Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19: Hi vọng từ huyết tương
Hiện có khoảng 20 người đăng ký hiến tặng huyết tương, trong đó có 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng (từng là bệnh nhân, nay đã bình phục) và nhiều bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh.
Tách chiết huyết tương của người hiến tặng – Ảnh: THANH ĐẶNG
Sau hơn một tuần khởi động nghiên cứu đề tài cấp bộ về sử dụng huyết tương người bệnh COVID-19 đã khỏi để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng, tính đến ngày 10-8 có khoảng 20 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh đăng ký hiến tặng huyết tương.
Huyết tương điều trị nhiều bệnh
Đây không phải là một nghiên cứu xa vời, mà theo TS Văn Đình Tráng – Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới trung ương, thành viên nhóm nghiên cứu, tại Hong Kong, Trung Quốc và cả châu Âu, các bác đã từng sử dụng huyết tương người bệnh để chữa bệnh.
Châu Âu đã dùng phương pháp này từ lâu để chữa những bệnh có căn nguyên do virus như viêm đa cơ, sởi, quai bị và cúm. Ở Hong Kong, các bác sĩ đã sử dụng huyết tương người bệnh điều trị cho 80 bệnh nhân mắc hội chứng SARS năm 2003.
Theo đó, các bác sĩ sử dụng huyết tương người bệnh đã bình phục truyền cho người bệnh ở thời điểm trước ngày thứ 14 tính từ khi phát hiện dương tính với virus, cho thấy có hiệu quả rõ rệt, bệnh nhân đều được xuất viện trước ngày điều trị thứ 22. Điều này cũng cho thấy sử dụng huyết tương ở giai đoạn sớm sẽ có hiệu quả.
Đã có 3 ca bệnh SARS ở Đài Loan được truyền 500ml huyết tương, kết quả là giảm tải lượng virus trong huyết tương và đều sống sót. Tại Hàn Quốc, có 3 bệnh nhân mắc MERS-CoV được điều trị bằng huyết tương người bệnh đã bình phục…
Xuất phát từ những nghiên cứu này, từ giai đoạn đầu của dịch COVID-19 ở VN, Bộ Y tế đã giao Viện Huyết học và truyền máu trung ương xây dựng hướng dẫn thu nhận huyết thanh của người bệnh đã bình phục, giao BV Bệnh nhiệt đới trung ương phối hợp nghiên cứu liệu pháp sử dụng huyết tương của bệnh nhân bình phục điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trung bình, nặng và nghiêm trọng.
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 của Bộ Y tế (bản cập nhật lần thứ 4) vừa công bố cũng cho phép sử dụng huyết tương bệnh nhân đã bình phục điều trị cho người bệnh.
Hi vọng
Video đang HOT
Trong 3 giai đoạn của dịch COVID-19 ở VN (giai đoạn 1 trước ngày 26-2, giai đoạn 2 từ ngày 7-3 đến 16-4 và giai đoạn hiện nay bắt đầu từ ngày 25-7), chưa khi nào có nhiều bệnh nhân COVID-19 nguy kịch như giai đoạn này.
Tại BV Đa khoa trung ương Huế cơ sở 2, BV Phổi Đà Nẵng, BV Bệnh nhiệt đới trung ương, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) có 13 bệnh nhân tiên lượng rất nặng, hàng chục ca tiến triển bệnh nặng lên, đã có 15 ca tử vong. Trong đó, riêng ngày 10-8 có 4 ca tử vong, 1 ca trong số này (bệnh nhân 456) không có nhiều bệnh nền.
Vì vậy, việc có thêm biện pháp điều trị là yêu cầu rất quan trọng, nhất là khi hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nào với COVID-19. Để có huyết tương từ người bệnh đã bình phục, các bác sĩ lựa chọn người tình nguyện hiến tặng 18-65 tuổi, có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, sàng lọc an toàn bệnh nhân, đã xuất viện 14 ngày, xét nghiệm cận lâm sàng âm tính với COVID-19, có kháng thể miễn dịch và không mắc các bệnh truyền nhiễm.
