Việt Nam trong cuộc đời John Kerry
Từ đối thủ rồi thành bạn bè, từ chiến tranh đến bình thường hóa quan hệ, Việt Nam là một phần gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của John Kerry.
Cuộc điều trần phản chiến tại Thượng viện Mỹ ngày 22.4.1971 – Ảnh: NBC
Ngày 14.12, ông Kerry trở lại VN, đất nước đã và đang để lại những dấu ấn đậm nét từ khi ông còn là chỉ huy đội tuần tra hải quân tại đồng bằng sông Cửu Long hồi cuối thập niên 1960 cho đến khi bước vào chính trường và nay là đương kim Ngoại trưởng Mỹ. Với người dân Mỹ, việc Kerry bị thương 3 lần trong chiến tranh VN không gây ấn tượng mạnh bằng cuộc điều trần phản chiến mang tính lịch sử trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào ngày 22.4.1971. Vào thời điểm ấy, ông là cựu binh từ VN đầu tiên điều trần trước Quốc hội về kiến nghị chấm dứt cuộc chiến và bài phát biểu đã gây ấn tượng mạnh tới mức Tổng thống Richard Nixon phải thừa nhận là “cực kỳ hiệu quả”, theo tờ The Boston Globe. Sau đó, Kerry nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của phong trào phản chiến với những cuộc biểu tình dậy sóng, hành động ném huân chương vào tòa nhà Quốc hội cùng tuyên bố nổi tiếng: “Tôi làm điều này không phải vì bạo lực mà là cho hòa bình và công lý, cũng như nỗ lực cảnh tỉnh đất nước này một lần và mãi mãi”.
Ông Kerry (phải) cùng ông McCain chứng kiến Tổng thống Bill Clinton thông báo sẽ bình thường hóa quan hệ với VN năm 1995 – Ảnh: CNN
Video đang HOT
Bước vào chính trường, John Kerry tiếp tục gắn liền với VN khi trong giai đoạn 1991 – 1993, ông giữ trọng trách Chủ tịch Ủy ban Về tù binh và lính Mỹ mất tích. Khi đó, chiến tranh VN vẫn còn hết sức nhạy cảm, là vết thương nhức nhối của người Mỹ nên bước đi của Kerry có thể xem là một sự mạo hiểm về chính trị. Thế nhưng, bằng hàng chục chuyến công du VN và Đông Nam Á cùng việc nghiên cứu hàng ngàn tài liệu, hình ảnh, thượng nghị sĩ Kerry đã làm sáng tỏ tin đồn nói vẫn còn nhiều binh sĩ Mỹ bị giam trong “các nhà tù bí mật” ở VN. Cuộc điều tra của Kerry nói riêng và ủy ban nói chung đã giúp ông “ghi điểm” trong mắt dư luận.
Bị bắt vì biểu tình phản chiến ngày 31.5.1971
Tận mắt chứng kiến sự thay đổi tại VN cùng mong mỏi về hòa giải và hữu nghị, thượng nghị sĩ Kerry đã cùng người đồng cấp John McCain tích cực vận động bình thường hóa quan hệ song phương. Để rồi, như nhận định của The Boston Globe, nỗ lực, quyết tâm và sự chân thành của tất cả các bên liên quan đã hội tụ thành một trong những hình ảnh mang tính lịch sử của Mỹ: tháng 7.1995, Kerry và McCain – 2 thượng nghị sĩ, 2 cựu binh thuộc 2 đảng luôn đối lập với nhau – cùng đứng chứng kiến Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với VN. Kết quả này mang lại bước đột phá đưa quan hệ giữa hai nước từ căng thẳng sang hợp tác. Đó cũng là bước ngoặt trong sự nghiệp của bản thân ông Kerry, là dấu mốc đậm nét trong “mối lương duyên” giữa VN với ông còn kéo dài đến ngày nay.
Ông Kerry trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong thuộc Bộ Ngoại giao VN trên trực thăng trong chuyến thăm ĐBSCL ngày 20.11.1992
Kerry (bìa phải) cùng các thành viên đội tàu tuần tra nhanh tại VN hồi tháng 3.1969
Ảnh: CNN, Boston Globe, AFP
“Việt Nam là một phần của đời tôi” Đó là chia sẻ của bác sĩ Vanessa Kerry, con gái Ngoại trưởng Mỹ, theo Usnews.com. Vanessa kể lại chính chuyến thăm VN cùng cha hơn 20 năm trước đã truyền cảm hứng cho cô quyết tâm trở thành một chuyên gia về y tế cộng đồng. “Năm 14 tuổi, tôi theo cha sang VN và chuyến đi giúp tôi nhận ra rằng mình muốn đóng góp trong lĩnh vực y tế cộng đồng toàn cầu”, Vanessa tâm sự. Cô đã sáng lập tổ chức y tế phi lợi nhuận Seed Global Health hoạt động trên khắp thế giới.
Theo TNO
Tín hiệu thay đổi ?
Việc Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay nhau trong lễ tưởng niệm lãnh tụ Nam Phi Nelson Mandela là sự kiện được dư luận thế giới đặc biệt lưu tâm. Khoảnh khắc đó sẽ đi vào lịch sử nếu là tín hiệu về thời kỳ quan hệ mới giữa hai nước.
ảnh minh họa
Đây là lần thứ hai kể từ hơn nửa thế kỷ nay có chuyện lãnh đạo Cuba và Mỹ bắt tay nhau công khai như thế. Tháng 9.2000, Tổng thống Bill Clinton và Chủ tịch Fidel Castro đã bắt tay bên lề khóa họp Đại hội đồng LHQ ở New York. Ngược lại, năm 2002,
Tổng thống Georges W.Bush lại chủ ý tránh gặp Chủ tịch Fidel Castro tại Hội nghị Cấp cao LHQ về hợp tác phát triển ở Mexico. Từ đó, thiên hạ suy diễn rằng cái bắt tay giữa ông Obama và ông Castro mới rồi không phải là chuyện tình cờ dù chính giới Mỹ cứ quả quyết như vậy.
Hiện tại, có lẽ chỉ hai nước này mới biết chính xác sự kiện ở Nam Phi là khoảnh khắc lịch sử hay chỉ là chuyện tình cờ. Nếu cả hai phía đều muốn thể hiện thiện chí cải thiện quan hệ mà không phải mất thể diện thì bối cảnh và dịp ở Nam Phi rất thuận lợi. Như vậy thì tới đây sẽ có những biểu hiện về "tan băng", đặc biệt trong việc Mỹ nới lỏng và tiến tới chấm dứt bao vây, cấm vận Cuba. Mối quan hệ song phương này không chỉ căng thẳng và trắc trở dai dẳng suốt mấy thập niên qua mà còn đến mức thù địch nên quá trình cải thiện và bình thường hóa khó có thể nhanh chóng và đột biến mà phải từng bước. Một cánh én có thể báo hiệu, nhưng chưa đủ để làm nên mùa xuân.
Theo TNO
Bán đấu giá 'sân bay ma' trị giá cả tỉ euro Một sân bay lớn ở miền trung Tây Ban Nha đã được rao bán đấu giá với mức giá khởi điểm 100 triệu euro dù tiêu tốn cả 1 tỉ euro (1,5 tỉ USD) để xây dựng, theo AFP. Ảnh minh họa Với đường băng dài 4,2 km, sân bay ở thành phố Ciudad Real đủ sức tiếp nhận loại máy bay chở...