Việt Nam – Trung Quốc – Philippines: Căng thẳng leo thang trên biển Đông
Căng thẳng bất ngờ leo thang ở biển Đông khi Trung Quốc triển khai giàn khoan HD-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và tỏ thái độ bất hợp tác. Trong bối cảnh ấy, Philippines bắt giữ một tàu cá Trung Quốc – động thái chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng tại vùng biển vốn tồn tại các tranh chấp về chủ quyền.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công các tàu thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam
Trung Quốc đang lấn lướt các nước láng giềng khi tham vọng giành quyền kiểm soát phần lớn biển Đông. Mới đây, Bắc Kinh thiết lập giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Ngày 7/5, ngoài khơi Việt Nam, hàng chục tàu quân sự và dân sự của Trung Quốc đụng độ với tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam. Giới chức Việt Nam xác nhận tàu bảo vệ của Trung Quốc – với sự hỗ trợ của máy bay tầm thấp – đã chủ động đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng, súng bắn nước làm hư hỏng, gây thương tích cho các thuyền viên. Cùng ngày, cảnh sát Philippines cho biết ngày 6/5 họ đã bắt giữ tàu cá Trung Quốc chuyên chở hàng trăm con rùa biển trong vùng biển tranh chấp.
Theo Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, khoảng 80 tàu của Trung Quốc di chuyển vào khu vực gần đảo Hoàng Sa, nơi mà lực lượng chức năng của Việt Nam đang tiến hành ngăn chặn Bắc Kinh triển khai một giàn khoan dầu khổng lồ. Đặc biệt, khi Việt Nam chưa sử dụng bất kỳ một tàu quân sự nào để phản đối hành động trên, thì phía Trung Quốc đã triển khai 7 tàu quân sự được trang bị đầy đủ vũ khí với sự hỗ trợ của máy bay tầm thấp.
Cũng theo ông Thu, tình hình manh nha cuối tuần qua và hiện giờ “rất căng thẳng”, 6 sĩ quan của Việt Nam đã bị thương.
Các nhà phân tích cho biết trong những năm gần đây, cuộc đối đầu này được nhìn nhận là nghiêm trọng nhất giữa hai nước láng giềng, đánh dấu sự leo thang, lấn lướt của Bắc Kinh khi sẵn sàng tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
Theresa Fallon thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu châu Âu về Châu Á, có trụ sở tại Brussels (Bỉ), nhận xét động thái của Trung Quốc thể hiện “cơn ác mộng tồi tệ nhất” trong lĩnh vực năng lượng trong khu vực và đang kích động sự giận dữ của Việt Nam. “Đây là một giàn khoan khổng lồ – có kích thước tương đương với hai sân bóng đá”, bà Fallon nói.
Video đang HOT
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Nhà Trắng coi hành động leo thang mới nhất của Bắc Kinh là một phần trong quá trình từng bước tuyên bố chủ quyền của mình. “Chúng tôi rõ ràng là rất quan tâm tới sự việc”, quan chức này nói. “Chúng tôi đã hướng mối quan tâm của mình tới Trung Quốc”.
Khó khăn vì đây là “một tình huống chưa từng có”, ông Ian Storey , một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết. Số lượng lớn các tàu Trung Quốc xuất hiện là dấu hiệu cho thái độ dứt khoát của Trung Quốc sẽ “giải quyết để đảm bảo giàn khoan này có thể hoạt động trong vùng biển”.
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì mô tả động thái này là hoạt động bình thường của một doanh nghiệp nước này và yêu cầu Việt Nam chấm dứt can thiệp. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không đưa ra câu trả lời khi được hỏi.
Ở một góc độ khác, Mỹ có lợi ích sống còn khi các tuyến đường biển thương mại trong khu vực Biển Đông được duy trì vì vậy Washington khuyến khích biện pháp giải quyết tranh chấp đa phương mặc dù Bắc Kinh thì khăng khăng chỉ đàm phán lần lượt với từng quốc gia tại từng thời điểm.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố hôm 7/5 rằng quyết định của Trung Quốc khi di chuyển giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp là hành động “khiêu khích và vô ích”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psaki nói: “Chúng tôi quan tâm mạnh mẽ tới những hành vi gây nguy hiểm và đe dọa tới sự an toàn của các tàu trong khu vực tranh chấp”.
Trong tháng 4 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến công du châu Á nhằm thắt chặt hợp tác an ninh với các nước trong khu vực. Sự leo thang căng thẳng ở biển Đông khiến việc giải quyết tranh chấp khó khăn hơn và “sẽ không dễ dàng với chỉ một chuyến đi hay một bài phát biểu”, Michael Green, Phó chủ tịch khu vực châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington khẳng định. “Tình hình hiện tại cho thấy Trung Quốc sẽ không ngừng lại các hành động tiêu cực trong khu vực”.
Biên tập viên khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Tuần báo IHS Jane’s Defence nhận xét: Việt Nam rất mềm mỏng và không muốn gây nên một cuộc đối đầu quân sự.
Một chiến sĩ Hải quân của Việt Nam canh gác trên hòn đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Ảnh:Reuters
Các nhà quan sát nhận định cuộc đối đầu nâng cao vai trò của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp- CNOOC) trong việc trợ giúp tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh mặc dù giám đốc điều hành công ty này thường xuyên tuyên bố mục đích hoạt động chỉ vì lợi nhuận và phi chính trị.
Chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình , người lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vào 10/ 2012, đã cam kết tăng cường quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực. Thế nhưng Trung Quốc cũng đồng thời tăng cường sự quyết đoán của mình trong tranh chấp lãnh thổ gây mất lòng tin với các quốc gia khác trong khu vực.
Trong một diễn biến khác, hôm 6/5, Philippines bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc “chở một số lượng lớn các loài vật quý hiếm”, cụ thể là các cá thể rùa biển quý hiếm tại vùng biển gần bãi cạn Bán Nguyệt (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Cảnh sát trưởng Niel Vargas từ Cơ quan cảnh sát biển quốc gia Philippines cho biết lực lượng này tìm thấy khoảng 500 con rùa trên tàu, một số con đã chết. Thuyền trưởng và 10 thành viên thủy thủ đoàn cũng bị bắt giữ.
Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố tàu đánh cá Trung Quốc bị bắt giữ theo “luật hàng hải và nhằm duy trì chủ quyền của Philippines trên vùng (đặc quyền kinh tế) của mình”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying kêu gọi Philippines trả tự do cho các ngư dân và kiềm chế những hành động khiêu khích tăng cường. Bà Hua cho biết Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đã gửi yêu cầu tới chính phủ Philippines.
Philippines và Trung Quốc tranh cãi và chồng lấn trên biển trong một số khu vực trong biển Đông. Trong bối cảnh gần đây khi Trung Quốc mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền ở khu vực tranh chấp, Manila đã đệ đơn kiện lên tòa án quốc tế nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế và áp chế sự lấn lướt của Bắc Kinh.
Trong chuyến viếng thăm Manila hồi tháng trước, Tổng thống Obama đảm bảo rằng Mỹ kiên định trong quyết định hỗ trợ quân sự cho Philippines. Tuy nhiên ông Obama vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về việc liệu Mỹ có trợ giúp Philippines nếu xảy ra tranh chấp lãnh hải.
Hiện tại, tình hình ở biển Đông đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, trở thành tiêu điểm chú ý của cộng đồng quốc tế về cách ứng xử và thái độ của các bên liên quan.
Theo VNN
Tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam: Hành xử nguy hiểm mang tính hăm dọa
Cậy có lượng giãn nước lớn hơn và có sự yểm trợ của máy bay, tàu Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu Việt Nam, đồng thời dùng vòi rồng, súng bắn nước tấn công khiến tàu Việt Nam hư hỏng, kiểm ngư viên bị thương.
Chiều 7-5-2014, trước thông tin tình hình thực địa căng thẳng xung quanh khu vực giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông, ông Ngô Ngọc Thu (Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) cho biết: Trung Quốc đưa 80 tàu tham gia bảo vệ phục vụ HD-981, trong đó có 7 tàu quân sự gồm các tàu hộ vệ tên lửa và tuần tiễu tiến công nhanh, cùng nhiều tàu hải giám (Giám sát biển) tàu hải cảnh (Cảnh sát biển), tàu cá.
Đại diện lực lượng kiểm ngư Việt Nam cũng cho biết: Các tàu kiểm ngư Việt Nam tiến hành tuyên truyền, xua đuổi khi phát hiện giàn khoan Trung Quốc. Các tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công rất mạnh tàu kiểm ngư Việt Nam. Khi các tàu Việt Nam ra bảo vệ chủ quyền lãnh hải của nước mình, các tàu Trung Quốc cậy có lượng giãn nước lớn hơn và có sự yểm trợ của máy bay đã đâm thẳng vào tàu Việt Nam, đồng thời dùng vòi rồng, súng bắn nước tấn công khiến tàu Việt Nam hư hỏng, kiểm ngư viên bị thương.
Trong nhiều ngày liên tiếp, Trung Quốc huy động một lực lượng tàu rất hùng hậu, đông đến 80 chiếc các loại, ra tấn công tàu Cảnh sát biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam
Ông Ngô Ngọc Thu (Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) khẳng định, nếu tàu Trung Quốc tiếp tục chủ động đâm tàu Việt Nam trong những ngày tới, thì tàu Việt Nam buộc phải có hành động tự vệ.
Ngay sau khi có thông tin về việc tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam, cộng đồng người Việt tại Berlin, Đức đã có những hoạt động thể hiện sự bất bình với hành động ngang ngược của Trung Quốc, qua đó, kêu gọi sự đồng lòng đấu tranh để bảo vệ giang sơn, bờ cõi của Việt Nam.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho rằng, việc tàu Trung Quốc cố tình đâm vào các tàu của Việt Nam là một cách hành xử nguy hiểm và mang tính hăm dọa.
Trước đó, trong một bài viết đăng ngày 6-5 tại blog của mình trên trang 163.com, học giả hàng đầu Trung Quốc, ông Lý Lệnh Hoa đã khẳng định rằng, Trung Quốc là nước ký Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, vì vậy cần hành xử theo điều 74 và điều 83 của Công ước, theo đó tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước xung quanh.
Theo ANTD
HQ: Bắt tổng giám đốc công ty sở hữu phà Sewol Công ty Cheonghaejin đã kiếm lời hàng triệu USD từ việc để phà Sewol chở quá tải. Ngày 8/5, một công tố viên cao cấp của Hàn Quốc cho biết Tổng giám đốc công ty điều hành chiếc phà xấu số Sewol bị chìm trên biển Hoàng Hải khiến hơn 300 chết và mất tích đã chính thức bị bắt giữ. Ông Kim...