Việt Nam trong chính sách của Trung Quốc
Thời gian qua quan hệ Việt – Trung diễn biến phức tạp từ căng thằng sang hòa dịu và hiện đang ở vào giai đoạn hợp tác, hiểu biết lẫn nhau hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc có những điều chỉnh chính sách đối với VN.
Báo cáo công tác đối ngoại Trung Quốc năm 2015 trước Kỳ họp thứ 3 Quốc hội kHóa 12 tại Bắc Kinh ngày 5/3/2015, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh :”Ngoại giao nước lớn là then chốt, Ngoại giao láng giềng là hàng đầu, Ngoại giao với các nước đang phát triển là cơ sở, Ngoại giao đa phương là vũ đài quan trọng”, đồng thời nhấn mạnh “Trách nhiệm nước lớn” của Trung Quốc. Báo cáo cũng nhấn mạnh Chiến lược Ngoại giao “Một vành đai, Một trục đường” (Nhất đới nhất lộ) trong đó lấy “Con đường tơ lụa trên biển Thế kỷ 21″ làm trọng điểm.
Trong “Cương yếu an ninh quốc gia mới”, Trung Quốc cho rằng Mỹ, Nhật là đối thủ thậm chí là địch thủ của Trung Quốc, nhưng họ đều là đối tác kinh tế hàng đầu, bởi vậy khi hoạch định chính sách đối ngoại trước tiên phải tính tới nhân tố này. Các nước ASEAN như Philippin, Việt Nam không phải là đối thủ của Trung Quốc, nhưng một khi Mỹ, Nhật, Philippin, Việt Nam và một số nước khác kết thành đồng mình, thì đây là mối nguy cơ lớn.
Việt Nam trong chính sách của Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Trên cơ sở lập luận này, thời gian qua Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh một số chính sách đối với Việt Nam. Báo Hồng Công ngày 19/6/2015 có bài “Trung Quốc đang tranh thủ Việt Nam”.
Bài báo cho biết thời gian qua dư luận các nước đều mạnh mẽ lên án Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông, trong số các nước lớn thì Mỹ lên án mạnh mẽ nhất. Ngày 3/6/2015 khi thăm Nhật Bản, Tổng thống Philippin Aquino -3 nói hành vi xây đảo nhân tạo của Trung Quốc giống như hành vi của Đức phát xít trước đây. Trong khi đó, tuy Việt Nam không nói mạnh như Philippin nhưng cũng chuẩn bị lực lượng quân sự để đối phó, như mua 6 tàu ngầm Kilo -636, 12 chiếc SU-30M2 trị giá tới 2,4 tỉ USD của Nga. Ngày 2/6/2015 Việt Nam đã dón 2 tàu hộ tống mang tên lửa của Nga tới thăm. Ngày 1/6/2015 trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Aston Carter, Mỹ giúp Việt Nam 18 triệu USD tăng cường lực lượng tuần tra của Hải quân. Hai bên còn ký với nhau “Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ quốc phòng”.
Video đang HOT
Bài báo viết: “Trung Quốc lo ngại những hành vi chống Việt Nam của Trung Quốc có thể đẩy Việt Nam hoàn toàn ngả sang phía Mỹ, đó là điều bất lợi cho Trung Quốc. Chính vì vậy, việc làm thế nào để ổn định quan hệ Trung – Việt là mục tiêu chiến lược của Trung Quốc thời gian tới.” Bài báo viết, một Việt Nam như thế nào là phù hợp với lợi ích của Trung Quốc? Một là, Việt Nam không hoàn toàn ngả theo Mỹ, chí ít Việt Nam cần giữ trung lập trong quan hệ Trung – Mỹ. Hai là, Trung Quốc muốn Việt Nam không mạnh mẽ lên án Trung Quốc về những hành vi xây dựng trên biển như Philippin. Ba là, hy vọng Việt Nam không khiêu khích Trung Quốc, để từ đó Trung Quốc có thể cô lập Philippin, thực hiện phá vỡ “Khối Mỹ – Nhật – Philippin – Việt Nam”.
Ngoài ra, hòa dịu với Việt Nam thì Trung Quốc có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thực hiện “Chiến lược một vành đai, một trục đường”, nhất là việc xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển Thế kỷ 21″. Bởi vì Việt Nam là “đầu cầu” của Chiên lược này. Ngoài ra, Trung Quốc có thể thực hiện phân hóa, li gián các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc, li gián các nước ASEAN trong quan hệ với Mỹ.
Với lập luận trên, lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh lại quan hệ với Việt Nam thể hiện các mặt sau:
- Một là, tranh thủ hòa dịu với VN, tránh làm cho quan hệ hai nước xấu thêm. Tăng cường trao đổi cấp cao thượng đỉnh cũng như các cấp. Đón tiếp trọng thị các đoàn sang thăm Trung Quốc, như đoàn của TBT Nguyễn Phú Trọng, đoàn của Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh, Đoàn của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (17/6 – 19/6/2015) để bày tỏ thiện chí của Trung Quốc.
- Hai là, giảm hoạt động khiêu khích ở trên Biển, thậm chí tuyên bố ngừng các công trình xây dựng đảo nhân tạo. Tuyên bố điều chỉnh lại phương châm đối với ba vùng biển, trong đó 5 năm tới tập trung đối phó ở Khu vực Đông hải với Đài Loan và Nhật, trong khi giữ yên tĩnh ở Biển Đông.
