Việt Nam tiếp nhận 400.000 liều vắc xin đầu tiên trong số Australia hỗ trợ
Lô vắc xin được bàn giao tại TPHCM chiều nay, 27/8. Đây là lô vắc xin đầu tiên về tới Việt Nam trong gói hỗ trợ 1,5 triệu liều AstraZeneca Chính phủ Australia cam kết dành cho Việt Nam trong năm 2021.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận bàn giao lô vắc xin từ Tổng Lãnh sự Úc tại TPHCM, Julianne Cowley.
Tiếp nhận vắc xin, phía việt Nam có PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM Trần Phước Anh, GS.TS. Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM. Đại diện của Australia có bà Julianne Cowley – Tổng Lãnh sự Úc tại TPHCM.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến lãnh đạo, Chính phủ và người dân Australia về sự hỗ trợ quý báu, kịp thời dành cho Việt Nam.
Thứ trưởng khẳng định, đây là minh chứng sống động cho quan hệ Đối tác Chiến lược tốt đẹp giữa hai nước. Việt Nam sẽ đưa lô vắc xin này vào sử dụng nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Các lãnh đạo tin tưởng, món quà này sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, góp phần thiết thực vào công cuộc chống dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp tại Việt Nam hiện nay.
Video đang HOT
Đại diện cho Chính phủ Australia, Tổng Lãnh sự Úc Julianne Cowley khi bàn giao lô vắc xin đã bày tỏ, Chính phủ Australia thấu hiểu tình hình dịch bệnh cấp bách nên đã nỗ lực tối đa chuyển số vắc xin tới Việt Nam sớm nhất có thể. Sự hỗ trợ này thể hiện Australia rất coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam và cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam chống dịch Covid-19.
Ngày 11/7/2021, Thủ tướng Australia Scott Morrison có thư gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông báo hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu liều vắc xin AstraZeneca ngay trong năm nay để phòng chống dịch Covid-19.
Ngày hôm qua, 26/8, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cũng vừa thông tin, Australia đang trao đổi với UNICEF để hỗ trợ thêm vắc xin cho Việt Nam trong thời gian tới.
Trước đó, Chính phủ Australia đã công bố khoản viện trợ trị giá 40 triệu AUD dành cho việc triển khai chương trình vắc xin và tiêm chủng của Việt Nam từ nay đến năm 2023, trong đó có 13,5 triệu AUD để mua vắc xin cho trẻ em, và gói viện trợ 8,3 triệu USD thông qua UNICEF để mua tủ lạnh bảo quản vắc xin công suất lớn.
Đây là những kết quả của hoạt động ngoại giao vắc xin của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, những nỗ lực vận động của Tổ Công tác Chính phủ về ngoại giao vắc xin và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Bộ Y tế hướng dẫn mô hình trạm y tế lưu động tại TP.HCM
Ngày 21-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký văn bản hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động tại TP.HCM.
Đảm bảo mỗi cụm dân cư có khoảng 50-100 trường hợp nhiễm COVID-19 được cách ly tại nhà thì có một trạm y tế lưu động.
Trạm y tế lưu động có chức năng phát hiện các trường hợp diễn tiến nặng và chuyển tuyến kịp thời - Ảnh: THU HIẾN
Bộ Y tế cho biết trạm y tế lưu động thuộc trung tâm y tế tuyến huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của giám đốc trung tâm y tế tuyến huyện.
Trạm y tế lưu động có chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.
Trạm y tế lưu động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và tại cộng đồng; xét nghiệm COVID-19, bao gồm tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh, tổ chức lấy mẫu và gửi các phòng xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR, tổ chức cách ly F0 tại nhà hoặc nơi cách ly tập trung, hướng dẫn xét nghiệm bằng test nhanh.
Tiêm chủng vắc xin phòng, chống COVID-19, bao gồm quản lý danh sách người cần tiêm chủng trên địa bàn, thực hiện công tác tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm, sơ cấp cứu và chuyển tuyến các trường hợp có phản ứng muộn sau tiêm; tư vấn chuyển tuyến các trường hợp cần tiêm tại cơ sở y tế; truyền thông về COVID-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.
Tùy theo tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, mỗi xã/phường/thị trấn có thể thiết lập một hoặc nhiều trạm y tế lưu động, đảm bảo mỗi cụm dân cư có khoảng 50-100 trường hợp nhiễm COVID-19 được cách ly tại nhà thì có một trạm y tế lưu động.
Một trạm y tế lưu động được giao phụ trách một cụm dân cư, có thể là các tổ dân phố của các phường khác nhau, không phụ thuộc địa giới hành chính.
Trung tâm y tế tuyến huyện và lực lượng hỗ trợ bố trí đủ nhân lực cho trạm y tế lưu động hoạt động. Mỗi trạm y tế lưu động có tối thiểu 5 nhân viên y tế, trong đó có ít nhất 1 bác sĩ phụ trách, còn lại là điều dưỡng và các nhân viên y tế khác; có tối thiểu 1 nhân viên y tế nắm rõ địa bàn dân cư được giao.
Ngoài nhân viên y tế trong biên chế, có thể huy động sự tham gia của đội ngũ y tế tư, nhân viên y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn. Trong trường hợp nguồn nhân lực y tế tại địa phương không đáp ứng đủ, huy động thêm nhân viên y tế và các tình nguyện viên từ địa phương khác.
Ngoài nhân viên y tế, chính quyền cấp xã có trách nhiệm huy động thêm các nhân lực khác trên địa bàn, như Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên phường, tổ dân phố... để tham gia hỗ trợ nhân viên y tế về dẫn đường, trực điện thoại, kết nối với các hộ gia đình và các hoạt động cần thiết khác của trạm y tế lưu động.
Trước đó, ngày 19-8, Sở Y tế TP.HCM có văn bản khẩn gửi UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và quận, huyện về việc xây dựng kế hoạch triển khai các trạm y tế lưu động.
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, TP.HCM và các tỉnh phải thành lập các trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn để chủ động và tăng cường chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung, các bệnh viện thuộc tầng 2, tầng 3, giảm tỉ lệ người bệnh chuyển nặng và tử vong.
Trong khi chờ Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chi tiết, Sở Y tế yêu cầu ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, TP Thủ Đức khẩn trương xây dựng kế hoạch thành lập trạm y tế lưu động và sớm triển khai mô hình các trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn.
Đến ngày 20-8, Sở Y tế TP.HCM khánh thành 6 trạm y tế lưu động, gồm 1 trạm ở quận 3 và 5 trạm tại quận 7.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tính đến ngày 21-8, TP.HCM có khoảng 19.781 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu, như vậy sẽ có hơn 400 trạm y tế lưu động được thiết lập.
Bộ trưởng Y tế: Công thức 5 điểm chống dịch ở TP.HCM GS.TS Nguyễn Thanh Long đánh giá cao những nỗ lực của ngành y tế TP.HCM. Ông lưu ý địa phương cần thực hiện 5 điểm trong công tác phòng, chống dịch giai đoạn này. Sáng 17/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế làm việc với Thành uỷ, UBND TP.HCM về công tác chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19. Nội dung...