Việt Nam thuộc top quốc gia tăng trưởng lương cao
Việt Nam đạt mức tăng trưởng lương cao so với thế giới sau khi các số liệu mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) cho thấy mức tăng trưởng lương trên toàn cầu tiếp tục chững lại, đặc biệt ở các nước phát triển.
Theo Báo cáo Lương Toàn cầu 2012/2013 vừa được ILO công bố: Tăng trưởng lương trên toàn thế giới ở mức thấp hơn nhiều so với thời điểm trước khủng hoàng. Mức lương tháng trung bình trên thế giới tăng 1,2% năm 2011, giảm 3% so với 2007 và 2,1% so với 2010.
“Cuộc khủng hoảng đã và đang để lại một tác động nặng nề đối với lương. Tuy nhiên sự tác động này không đồng đều – và nói theo một cách rộng hơn, đối với người lao động” – Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder nhận định.
Báo cáo chỉ ra sự khác biệt lớn giữa các nước khác nhau và các khu vực khác nhau lương nhìn chung tăng trưởng mạnh hơn ở những khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn. Trong khi tăng trưởng lương suy giảm ở các nền kinh tế phát triển, nơi dự báo năm 2012 mức tăng trưởng bằng 0. Bức tranh ở khu vực châu Mỹ Latin, vùng Caribbean, châu Phi và nhất là châu Á lại là một màu sáng tích cực.
Việt Nam trong top quốc gia tăng trưởng lương cao
Theo khảo sát của ILO, một công nhân làm việc trong lĩnh vực chế tạo ở Philippines mang về nhà 1,4 USD cho mỗi giờ làm việc, so với gần 5,5 USD ở Brazil, 13 USD ở Hy Lạp, 23,3 USD ở Mỹ và gần 35 USD ở Đan Mạch.Còn tại Việt Nam, tiền lương danh nghĩa trung bình tăng 26,8% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010. Ngay cả khi tính đến lạm phát vốn vẫn ở mức cao, tiền lương thực tế vẫn tăng 12,6% hàng năm.
Video đang HOT
Báo cáo của ILO đưa ra nhận định, tăng trưởng lương toàn cầu tăng với tốc độ thấp hơn tăng năng suất lao động, bức tranh ở Việt Nam lại hoàn toàn tương phản. Tốc độ tăng trưởng tiền lương danh nghĩa và thực tế ở Việt Nam cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động ít nhất 3 lần. Một trong những lý do lý giải xu hướng này chính là cũng giống nhiều quốc gia đang phát triển khác, mức lương trung bình chỉ thể hiện mức thu nhập của người lao động được hưởng lương (ở Việt Nam, nhóm này chỉ chiếm 33,8% lực lượng lao động). Trong khi đó, năng suất lao động lại tính đến GDP của tất cả những người có việc làm, bao gồm cả những người tự kinh doanh.
Theo ILO, trong khi mức chênh lệch lương theo giới đã giảm xuống trong thời kỳ khủng hoảng vừa qua ở hầu khắp các nước trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm một số ít quốc gia có mức chênh lệch gia tăng – tăng gần 2% trong giai đoạn 2008-2011 so với 1999-2007.
Theo Chuyên gia cao cấp về Quan hệ Lao động của ILO Việt Nam, Yoon Youngmo, Chính phủ Việt Nam đã và đang sử dụng lương tối thiểu như một công cụ chính sách để dần nâng mức sàn tiền lương trong những năm vừa qua (mỗi năm tăng hơn 20%). “Chính phủ Việt Nam đã và đang dựa vào chính sách lương tối thiểu như một cơ chế chính phát triển tiền lương và một công cụ chủ đạo để giảm nghèo và cung cấp sự bảo trợ xã hội cho nhóm lao động dễ bị tổn thương” – ông Yoon Youngmo nói.
Tuy nhiên, theo ông Youngmo, tốc độ tăng lương và mức độ phức tạp ngày một gia tăng của nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc lương tối thiểu không còn là công cụ hữu ích như trước đây để áp đặt xu hướng tiền lương cho người lao động được hưởng lương trong nền kinh tế chính thức. Ông Youngmo cũng cảnh báo về chênh lệch mức lương theo giới ngày càng gia tăng ở Việt Nam lao động hiện vẫn thuộc bộ phận kinh tế phi chính thức với năng suất lao động thấp, ít được bảo vệ và thu nhập thấp.
Theo Giám đốc Quốc gia ILO tại Việt Nam, Gyorgy Sziraczki, Việt Nam phải đối mặt với những thử thách khác phía trước để đất nước được hưởng lợi đồng đều từ mức tăng trưởng lương.
Theo Dantri
Thất nghiệp đang tăng
Tình trạng thanh niên thất nghiệp và mất việc làm đang là vấn đề thách thức lớn, đó là nhận định của các chuyên gia đến từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Theo ILO, đã đến lúc Việt Nam và các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cần có những chính sách tốt hơn để thúc đẩy việc làm cho thanh niên.
Mối lo ngại nhóm thanh niên không có việc làm
Số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm, cả nước có gần 35.500 doanh nghiệp đóng cửa (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước). Số người đăng ký thất nghiệp tăng 44% so với cùng kỳ. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học lao động - xã hội, mục tiêu tạo việc làm cho 1,5 triệu lao động trong năm nay có thể sẽ thấp hơn năm ngoái khoảng 5%. Tác động cộng hưởng của suy giảm kinh tế, doanh nghiệp phá sản là những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong khu vực thành thị tăng lên. Đặc biệt, thanh niên là đối tượng chịu tác động rõ nhất. Bà Nguyễn Thân Thương, cán bộ chương trình Văn phòng ILO Việt Nam, cho hay tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm 51% tổng số người thất nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp trong nữ thanh niên cao hơn nam giới.
