Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa

Theo dõi VGT trên

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 2-7 cho biết Việt Nam đã trao công hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc không lặp lại hành động tập trận ở Hoàng Sa trong tương lai.

Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa - Hình 1

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và cải tạo bất hợp pháp – Ảnh: CSIS/AMTI

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 2-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định việc Trung Quốc tiến hành tập trận đã vi phạm chủ quyền Việt Nam và đi ngược lại quy tắc ứng xử ở Biển Đông, việc duy trì hợp tác giữa Biển Đông.

“Việt Nam đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại hành động này trong tương lai”, bà Thu Hằng nói.

Liên quan thông tin nói tàu khảo sát HD4 của Trung Quốc hoạt động, đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đây, người phát ngôn cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng các hoạt động thăm dò, khảo sát phải có sự đồng ý của Việt Nam, phù hợp công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).

Việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực biển đông, trong khu vực cũng như trên thế giới”.

Trước đó, có thông tin từ Cục Hải sự Trung Quốc và truyền thông quốc tế cho biết Bắc Kinh đã có kế hoạch tập trận gần quần đảo Hoàng Sa mà nước này đang chiếm đóng trái phép.

Thông tin được đưa ra từ ngày 28-6 và cho biết cuộc tập trận này kéo dài từ ngày 1 tới 5-7.

Năm 2019 Trung Quốc cũng từng ngang nhiên ra thông báo cấm các tàu thuyền vào hai khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để phục vụ cho cuộc huấn luyện quân sự b.ắn đạn thật.

Video đang HOT

Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Trung Quốc huấn luyện quân sự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 2019, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng đã nêu rõ: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngày 7-8-2019, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối hành động vi phạm nêu trên của phía Trung Quốc”, bà Hằng nói.

Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông bằng đường băng, bắp cải

Trung Quốc tìm cách củng cố yêu sách phi pháp ở Biển Đông bằng cách vừa tăng năng lực quân sự trên đảo nhân tạo, vừa trồng rau để chối bỏ luật quốc tế.

Tờ SCMP ở Hong Kong tuần trước dẫn nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh từ năm 2010 đã lên kế hoạch lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cùng quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát. Nguồn tin khẳng định Trung Quốc đang chờ thời cơ thích hợp để công bố kế hoạch này.

Giới quan sát cho rằng kế hoạch lập ADIZ là một phần trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc bằng những tuyên bố chủ quyền phi pháp, trái với luật pháp quốc tế. Theo bình luận viên Ben Werner của Viện Hải quân Mỹ, Trung Quốc đang tiếp tục các bước đi để thiết lập khuôn khổ nhằm kiểm soát được hoàn toàn khu vực này.

Khi hải quân Mỹ tăng cường triển khai các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông, toan tính của Trung Quốc là củng cố yêu sách phi pháp bằng cách mở rộng ảnh hưởng về kinh tế tại các thực thể, đồng thời tăng cường năng lực kiểm soát vùng trời, vùng biển bằng biện pháp quân sự, Werner nhận định.

Để có thể kiểm soát được vùng trời trên Biển Đông, Trung Quốc nhiều năm qua đã tiến hành các hoạt động bồi đắp trái phép 7 đảo nhân tạo trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bắc Kinh cho xây dựng tại đây 3 đường băng dài hơn 3.000 mét, đủ khả năng tiếp nhận tiêm kích và các loại máy bay quân sự cỡ lớn, đồng thời bố trí các hệ thống radar, khí tài giám sát hiện đại.

Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng Trung Quốc chưa sẵn sàng để tuyên bố lập ADIZ trên Biển Đông. Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng các lãnh đạo Trung Quốc rất quan tâm đến khía cạnh chính trị của vấn đề này và ngần ngại thực hiện những động thái đi quá xa so với trật tự dựa trên luật pháp quốc tế.

Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông bằng đường băng, bắp cải - Hình 1

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS.