Hiện có khoảng 20 người đăng ký hiến tặng huyết tương, trong đó có 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng (từng là bệnh nhân, nay đã bình phục) và nhiều bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh. Bệnh nhân 196 là một trong số này, chị cho biết đã nằm viện điều trị trong gần 3 tháng.
“Trước khi ra viện hôm 22-6 tôi đã gọi cho BV chủ động xin hiến tặng huyết tương, nhưng lúc đó tình hình dịch ổn định nên BV chưa nhận, giờ đã có cơ hội, tôi rất vui” – chị chia sẻ.
Sau khi nhận huyết tương hiến tặng, nhóm nghiên cứu sẽ tuyển chọn người nhận, trước mắt sẽ sử dụng điều trị cho người bệnh trung bình và nặng tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương, trước khi mở rộng ra những BV khác.
Người nhận huyết tương cũng tình nguyện nhận và có những yêu cầu như cùng nhóm máu với người hiến. Tùy điều kiện, thể trạng, tình hình bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định truyền toàn bộ số huyết tương mà người hiến tặng đã hiến hoặc truyền một phần trong số này.
Nhận huyết tương hiến tặng như thế nào?
Riêng tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương trong vụ dịch COVID-19 này đã điều trị trên 200 bệnh nhân, còn số lượng bệnh nhân đã khỏi bệnh trong cả nước đã xấp xỉ 400 bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu không giới hạn người đến hiến.
Các bác sĩ sẽ lấy huyết tương và truyền dịch (nước muối sinh lý) bù lại để người hiến tặng không gặp ảnh hưởng gì sau hiến tặng. Mỗi người hiến sẽ hiến tặng 600ml huyết tương, nhưng không phải lấy máu để tách huyết tương (là dịch của máu) mà sẽ có thiết bị tách huyết tương trực tiếp từ người bệnh.
Lịch trình di chuyển ca COVID-19 mới liên quan ổ dịch 36 Ngô Quyền, Hải Dương
Nam bệnh nhân mắc COVID-19 ở Hải Dương có liên quan ổ dịch 36 Ngô Quyền và từng di chuyển rất nhiều địa điểm trong thời gian từ 18/7 đến 10/8.
Chiều 15/8, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, thêm một nam bệnh nhân ở TP Hải Dương mắc COVID-19, tiếp xúc với bệnh nhân 906.
Cụ thể, bệnh nhân là T.V.Đ.T (bệnh nhân 950, 15 tuổi, địa chỉ tại phố Trần Văn Giáp, phường Thanh Bình, TP Hải Dương). Đây là ca bệnh có liên quan đến ổ dịch 36 Ngô Quyền (phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương). Bệnh nhân được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Nam Sách từ 13/8.
Ngay sau khi phát hiện ca bệnh, chiều 15/8, Thường trực Ban Chỉ đạo họp nhanh tại Sở Y tế Hải Dương để thông báo về ca bệnh, chỉ đạo TP Hải Dương và huyện Nam Sách (Hải Dương) phong tỏa ngay khu phố bệnh nhân ở tại phố Trần Văn Giáp, Khu đô thị Tây Nam Cường và phố Mạc Thị Bưởi (thị trấn Nam Sách).
Đồng thời khẩn trương truy vết các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân, trong đó có trường THPT Hồng Quang (TP Hải Dương).
Cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương đề nghị nhà trường rà soát ngay các trường hợp tiếp xúc F1, F2 trong buổi chiều ngày 5/8 bệnh nhân đến nhập học; khử trùng toàn bộ nơi ở của bệnh nhân, Trung tâm Y tế Nam Sách (nơi bệnh nhân đang cách ly), chuẩn bị phương tiện để đưa bệnh nhân lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Công an TP Hải Dương lập các chốt quanh khu vực bệnh nhân T. sinh sống. (Ảnh: Báo Hải Dương).
Theo đó, khoảng 6h ngày 18/7, cả gia đình bệnh nhân đi du lịch Sapa cùng gia đình chị Q. (số 36 Ngô Quyền).