Người lao động tìm việc tại sàn giao dịch việc làm thanh niên TP.HCM - Ảnh: Như Lịch
Nếu không tăng lương, người lao động sẽ nhảy việc liên tục dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp, người lao động chỉ tốn thời gian vào việc tuyển người và tìm việc, không có thời gian đầu tư nâng cao kỹ năng. Khi năng suất lao động không được nâng cao, rất khó thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Yoon Youngmo - chuyên gia về quan hệ lao động của ILO
Ông Gyorgy Sziraczki - Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, cho rằng thách thức về tạo việc làm cho thanh niên thường đồng nghĩa với thách thức về khả năng đánh mất tiềm năng của cả một thế hệ trẻ. Điển hình cho những mối lo ngại này là nhóm thanh niên không có việc làm, không được đi học và không được qua đào tạo. "Thanh niên bị mất định hướng và không được sử dụng đúng tiềm năng là một sự lãng phí nguồn nhân lực, có ảnh hưởng tới tiêu cực xã hội, nền kinh tế và hệ thống chính trị. Về vấn đề này, các nhà hoạch định chính sách phải theo đuổi một hướng tiếp cận đa chiều, áp dụng các chính sách vĩ mô xoay quanh mục tiêu tạo việc làm, tăng tổng cầu và khả năng tiếp cận tài chính khác. Bên cạnh đó, cần phải có các biện pháp cần thiết khác như phát triển giáo dục và hệ thống đào tạo nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyển tiếp từ trường học sang thị trường lao động, đầu tư nhằm xây dựng các chính sách thị trường lao động toàn diện và mạnh mẽ, thúc đẩy khả năng kinh doanh của thanh niên và đảm bảo quyền lợi cho họ", chuyên gia kinh tế lao động của ILO Bangkok Phú Huỳnh nhấn mạnh.
Dự báo của ILO, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương sẽ tăng lên 13,5% trong năm 2013 và tăng 9,7% ở cả hai khu vực Nam Á và Đông Á. Việc làm bền vững cho lao động thanh niên châu Á là vấn đề được đặc biệt quan tâm hiện nay khi khu vực này vẫn tiếp tục là nơi tập trung dân số trẻ trên thế giới.
Với Việt Nam, bên cạnh tăng cường các cơ hội việc làm và phát triển kỹ năng cho thanh niên, theo ông Gyorgy Sziraczki, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần có sự đầu tư nghiên cứu, cập nhật thường xuyên các số liệu thống kê tình hình lao động nói chung và trong độ tuổi thanh niên nói riêng. Trên cơ sở điều tra, đánh giá mới đưa ra hoạch định chính sách việc làm, mở rộng chương trình an sinh xã hội toàn dân với mục tiêu nâng cao thu nhập, chất lượng việc làm, cải thiện điều kiện lao động và đảm bảo bình đẳng về việc làm.
Mức lương thấp, nhảy việc nhiều
Thất nghiệp và thiếu hụt các kỹ năng cần thiết chỉ là hai mặt của một vấn đề lớn, bởi số lượng thanh niên đang phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo với mức lương quá thấp còn cao hơn nhiều so với số lượng thanh niên thất nghiệp.
Từ thực tế quan sát tại Việt Nam, ông Yoon Youngmo, chuyên gia về quan hệ lao động của ILO, chia sẻ: "Thời gian vừa qua Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh lương tối thiểu, nhưng thực tế càng ngày người lao động ở Việt Nam càng nhận được mức lương thấp. Có nhiều cách để tăng lương cho người lao động, một trong số đó là thương lượng tiền lương giữa chủ và người lao động. Tuy nhiên, cơ chế thương lượng tiền lương ở Việt Nam còn rất yếu. Chính phủ Việt Nam cần tăng cường, thúc đẩy đối thoại tập thể. Nếu không tăng lương, người lao động sẽ nhảy việc liên tục dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp, người lao động chỉ tốn thời gian vào việc tuyển người và tìm việc, không có thời gian đầu tư nâng cao kỹ năng. Khi năng suất lao động không được nâng cao, rất khó thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam".
Để ứng phó với khủng hoảng kinh tế và mất việc làm, các chuyên gia ILO chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc. Theo đó, Hàn Quốc đẩy mạnh những dịch vụ việc làm cụ thể, thông tin thị trường và hệ thống thực tập, thực hành tổ chức các chương trình thực tập và kinh doanh cho thanh niên, giúp thanh niên được chuẩn bị tốt hơn khi bước vào thị trường lao động góp phần giảm bớt những thách thức đối với việc làm thanh niên.
Theo TNO
Cam kết dân sự tại Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay VN: Có dấu hiệu cưỡng bức lao động Trong đơn khiếu nại gửi Báo Lao Động, ông N.H.T - nguyên nhân viên Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay VN (100% vốn Đài Loan, ở Q.1 - TPHCM) - cho biết: "Nhiều NLĐ trong Cty bị buộc ký cam kết phải làm việc cho Cty 2 năm như tôi, nếu không sẽ phải bồi thường cho Cty khoản tiền bằng tổng...