Việt Nam tiếp nhận 811.200 liều vaccine phòng Covid-19 của COVAX Facillity
Sáng nay, 811.200 liều vaccine phòng Covid-19 của COVAX Facillity thông qua UNICEF cung ứng đã về đến sân bay Quốc tế Nội Bài. Đây là lô vaccine đầu tiên trong cam kết hỗ trợ của COVAX Facility cho Việt Nam cùng với 92 quốc gia trên toàn thế giới.
Việt Nam tiếp nhận vaccine từ COVAX Facillity. (Ảnh: ĐỨC MINH)
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cùng bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và ông Kidong Park – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cùng tiếp nhận lô vaccine tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.
Ngay khi về đến Việt Nam, lô vaccine này được chuyển đến bảo quản tại kho của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Sau đó, Bộ Y tế sẽ điều phối phân bổ vaccine để tiêm chủng tại 63 tỉnh, thành phố trong tháng 4-2021.
Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết, do chậm trễ trong quá trình sản xuất, việc giao hàng bị chậm lại tới tất cả các quốc gia được COVAX cung cấp vaccine, chứ không riêng Việt Nam.
Video đang HOT
COVAX Facility cam kết tiếp theo sẽ cung cấp cho Việt Nam 3.364.800 liều vaccine phòng Covid-19, dự kiến trong tháng 5 tới. Các lô còn lại trong cam kết 30 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của COVAX sẽ về đến Việt Nam vào cuối năm nay và đầu năm 2022.
Toàn bộ 30 triệu liều vaccine phòng Covid-19 sẽ được COVAX cung cấp miễn phí cho Việt Nam, thông qua UNICEF mua và cung ứng.
COVAX Facility là cơ chế “Tiếp cận toàn cầu với vaccine phòng Covid-19″. Cơ chế này được lập ra bởi WHO, Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng GAVI, UNICEFF, Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh CEPI và các nhà sản xuất vaccine, các đối tác. COVAX được thiết lập nhằm bảo đảm cho các quốc gia được tiếp cận công bằng với vaccine phòng Covid-19. Hiện có 92 quốc gia tham gia vào COVAX Facility.
Thứ trưởng Y tế: 'Tiêm vaccine Covid-19 đến đâu, bảo đảm an toàn đến đấy'
Việt Nam tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca theo kế hoạch, "tiêm đến đâu bảo đảm an toàn đến đấy", theo Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn.
"Việc triển khai tiêm chủng phải thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Người được tiêm chủng được theo dõi tại chỗ 30 phút sau khi tiêm", Thứ trưởng Thuấn nói tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, chiều 12/3. Ông đề cập đến một số nước châu Âu vừa xảy ra các ca phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Thứ trưởng cho biết phân tích từ những đơn vị triển khai Chương trình Tiêm chủng Mở rộng (TCMR), các chuyên gia, nhà khoa học, thông tin từ Cơ quan Dược châu Âu (EMA) và quốc gia khác, cho thấy chưa tìm ra sự liên quan giữa những trường hợp gặp sự cố nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Một số trường hợp đang tiếp tục nghiên cứu.
Vì vậy, TCMR tiếp tục triển khai tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Thứ trưởng nhấn mạnh người gặp phản ứng sau tiêm cần được theo dõi tiếp tại phòng bệnh trong 24 giờ. Sau khi về nhà, người này cần tiếp tục theo dõi sức khỏe trong những ngày sau đó và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có bất kỳ phản ứng bất thường nào xảy ra để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
"Đây là quy trình được Bộ Y tế chỉ đạo hết sức chặt chẽ. Tiêm đến đâu bảo đảm an toàn đến đấy", Thứ trưởng Thuấn cho biết.
Tiêm vaccine Covid-19 tại TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.
Vaccine phòng Covid19 AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Oxford, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, vào ngày 15/2.
Tại Việt Nam, để chủ động phòng, chống dịch và bảo vệ sức khỏe cho người dân, Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh. Lô vaccine đầu tiên về đến Việt Nam hôm 24/2 đã được Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và Sinh phẩm y tế lấy mẫu kiểm định theo quy định và có giấy chứng nhận xuất xưởng ngày 4/3.
Để đảm bảo an toàn, trước khi triển khai tiêm chủng, ngày 6/3 Bộ Y tế tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về hướng dẫn sử dụng và tổ chức tiêm, bao gồm đối tượng sử dụng, chỉ định, chống chỉ định của vaccine, sử dụng phiếu sàng lọc trước tiêm chủng để thực hiện khám sàng lọc nhằm đảm bảo chỉ định đúng.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, đến nay, các địa phương đã xây dựng kế hoạch tiêm, quá trình chuẩn bị được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt trong những ngày đầu mới triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng đều có sự giám sát, hỗ trợ của Bộ Y tế và các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Viện Pasteur.
Qua bốn ngày triển khai, từ ngày 8 đến 11/3, trong số 1.585 mũi tiêm đã thực hiện tại 13 cơ sở của 9 tỉnh thành, ghi nhận các trường hợp phản ứng sau tiêm, hầu hết là phản ứng thông thường như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy... 5 trường hợp phản vệ độ 2, trong đó 2 người đã hồi phục và ra viện, 3 người đã ổn định sức khỏe đang tiếp tục được theo dõi. Hai người bị tiêu chảy, một trường hợp kẹt huyết áp.
Kết quả cho thấy các cơ sở tiêm chủng đều thực hiện nghiêm túc việc khám sàng lọc, chỉ định, chống chỉ định và giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Cách xử trí đối với các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng được thực hiện tốt và đảm bảo an toàn cho người tiêm chủng, theo Bộ Y tế.
Vaccine Covid-19 là vaccine mới đưa vào sử dụng, vì vậy các dữ liệu về hiệu quả cũng như tính an toàn trên thế giới vẫn đang được Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế các nước và các nhà sản xuất theo dõi, cập nhật thường xuyên. Bộ Y tế khuyến cáo người được tiêm khai báo đầy đủ về tiền sử dị ứng và các bệnh cho nhân viên y tế, chủ động theo dõi sức khỏe.
Cận cảnh lô vaccine COVID-19 đầu tiên về Việt Nam Trưa 24/2, lô vaccine phòng dịch COVID-19 đầu tiên về tới Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Trưa 24/2, lô vaccine phòng dịch COVID-19 đầu tiên đã về tới Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Lô vaccine này gồm 117.600 liều, nằm trong đơn hàng hơn 200.000 liều được Bộ Y...