Quan trọng hơn, những hạn chế về hậu cần và công nghệ cũng có thể cản trở Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ tại Biển Đông, theo Poling.

"Lý do trì hoãn luôn là Trung Quốc không đủ khả năng để thực thi ADIZ này, nhất là đối với vùng trời trên quần đảo Trường Sa", Poling nói. "Quần đảo nằm quá xa Trung Quốc và Bắc Kinh không có không quân thường trực đồn trú tại đó".

Quần đảo Trường Sa với hơn 100 thực thể gồm đảo nổi, đảo chìm cùng các đá, rạn san hô, nằm cách căn cứ lớn của không quân, hải quân Trung Quốc ở Hải Nam hơn 1.000 km. Trung Quốc đòi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên "quyền lịch sử" và bản đồ "đường 9 đoạn" do nước này tự vẽ, dù chúng đi ngược với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), cũng như phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).

Trung Quốc năm 2013 từng vội vàng tuyên bố lập ADIZ trên Biển Hoa Đông, khi căng thẳng trong tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư tại đây gia tăng. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không đủ sức thực thi ADIZ này. Không quân Trung Quốc không thể cạnh tranh được với lực lượng của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ trong khu vực, Poling cho biết.

Chuyên gia này cho rằng Trung Quốc dường như đang tìm cách tránh lặp lại sai lầm đó ở Biển Đông. Ba đường băng Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo nhân tạo tại đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn trên lý thuyết có thể là bàn đạp để không quân Trung Quốc thực thi ADIZ trên Biển Đông.

"Không sớm thì muộn, chúng ta sẽ chứng kiến các máy bay chiến đấu được Trung Quốc triển khai đến đảo nhân tạo ở Trường Sa. Họ không xây dựng 72 nhà chứa tiêm kích tại đây rồi bỏ không", Poling nói. "Tuy nhiên, vẫn khó hình dung cách họ có thể thực thi ADIZ, bởi việc bảo dưỡng để các máy bay này không bị rỉ sét trong điều kiện độ mặn cao tại các đảo này là một thách thức rất lớn".

Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông bằng đường băng, bắp cải - Hình 2

Máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không KJ-500 và máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 do Trung Quốc triển khai trái phép ở đá Chữ Thập, thuộc quân đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 9/5. Ảnh: ISI.

Poling cảnh báo Trung Quốc có thể thực hiện chiến thuật "đi từng bước", bắt đầu bằng cách tuyên bố ADIZ tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tính toán này sẽ khiến Hoàng Sa có vai trò ngày càng quan trọng trong tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

"Đây là lý do Trung Quốc không chỉ xây dựng thêm nhiều căn cứ quân sự mới tại đây", cựu đại tá hải quân Ấn Độ Sarabjeet Parmar nói trong cuộc hội thảo trực tuyến do Trung tâm Luật Quốc tế thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ tổ chức ngày 3/6.

"Hoạt động mới nhất của Trung Quốc là trồng rau tại quần đảo Hoàng Sa", Parmar nói. "Để trồng trọt thì trước hết phải có đất, điều này có thể dẫn tới giả định rằng Trung Quốc đang thực hiện các bước đi quyết liệt để canh tác nông nghiệp tại Hoàng Sa. Tất nhiên, họ cũng cần phải có nước".

Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết hải quân Trung Quốc đã thu hoạch khoảng 750 bắp cải bao tử, cải thảo và xà lách trên các bãi cát ở quần đảo Hoàng Sa.

Global Times dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc cho rằng đợt canh tác thử nghiệm này là bước đầu tiên để thực hiện giai đoạn chăn nuôi lợn, gà trên đảo, hỗ trợ đời sống kinh tế của người dân, tạo điều kiện để đưa thêm người tới đảo sinh sống.

Parmar cho rằng đây là một phần trong toan tính của Trung Quốc nhằm diễn giải "một cách chọn lọc" các điều khoản của UNCLOS theo hướng có lợi cho họ và biến các thực thể ở Hoàng Sa thành "đảo", có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.

