Việt Nam – Trung Quốc đàm phán liên quan vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác phát triển trên biển
Thông tin đàm phán Vòng X Nhóm công tác về Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Vòng VII Nhóm công tác bàn bạc về Hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam – Trung Quốc.
Từ ngày 06-07/11/2018, tại thành phố Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc, đã diễn ra Phiên họp đàm phán Vòng X Nhóm công tác về Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Vòng VII Nhóm công tác bàn bạc về Hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam và Trung Quốc.
Trưởng đoàn công tác phía Việt Nam là ông Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng, Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao. Trưởng đoàn công tác phía Trung Quốc là ông Chu Kiện, Đại diện các vấn đề về biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Tàu hộ vệ và tàu ngầm của Hải quân Việt Nam duyệt đội hình trên biển. (Ảnh: Soha)
Trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và xây dựng, hai bên đã trao đổi ý kiến về các công việc của hai Nhóm công tác; khẳng định nghiêm túc tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”.
Hai bên nhất trí trên cở sở tuần tự tiệm tiến, thúc đẩy đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và việc bàn bạc về hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Hai bên nhất trí sớm tổ chức đàm phán Vòng XI Nhóm công tác về Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Vòng VIII Nhóm công tác bàn bạc về Hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam và Trung Quốc tại Việt Nam.
Video đang HOT
Kết thúc Phiên họp, hai bên đã ký Biên bản để đàm phán.
(Nguồn: BNG)
LINH SAN
Theo VTC
Chưa thể có được thỏa thuận sớm cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Theo CNBC, trong một khoảng thời gian ngắn, đã có sự lạc quan trên thị trường khi chính quyền Tổng thống Trump đang tiến gần tới một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, các quan chức chính quyền nước này lại cho rằng không có dấu hiệu nào chứng tỏ thỏa thuận sắp được đưa ra.
Không có dấu hiệu của một thỏa thuận thương mại nào được đưa ra. Nguồn: Internet
Hôm thứ Sáu (ngày 2/11), một thông báo cho biết, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các quan chức Mỹ chuẩn bị một dự thảo thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, động thái này đã khiến thị trường chứng khoán tăng điểm. Sau đó, chỉ số Dow Jones lại có diễn biến xấu đi khi có dấu hiệu rõ ràng rằng tiến trình theo thông báo này không trở thành hiện thực.
3 quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump chia sẻ với CNBC rằng, sẽ không có dấu hiệu của một thỏa thuận thương mại nào được đưa ra, mặc dù một số tiến bộ được "ngầm" thực hiện. Sau đó, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donal Trump, ông Larry Kudlow cho biết ông Trump đã không yêu cầu Nội các đưa ra một bản dự thảo nào về thỏa thuận thương mại.
Một quan chức cao cấp khác cũng nói rằng, Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới ở Argentina và tại đó sẽ diễn ra thảo luận về các điều khoản tiềm năng của một thỏa thuận giữa 2 nhà lãnh đạo này. Nhưng chính vị quan chức này lại cảnh báo rằng, đừng để ý quá nhiều vào việc chuẩn bị và ông cũng lưu ý thêm là có một cuộc họp liên ngành thường trực hàng tuần về thương mại tại Nhà Trắng để thảo luận về các chính sách cụ thể.
Một số nhà đầu tư đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng, sự xúc tiến thương mại của chính quyền sẽ chỉ đến vài ngày trước cuộc bầu cử giữa kỳ. Nhà Trắng không đưa ra bình luận.
"Tôi nghĩ rằng điều đó có thể chỉ là tạm thời, bởi vì thứ Ba là Ngày bầu cử, Chúng tôi sẽ xem điều gì sẽ xảy ra vào thứ Tư", Richard Bernstein, CEO của Richard Bernstein Advisors cho hay.
Về phần mình, Tổng thống đã có một tuyên bố mang tính hùng biện về các cuộc đàm phán thương mại. Một tuần trước, ông Trump cũng nói trước Nhà Trắng rằng ông đã có một lời nhắn cho Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Họ muốn thực hiện một thỏa thuận, và tôi nói rằng, bạn lại chưa sẵn sàng. Không, bạn chưa hề sẵn sàng". Ông Trump cho biết ông đã nói với ông Tập Cận Bình, "Tôi đã nói với ông ấy rằng, ông chưa sẵn sàng". Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ đã khiến những căng thẳng thương mại leo thang.
Nhưng chỉ vài ngày trước Ngày bầu cử, Tổng thống đã thay đổi giọng điệu của mình và dường như việc này đã khiến thị trường chứng khoán "khởi sắc" hơn.
Chỉ một ngày sau khi Kudlow nói rằng, chính quyền đã không tham gia với Trung Quốc trong "các cuộc đàm phán căng thẳng gần đây", ông Trump thì lại nói vào hôm thứ Năm rằng, các cuộc thảo luận thương mại "đang diễn ra tốt đẹp".
Các nhà đầu tư hy vọng về một thỏa thuận thương mại lại hoài nghi về sự thay đổi giọng điệu gần đây của ông Trump, cho thấy điều này có thể nặng về chính trị và thiếu chính sách.
"Theo ý kiến của tôi, bằng tất cả sự tôn trọng với Tổng thống, ông ấy đang kéo thị trường chứng khoán đi lên", Howard Ward, giám đốc đầu tư của Gamco Investors nói.
"Không có cuộc thảo luận nào diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ", ông Ward nói thêm, "sẽ không có thỏa thuận trong tháng tới".
Trong nhiều tháng, các quan chức chính quyền cho biết các cuộc đàm phán với Trung Quốc đã bị đình trệ. Tổng thống Donald Trump đã duy trì đất nước ở thế chưa sẵn sàng để đi đến đàm phán.
Chỉ hơn 2 tuần trước, Bộ trưởng Bộ Thương mại Wilbur Ross đã nói với CNBC rằng, các cuộc đàm phán đang bị "gián đoạn". Ross cũng nghi ngờ về ý tưởng cho rằng, một thỏa thuận có thể được xúc tiến trong các cuộc đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 trong tháng này.
Tuần này không phải là lần đầu tiên thị trường chứng khoán tăng điểm sau các báo cáo về việc Mỹ và Trung Quốc đang tiến đến gần một thỏa thuận. Tình trạng tương tự diễn ra trong mùa hè năm nay. Cuối cùng, những cuộc đàm phán đó đã không trở thành hiện thực, một quan chức nói với CNBC rằng, đã có sự "không" thỏa thuận giữa 2 nền kinh tế mạnh nhất thế giới này.
Theo Như Quỳnh/kinhtevadubao.vn
Những điểm yếu có thể khiến Mỹ bại trận trong chiến tranh tương lai Sa lầy chiến tranh và chia rẽ chính trị nội bộ là những nguy cơ có thể khiến Mỹ đánh mất ưu thế trong xung đột thế kỷ 21. Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tuần tra gần Nhật Bản năm 2017. Ảnh: US Navy. Với vị thế là cường quốc quân sự số một thế giới, giới quân sự Mỹ và...