Việt Nam tích cực đóng góp tại Khóa họp của Ủy ban Luật pháp quốc tế
Theo tin từ Bộ Ngoại giao, vừa qua, Đại sứ, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao – thành viên Việt Nam của Ủy ban Luật pháp quốc tế thuộc Liên Hợp quốc (ILC) đã tham dự kỳ họp thứ 2, Khóa họp 71 của ILC diễn ra tại Trụ sở Liên Hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ.
Đại sứ, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, thành viên Việt Nam của Ủy ban Luật pháp quốc tế thuộc Liên hợp quốc (ILC).
Tại Kỳ họp này, ILC đã thông qua dự thảo Báo cáo và bình luận của 3 chủ đề, gồm: Tội ác chống nhân loại, Quy phạm mệnh lệnh trong luật quốc tế (Jus cogens) và Bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang. Ủy ban đồng thời thảo luận về 3 Báo cáo để tiếp tục hoàn thiện thêm…
Thành viên Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động của ILC tại các phiên họp toàn thể, tại Tiểu ban soạn thảo và các Tiểu ban chuyên môn khác của ILC; đề xuất xây dựng các quy định của luật pháp quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, quyền con người và phát triển bền vững.
Tại kỳ họp lần này của ILC, thành viên Việt Nam đã nhận nhiệm vụ xây dựng Báo cáo về “Các nước châu Á – Thái Bình Dương và vấn đề mực nước biển dâng cao trong quan hệ với Luật pháp quốc tế”.
Việc tham gia Nhóm nghiên cứu về chủ đề mới này của ILC là dịp để thành viên Việt Nam thể hiện quan điểm chuyên gia cũng như phản ánh quan điểm của Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực đối với các vấn đề liên quan như tác động của nước biển dâng đối với đường cơ sở, quy chế các vùng biển, quy chế quốc gia, di cư, bồi thường, đồng thời cũng tiếp tục khẳng định và bảo vệ vai trò quan trọng của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) trong giải quyết các vấn đề trên biển.
Tuệ Minh
Video đang HOT
Theo PLVN
Từng bước giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị
Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 14, ngày 7/8, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2018 .
Giám sát về kết quả hoạt động và quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá 2 năm (2017-2018); giám sát về tình hình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới
Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về "việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới". Ảnh: quochoi.vn
Theo Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2018, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. Công tác tuyên truyền đã được triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, nhận thức của cả cộng đồng về bình đẳng giới đã được cải thiện rõ rệt...
Thảo luận tại phiên họp, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều tồn tại, hạn chế liên quan đến việc thực hiện bình đẳng giới đã được các đại biểu phân tích, làm rõ. Cụ thể, vẫn còn tính hình thức trong triển khai hoạt động bình đẳng giới; nhiều vụ bạo lực, xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái có diễn biến phức tạp, chưa được xử lý kịp thời...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, mặc dù công tác bình đẳng giới đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu, Việt Nam liên tục tụt hạng (từ 65/144 năm 2016 xuống 77/149 năm 2018). Nhấn mạnh đây là vấn đề có tính chất trầm kha, nhiều năm, ông Bùi Sỹ Lợi nêu rõ, nếu không có sự chuyển biến nhận thức theo đúng tinh thần, quan điểm của Đảng thì tình trạng này sẽ khó có thể giải quyết.
Theo nhiều đại biểu, việc chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam bị tụt hạng cho thấy, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền một số địa phương, bộ, ngành (nhất là người đứng đầu) còn chưa thực chất, chưa thật sự sát sao và chưa dành nguồn lực thỏa đáng cho công tác này.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong, mặc dù đến năm 2020 là hết thời gian thực hiện nhưng đến nay vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa có kế hoạch, chương trình hành động về mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Điều này cho thấy thái độ quan tâm ở các bộ, ngành, địa phương về bình đẳng giới chưa tốt. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ làm công tác giới cũng chưa đạt yêu cầu.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) cho rằng, các cơ quan, đơn vị cần thay đổi cách nhìn, cách tiếp cận về vấn đề bình đẳng giới. "Đừng nghĩ bình đẳng giới là quyền mà phải là nguồn lực để phát triển", ông Sơn nhấn mạnh và đề nghị hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. Các bộ, ngành khi soạn văn bản pháp luật phải đưa nội dung bình đẳng giới, đảm bảo tính cụ thể, hiệu quả khi thực hiện.
Thực tế cho thấy, còn nhiều rào cản trong công tác quy hoạch cán bộ nữ là lãnh đạo, dẫn đến tỷ lệ nữ giới tham gia ít hơn nam giới trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Do đó, các đại biểu đề nghị cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
Bố trí ngân sách cho hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà trình bày tóm tắt báo cáo của Chính phủ tại phiên họp. Ảnh: quochoi.vn
Thảo luận về kết quả hoạt động và quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá 2 năm (2017-2018), các đại biểu đánh giá, sau 6 năm thành lập, Quỹ đã giữ vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá; góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hút thuốc lá, tỷ lệ người phơi nhiễm thụ động với khói thuốc và thực hiện môi trường không khói thuốc. Đặc biệt, công tác truyền thông về tác hại của thuốc lá; việc xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan tổ chức không có khói thuốc lá đã được thực hiện tốt. Số lượng cơ quan, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, nhà hàng... thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tăng dần qua các năm.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, một số nhiệm vụ theo quy định vẫn chưa được hỗ trợ để triển khai, như chuyển đổi ngành nghề cho người trồng thuốc lá, người chế biến, sản xuất thuốc lá; tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng. Quỹ chưa có kế hoạch hành động dài hạn, lộ trình hỗ trợ các mục tiêu, nhiệm vụ theo Luật giao. Ở các địa phương, vai trò của Ban Chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá còn rất hình thức. Nguồn kinh phí đảm bảo ở các tỉnh còn rất khác nhau...
Từ thực tế này, các đại biểu đề nghị, Quốc hội tăng cường công tác giám sát, đánh giá hoạt động của Quỹ. Chính phủ cần phân bổ Quỹ cho các hoạt động hợp lý và hiệu quả đồng thời chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách cho các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân
Tại phiên họp ngày 7/8, các thành viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, thực hiện Nghị quyết số 18 của Quốc hội, Chính phủ đã ưu tiên ngân sách, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ và các nguồn thu khác để đầu tư cho y tế, như xây dựng cải tạo nâng cấp các bệnh viện từ tuyến huyện đến tuyến trung ương. Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp, hiện nay đã có 100% số xã có trạm y tế. Tính đến năm 2017, đã hoàn thành việc liên thông hệ thống phần mềm công nghệ thông tin giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với gần 99% cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước. Hiện, 100% đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
Cho rằng việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Quốc hội đã được những kết quả tích cực, tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng hệ thống các văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ; việc tổ chức sắp xếp lại, hoàn thiện các cơ sở y tế công lập do các bộ quản lý còn chậm. Việc giao tự chủ cho các đơn vị ở nhiều địa phương còn chưa đúng quy định. Từ thực tế này các đại biểu đề nghị, Quốc hội tiếp tục tăng chi ngân sách cho công tác y tế - dân số, dành tối thiểu 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về xây dựng cơ chế tự chủ của các đơn vị đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi...
Theo Phan Phương (TTXVN)
Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị Giải trừ quân bị Ngày 25/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ), Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, Dương Chí Dũng, đã chủ trì phiên họp toàn thể chính thức đầu tiên của Hội nghị Giải trừ quân bị (CD) trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch CD (từ 24 - 28/6/2019 và từ 29/7 - 18/8/2019). Đại...