Điều 121 của UNCLOS quy định tiêu chí xác định "đảo" là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc và luôn ở trên mặt nước khi thuỷ triều lên, có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng.

"Nếu các thực thể có thể canh tác nông nghiệp, hoạt động mua bán hàng hóa có khả năng diễn ra", ông nói. Khi hàng hóa được mua bán, trao đổi, đời sống kinh tế sẽ hình thành.

Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông bằng đường băng, bắp cải - Hình 3

Đường băng và cơ sở quân sự Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 27/3. Ảnh: CSIS.

"Việc đặt tên cho các thực thể và trồng trọt đều là hoạt động nhằm thể hiện chủ quyền. Trung Quốc tính toán rằng cùng với thời gian, các hoạt động này sẽ giúp củng cố yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông", Parmar nói.

Ông nhận định khi Trung Quốc tiếp tục các động thái trên những thực thể chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông, 12 tháng tới sẽ là thời gian rất quan trọng đối với ổn định hàng hải trong khu vực. Khi các quốc gia khôi phục sau Covid-19, Trung Quốc có thể tiếp tục thăm dò để xem họ có thể đi xa đến đâu trong các yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Poling nhận định việc tung ra thông tin về kế hoạch lập ADIZ của Trung Quốc là một phần trong hoạt động "khua chiêng gõ mõ", vốn được các nhà ngoại giao "chiến lang" của nước này tăng cường thực hiện gần đây nhằm phô trương thanh thế.

"Dù vậy, họ vẫn có thể đi xa hơn, khi tuyên bố lập ADIZ ở nam Biển Đông, dù biết rằng đó chỉ là động thái mang tính giương oai diễu võ là chính. Không ai có thể đảm bảo rằng Bắc Kinh sẽ không bật đèn xanh cho một ý tưởng thực sự tồi tệ, nhất là khi chúng ta đã chứng kiến chủ nghĩa dân tộc và mức độ nhạy cảm cao của Trung Quốc được thể hiện trong đại dịch Covid-19", Poling nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
'Cuộc chiến' thêm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
17:37:20 22/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
07:33:43 23/09/2024
CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ
19:20:07 23/09/2024
Ông Trump tuyên bố sẽ không tái tranh cử nếu thua bà Harris vào tháng 11 tới
13:08:04 23/09/2024
Mực nước sông Danube của Hungary dâng cao kỷ lục sau bão Boris
20:00:43 22/09/2024

Tin đang nóng

"Bà trùm" thẩm mỹ viện Mailisa cưới giúp việc cho con trai: Mẹ chồng khen con dâu có IQ cao!
17:55:41 23/09/2024
Trương Huệ Vân nhận lương 80 triệu/ tháng, không đủ tài chính khắc phục hậu quả
21:25:17 23/09/2024
Hồng Việt - Cháu ngoại Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hôn nhân bên vợ kiện tướng
20:35:57 23/09/2024
Chia tay với "nợ tình" t.iền tỉ, Nam Em thảng thốt
21:20:28 23/09/2024
Minh Triệu bỏ theo dõi Kỳ Duyên, đăng đàn ẩn ý: "Bạn có tệ mình cũng chẳng buồn trách nữa"
21:32:49 23/09/2024
Vụ Louis Phạm "phông bạt", đồng đội cũ ở đội tuyển quốc gia thẳng thắn chỉ trích: "Đừng nhận làm cựu VĐV nữa, chỉ làm xấu mặt VĐV"
20:47:15 23/09/2024
Hôn nhân của nam nghệ sĩ Việt nổi tiếng, siêu giàu: Thích ngủ gầm cầu, lấy được vợ hot girl xinh đẹp
21:00:35 23/09/2024
Huỳnh Hiểu Minh 'lén lút' với bạn gái từ 5 năm trước, Angelababy bị qua mặt?
21:31:24 23/09/2024

Tin mới nhất

Tướng Nga nói Ukraine "thất bại", mất hơn 50% vũ khí ở Kursk

20:30:06 23/09/2024
Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn một nửa số thiết bị quân sự được sử dụng trong cuộc tấn công vào vùng Kursk, chỉ huy đơn vị đặc nhiệm Akhmat của Nga, Thiếu tướng Apti Alaudinov, nói với Sputnik vào hôm 22/9.

