Việt Nam tiêm loại vaccine phòng COVID-19 nào cho người dưới 18 tuổi?
Bạn đọc hỏi: Việt Nam sử dụng loại vaccine phòng COVID-19 nào để tiêm cho người dưới 18 tuổi và tổ chức tiêm như thế nào?
TP Hồ Chí Minh đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh. Ảnh: TTXVN.
Theo Bộ Y tế, vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người dưới 18 tuổi là vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Hoa Kỳ sản xuất.
Vaccine này đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi và đã được nhiều nước sử dụng. Đây là vaccine đảm bảo an toàn.
Việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 sẽ được thực hiện trước với người từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký vào phiếu đồng ý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho con.
Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi được triển khai tương tự như chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong thời gian qua.
Cụ thể, các điểm tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi được tổ chức tại: Trạm y tế các xã, phường; các trường học; các trung tâm y tế và các bệnh viện (đối với một số đối tượng trẻ có bệnh nền, béo phì).
Video đang HOT
Việc khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi, chăm sóc sau tiêm cho người dưới 18 tuổi theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Loại vắc xin sử dụng là vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Việc tiêm vắc xin cho học sinh sẽ được tổ chức tại trường hoặc điểm tiêm phù hợp được cơ sở giáo dục lựa chọn, đảm bảo an toàn. Ngành y tế sẽ tiêm cho trẻ không đi học tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động do UBND huyện, thị xã, thành phố lựa chọn.
Trẻ có bệnh nền sẽ được tiêm tại các bệnh viện đa khoa hoặc các trung tâm y tế có chuyên khoa nhi. Các trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế có chuyên khoa nhi sẽ được tiêm chủng theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Vắc xin phòng COVID-19 sẽ được tiêm cho trẻ em ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các đơn vị, địa phương huy động nhân lực, trang thiết bị và phương tiện để tham gia và phục vụ hậu cần, an ninh, đảm bảo cho việc tiêm chủng an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, chỉ tiêm cho trẻ khi có giấy đồng ý tiêm chủng của bố, mẹ.
Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến ngày 28-10, Bình Thuận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho hơn 680 nghìn người từ 18 tuổi trở lên.
Những ngày gần đây, dịch COVID-19 tại Bình Thuận đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong ngày 28-10, tỉnh ghi nhận 116 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 86 ca trong cộng đồng.
Gần 140 thai phụ TP HCM tiêm vaccine Covid-19
Gần 140 phụ nữ mang thai trên 13 tuần được tiêm vaccine Covid-19, trong ngày đầu tiên Bệnh viện Hùng Vương triển khai tiêm chủng cho thai phụ.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, ngày 12/8 cho biết bệnh viện khởi động tiêm vaccine Covid-19 cho các bà bầu từ 13 tuần thai đến khám và có nhu cầu tiêm, sau khi được Sở Y tế TP HCM phân bổ vaccine tối qua.
Theo bác sĩ Tuyết, khoảng hai tháng trước, số thai phụ mắc Covid-19 rất ít, song gần đây số nhập viện vì Covid-19 rất nhiều. Khu điều trị Covid-19 theo mô hình bệnh viện "tách đôi" tại đây có 120 giường nhưng luôn tiếp nhận 180 đến 200 ca bệnh.
Ban đầu nơi này chỉ tiếp nhận trường hợp có chỉ định can thiệp sản phụ nhiễm Covid-19, sản phụ có thai kỳ trên 38 tuần. Sau đó, nhiều trường hợp đang mang thai ở tuần sớm hơn được đưa đến trong tình trạng suy hô hấp, bác sĩ tiếp nhận điều trị khi tình trạng ổn định thì chuyển xuống tầng dưới thấp hơn. Tổng cộng đến nay, bệnh viện tiếp nhận khoảng 600 thai phụ mắc Covid-19.
"Có lúc bệnh viện điều trị hơn 200 bệnh nhân là thai phụ mắc Covid-19, trong đó khoảng 10% bệnh nhân có diễn biến trở nặng hoặc rơi vào nguy kịch", bác sĩ Tuyết nói. Nơi này thuộc tầng 4 trong mô hình điều trị tháp 5 tầng của Sở Y tế TP HCM.
Theo bác sĩ Tuyết, thai phụ có nhu cầu oxy nhiều hơn bình thường nên khi mắc Covid-19, phổi bị tổn thương dễ gây khó thở và suy hô hấp nhanh, nếu không can thiệp kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng cả mẹ lẫn bé.
Nhân viên Bệnh viện Hùng Vương tiêm vaccine Covid-19 cho thai phụ, ngày 12/8.Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Lãnh đạo Bệnh viện Hùng Vương cho rằng thời gian qua, khi triển khai tiêm vaccine toàn dân thì nhóm phụ nữ mang thai và cho con bú nằm trong nhóm trì hoãn. Đây là thực tế phù hợp bởi giai đoạn đầu khi vaccine mới đưa vào sử dụng chưa có nghiên cứu, đánh giá cụ thể về những tác dụng không mong muốn trên nhóm phụ nữ mang thai hoặc vaccine có tác dụng lâu dài trên thai nhi hay không.
Hiện, hầu hết các hiệp hội sản phụ khoa lớn trên thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều khuyến cáo nên tiêm phòng vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Trong tình hình dịch bùng phát, số thai phụ mắc Covid-19 tăng cao như hiện nay, các chuyên gia đã khuyến nghị Bộ Y tế xem xét tiêm phòng Covid-19 cho thai phụ. Phương án được Bộ Y tế chấp thuận và có văn bản hướng dẫn ngày 10/8.
Theo đó, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên thuộc nhóm cần thận trọng tiêm chủng, cơ sở y tế phải giải thích lợi ích nguy cơ và ký cam kết đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng. Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ chống chỉ định với vaccine Sputnik V.
Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện chuyên ngành sản - phụ khoa tuyến cuối của TP HCM và khu vực phía Nam, bên cạnh Bệnh viện Từ Dũ. Dự kiến, Bệnh viện Từ Dũ triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho thai phụ từ ngày 13/8.
'Nhiễm nCoV đột phá' có thể là cơ hội củng cố miễn dịch Hiện tượng nhiễm nCoV đột phá sau tiêm vaccine không đáng ngại. Virus lúc này giúp hệ miễn dịch tăng khả năng phòng thủ với các biến thể tương lai, các nhà khoa học nhận định. Sau nhiều trường hợp nhiễm nCoV đột phá - tình trạng mắc Covid-19 sau khi đã tiêm đủ hai mũi vaccine ít nhất 14 ngày, Trung tâm...