12,5 triệu đồng, có 80 khách đã thông quan chúng tôi yêu cầu trả lại phía bạn, tạm thời chưa cho người nước ngoài vào Việt Nam, dừng toàn bộ xuất nhập khẩu, đóng cửa khẩu phụ, đường mòn lối mở, có 10 công dân Việt Nam nhập cảnh đã cách ly" - ông Trưởng cho biết.
Ông Trưởng thông tin, trong sáng nay, nếu phía bạn nhận 190 xe thanh long chúng tôi sẽ cho quay từ cửa khẩu Tân Thanh về Hữu Nghị, có cho qua thì cũng chỉ qua chợ chứ chưa có hợp đồng nên chúng tôi vẫn quyết định để ở Tân Thanh.
Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị cũng thông tin, từ 2 - 4h cho xe thông thương qua với số lượng 65 xe.
"Quan điểm của chúng tôi là sang để xuất được hàng chứ không phải nằm chờ để mất thêm chi phí. Chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp, hiệp hội hạn chế đưa xe lên Lạng Sơn thời điểm này, tìm giải pháp tiêu thụ khác trong nội địa, bởi có đưa lên cũng nằm chờ, tốn chi phí" - ông Trưởng nhấn mạnh.
UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã chỉ đạo, các bến bãi chỉ thu phí ban đầu, còn những ngày còn lại không được phép thu bởi bà con đang rất vất vả, giá thanh long trước Tết 35.000 đồng/kg, nay chỉ còn 3.000 - 4.000 đồng/kg, dưa hấu còn 1.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Dịch Covid-19: Tìm kiếm cơ hội từ mảng lương thực, thực phẩm Thiếu nguyên liệu, sản xuất cầm chừng, các đơn hàng trễ hẹn,... là những khó khăn nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gặp phải. Nhưng theo đánh giá, đây cũng chính là cơ hội bởi lương thực thực phẩm luôn là những mặt hàng thiết yếu trong bất kỳ biến cố nào. Lao đao vì thiếu nguyên liệu Ông...