Căng thẳng sẽ leo thang như thế nào khi Hezbollah và Israel đều không lùi bước

19:14:52 23/09/2024
Cường độ ngày càng tăng của các cuộc tấn công dường như cho thấy Chính phủ của của Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẵn sàng thực hiện mọi hành động để đáp trả Hezbollah.

Ba vấn đề chính đáng chú ý trong chuyến đi Mỹ của Tổng thống Ukraine

19:10:54 23/09/2024
The Kyiv Post lưu ý cuộc gặp của ông Zelensky với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, và cựu Tổng thống Donald Trump mang nhiều ý nghĩa quan trọng.

Reuters: IRGC ra lệnh toàn bộ thành viên ngừng sử dụng thiết bị liên lạc

19:06:04 23/09/2024
Theo quan chức này, hầu hết các thiết bị do thành viên IRGC sử dụng đều được sản xuất trong nước, hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga. Bên cạnh đó, lực lượng IRGC hiện sử dụng mã hóa đầu cuối trong hệ thống nhắn tin.

Mốc son mới trong quan hệ Việt Nam - Cuba

18:55:32 23/09/2024
Vì những lý do đó, ông Luis Enrique tin chắc rằng mối quan hệ giữa nhân dân hai nước chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của tình hữu nghị Cuba - Việt Nam.

Israel khuyến cáo người dân Liban tránh lui tới các địa điểm liên quan Hezbollah

17:44:03 23/09/2024
Khi được các phóng viên hỏi về khả năng Israel thực hiện tấn công trên bộ vào Liban, ông Hagari khẳng định Israel sẽ làm mọi thứ cần thiết để đưa những người dân đã sơ tán ở miền Bắc nước này trở về nhà an toàn.

Oanh tạc cơ Su-34 của Nga gây áp lực lớn lên lực lượng Ukraine trên chiến trường

17:42:21 23/09/2024
Được mệnh danh là kẻ trừng phạt trên không, Su-34 đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cuộc tấn công bằng bom lượn, nhằm gây áp lực lớn lên lực lượng Ukraine.

Tân Tổng thống Sri Lanka cam kết xây dựng quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước

17:32:26 23/09/2024
Lãnh đạo phe đối lập Sajith Premadasa đạt số phiếu bầu cao thứ hai (với tỷ lệ ủng hộ 32,76%) và Tổng thống sắp mãn nhiệm Ranil Wickremesinghe nhận số phiếu bầu cao thứ ba (nhận được 17,27% số phiếu ủng hộ).

Sau F-16, Ukraine kỳ vọng nhận thêm loạt chiến đấu cơ của Pháp, Thụy Điển

17:15:42 23/09/2024
Mạng truyền thông Pháp SudOuest đưa tin vào tuần trước rằng Pháp đã hiện đại hóa một số máy bay chiến đấu Mirage 2000-5F dành cho Ukraine với khả năng tấn công mặt đất.

Bà Harris huy động số t.iền kỷ lục tại buổi gây quỹ ở New York

17:14:15 23/09/2024
Đây là số t.iền lớn nhất mà bà Harris vận động được tại một sự kiện gây quỹ kể từ khi đại diện đảng Dân chủ tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống.

Tối hậu thư 'ngầm' của Israel với Hezbollah

17:13:27 23/09/2024
Những hành động này thể hiện rõ ràng sự chuyển đổi chiến lược của Israel từ việc kiềm chế tấn công trực tiếp sang hành động mạnh mẽ hơn nhằm vào đầu não của nhóm này.

Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

17:08:36 23/09/2024
Việc thông qua hiệp ước diễn ra trong khuôn khổ sự kiện mở màn Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ (ĐHĐ LHQ) khóa 79 tại New York (Mỹ) - nơi quy tụ hàng chục nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ các nước.