Khoảng 8h ngày 19/7, bệnh nhân đi ăn sáng tại khách sạn thuê ở Sapa, sau đó đi chơi vài địa điểm du lịch nhưng chỉ ngồi trên xe (do trời mưa). Đến trưa cả gia đình quay trở lại khách sạn ăn trưa và nghỉ ngơi tại phòng; 15h cùng ngày, cả nhà đi chơi ở cầu treo; 17h đi bơi; tối cả gia đình ăn tối đi bộ tại các tuyến phố trung tâm rồi quay lại khách sạn nghỉ.
Khoảng 8h ngày 20/7, bệnh nhân ăn sáng tại khách sạn; 11h quay trở về Hải Dương cùng bố mẹ và gia đình chị Q. bằng xe thuê.
Từ 21/7 đến 24/7, bệnh nhân ở nhà đưa đón em đi học tại nhà bác ở khu Đỗ Xá (phường Tứ Minh, TP Hải Dương) và không đi đâu.
Ngày 25/7, bệnh nhân đi du lịch ở Vân Đồn (Quảng Ninh) cùng 5 gia đình bạn của bố. Đến 13h cùng ngày thì đến nơi nhận phòng và nghỉ tại khách sạn. 17h đi tắm biển cùng gia đình sau đó về khách sạn và đi ăn tối. Khoảng 20h cùng gia đình đi chơi tại quảng trường tại thị trấn Vân Đồn sau đó về lại khách sạn.
Ngày 26/7, bệnh nhân ăn sáng cùng gia đình tại thị trấn Vân Đồn (không nhớ quán), sau đó lên bè của anh Tr.N.T chơi và ăn trưa tại bè; chiều cùng ngày quay lại Hải Dương.
Khoảng 19h, bệnh nhân về quê nội tại thôn Trực Trì (xã Quốc Tuấn, Nam Sách) ăn giỗ sau đó về nhà.
Ngày 27 - 28/7/2020 ở nhà đưa đón em đi học.
Ngày 29/7, bệnh nhân về nhà ông bà ngoại (số nhà 88 Mạc Thị Bưởi, thị trấn Nam Sách) chơi đến 16h về Hải Dương đá bóng cùng bạn ở sân Hải Hà.
Khoảng 8h ngày 30/7, bệnh nhân đi cắt tóc tại nhà anh T. (đường An Ninh, phường Quang Trung, TP Hải Dương), sau đó quay về nhà cô N.T.L (bến xe Hải Dương) chơi.
Ngày 31/7, cả gia đình về quê nội tại thôn Trực Trì ăn cơm sau đó quay về nhà TP Hải Dương. Ngày hôm sau tiếp tục về quê nội ăn cơm và chơi ở quê đến tối, sau đó quay lại Hải Dương vào nhà chị Q. khoảng 1 tiếng rồi về nhà nghỉ.
Ngày 2/8, cả nhà đi ăn sáng tại quán phở bò Cô Hoa (có nhiều người ăn cùng) ở bến xe phía tây. Khoảng hơn 19h cùng ngày, bệnh nhân được bố chở ra nhà chị Q. chơi đến hơn 21h bố quay lại đón về.
Từ 3/8 đến 5/8, bệnh nhân chỉ ở nhà không đi đâu.
Từ khoảng 15h10 đến 16h30 ngày 5/8, bệnh nhân đi nhập học lớp 10 tại trường THPT Hồng Quang có tiếp xúc với nhiều bạn.
Ngày 6 - 7/8, bệnh nhân về nhà ông bà ngoại ở thị trấn Nam Sách chơi đến chiều 7/8 thì về nhà dì ruột cùng ở thị trấn Nam Sách chơi đến sáng 10/8, sau đó quay trở lại nhà ông bà ngoại ở thị trấn Nam Sách chơi tại đây và không đi đâu.
Ngày 13/8, bệnh nhân được cách ly tại Trung tâm y tế huyện Nam Sách.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhân bình thường, không sốt, không ho.
Bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 23 chết vì bệnh lý nền nặng Chiều 15/8 Bộ Y tế thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19 thứ 23 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam. Theo đó, bệnh nhân 699 (BN699), nam, 75 tuổi, địa chỉ Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng. Tiền sử bị suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp, đái tháo đường...