- Ba là, tăng cường hợp tác các mặt, nhất là hợp tác kinh tế, buôn bán, khai thông cửa khẩu hơn trước, từ đó cố gắng đưa VN vào quỹ đạo của Trung Quốc, không để VN ngả hẳn về phía Mỹ, ít nhất là VN giữ được trung lập trong quan hệ Trung – Mỹ.
- Bốn là, không trực tiếp gây sức ép với VN mà dùng Mỹ, ASEAN hoặc các nước lớn khác gây sức ép, tránh làm cho quan hệ hai nước xấu đi. Dùng biện pháp phân biệt đối xử giữa VN với Philippin để tách VN ra khỏi cái mà Trung Quốc gọi là “Khối chống Trung Quốc”, gồm Mỹ, Nhật, Philippin, Việt Nam.
Tuy nhiên bài báo cũng cho rằng chiêu bài này của Trung Quốc đối với Việt Nam không phải bây giờ mới áp dụng mà trước đây từng áp dụng như năm 1979 Đặng Tiểu Bình áp dụng “Con bài Mỹ” để đánh Việt Nam sau khi thăm Mỹ về. Giờ đây, Trung Quốc lại triệu tập Hội nghị lần thứ 8 “Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương” ngay sau khi Phó chủ tịch quân ủy trung ương Phạm Trường Long thăm Mỹ về. Bởi vậy dư luận đều cho rằng “Trung Quốc lùi một bước để tiến ba bước”.
Về việc Trung Quốc tuyên bố “ngừng xây cất các công trình trên biển” ngay trong thời gian Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh sang thăm Trung Quốc, bài báo cho rằng trên thực tế Giai đoạn-1 của công trình về cơ bản Trung Quốc đã xây dựng xong. Tiếp đến là “Giai đoạn – 2″ có thể phải sau 2-3 năm nữa mới tiến hành. Tuyên bố trong lúc đã hoàn thành Giai đoạn-1 chờ thời gian Giai đoạn- 2 vừa đúng lúc cần có thời gian chuẩn bị lại vừa tranh thủ được Việt Nam. Ngoài ra, tuyên bố này cũng làm dịu quan hệ Trung – Mỹ. Bởi vậy, bề ngoài Trung Quốc làm ra vẻ “nhượng bộ”, nhưng thực chất “bên trong” vẫn không thay đổi tham vọng của mình./.
Theo Tầm Nhìn
Thủ tướng Trung Quốc ca ngợi đội cứu hộ tàu chìm
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ca ngợi "nỗ lực tận tâm và không ngừng nghỉ" của đội tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong tàu chìm, đề nghị nhà chức trách bảo đảm hiệu quả công việc cho họ.
Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm người còn sống trong chiếc tàu chìm. Ảnh: AP
Theo CRI, ông Lý hôm qua gặp các thợ lặn tìm kiếm người sống sót và nói đội cứu hộ mang hy vọng của cả đất nước. Ông ca ngợi sự tận tâm và chuyên nghiệp của thợ lặn và cho rằng họ cần giữ gìn sức khoẻ khi làm công việc nguy hiểm trong điều kiện đầy thách thức, nhưng cũng phải cố gắng hết mức để cứu mạng người.
"Việc tìm kiếm và cứu nạn yêu cầu rất cao về thể lực, việc cung cấp thực phẩm có nhiều dinh dưỡng và năng lượng cho đội cứu hộ là cực kỳ quan trọng, nhờ đó họ có thể tái tạo sức khỏe và tăng gấp đôi nỗ lực của họ",Xinhua dẫn lời ông Lý phát biểu hôm qua tại hiện trường vụ tai nạn chìm tàu.
Mưa lớn và gió to đang gây trở ngại cho công việc của các nhân viên cứu hộ, bao gồm cả các thợ lặn làm việc qua đêm. "Chừng nào còn có hy vọng nhỏ nhất, chúng ta vẫn phải tìm kiếm người mất tích. Đó là bổn phận của chúng ta", thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh.
Theo đại diện chính phủ và quân đội tại hiện trường, những người tham gia cứu hộ là những thợ lặn và chuyên gia giỏi nhất của Trung Quốc. Ông Lý bày tỏ sự biết ơn mọi người vì những "nỗ lực đầy tận tâm và liên tục" của họ.
Cứu hộ Trung Quốc hôm qua bắt đầu cắt xuyên qua phần thân tàu bị chìm trên sông Trường Giang nhằm tìm thêm người còn sống sót. Tàu Ngôi sao phương Đông nhanh chóng lật úp tối 1/6, khi đang chở hơn 450 người.
Đến nay tổng số người được tìm thấy thiệt mạng là 65 người, chỉ có 14 người sống sót, hơn 370 người vẫn mất tích.
Khánh Lynh
Theo VNE
Chìm tàu ở Trung Quốc: Chạy đua với thời gian tìm người sống sót Trên 200 thợ lặn đang chạy đua với thời gian, nỗ lực tìm kiếm hàng trăm người mất tích trong vụ chìm tàu Ngôi Sao Phương Đông chở 458 người trên sông Dương Tử, Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi mở cuộc điều tra minh bạch nguyên nhân vụ chìm tàu. Lực lượng tìm kiếm cứu hộ nỗ...