Có thể bạn quan tâm

Negav lên tiếng thông tin đã chia tay bạn gái thị phi, hiện hẹn hò với hot girl nổi tiếng

Sao việt

23:21:09 23/09/2024
Negav đăng ảnh nắm tay manơcanh giữa lúc bị tung tin đồn yêu đương. Đây là lần hiếm hoi Negav có động thái liên quan đến chuyện tình cảm trên mạng xã hội.

Phim điện ảnh 'Kính vạn hoa' ấn định ngày ra rạp

Phim việt

23:04:04 23/09/2024
Đoàn phim Kính vạn hoa bản điện ảnh vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên hứa hẹn mang đến làn gió mới đầy thú vị về một thời học sinh vô tư, nghịch ngợm.

Bale liên tục thay đổi quan điểm về Ronaldo

Sao thể thao

23:02:05 23/09/2024
Gareth Bale cuối cùng đã chọn một phe trong cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh việc liệu Cristiano Ronaldo hay Lionel Messi là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá (GOAT).

Lời xin lỗi của Janet Jackson khi nói về Kamala Harris không phải từ nữ ca sĩ

Sao âu mỹ

23:01:20 23/09/2024
Đại diện ca sĩ Janet Jackson đã phủ nhận việc cô xin lỗi vì phát biểu rằng ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris không phải là người da đen .

Âm nhạc, nghệ sĩ, điểm đến phải độc đáo và truyền cảm hứng

Nhạc việt

22:59:05 23/09/2024
Nhìn rộng ra ngoài âm nhạc, du lịch kết hợp giải trí độc đáo sẽ là một cực nam châm tạo sức hút mới, là một gợi ý cho tất cả những ai đang hoạt động trong ngành du lịch và công nghiệp giải trí.

Nghệ sĩ 'vụt sáng' nhờ show truyền hình

Tv show

22:55:30 23/09/2024
Thông qua màn tranh tài gay cấn tại các chương trình truyền hình, nghệ sĩ Việt có dịp thể hiện tài năng trước hàng triệu công chúng.

Khán giả bình phim Việt: Nam, nữ chính 'Đi giữa trời rực rỡ' bỗng dưng 'bay màu'

Hậu trường phim

22:43:06 23/09/2024
Xem vài tập gần đây của phim Đi giữa trời rực rỡ , tôi cảm giác nội dung phim đang lạc đề và nam, nữ chính của phim bỗng dưng bay màu , nhường đất diễn cho các nhân vật phụ.

Hé lộ hình ảnh Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My đưa con đi bệnh viện, sự xuất hiện của "mẹ chồng" gây chú ý

Netizen

22:38:38 23/09/2024
Thời gian gần đây, cặp đôi hot nhất làng bóng đá Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My bỗng nhận về sự xét nét tiêu cực từ cộng đồng mạng. Trong khi Văn Hậu bị nói không chia sẻ với vợ việc nhà và chăm con

Nữ thần tượng cúi người xin lỗi suốt 1 phút, cầu xin sự tha thứ vì một bức ảnh

Nhạc quốc tế

22:24:02 23/09/2024
Mới đây cộng đồng mạng đã đào lại đoạn clip một nữ thần tượng phải cúi người xin lỗi vì chuyện hẹn hò, cho thấy sự khắc nghiệt của làng giải trí xứ Trung.

Vì vụ lợi gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng nhưng cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ chỉ bị phạt 3 năm tù

Pháp luật

22:04:22 23/09/2024
Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.

Nữ diễn viên từ chối cát xê 110 tỷ đồng để... không phải đóng cảnh hôn

Sao châu á

21:55:50 23/09/2024
Kim Mi Kyung có nguyên tắc không đóng phim tình cảm vì không thích cảnh hôn. Kim Mi Kyung so sánh suy nghĩ từ chối dòng phim tình cảm của cô là bức tường sắt .