Việt Nam thuộc nhóm thứ 12 nước đón năm mới sớm nhất thế giới
Do chênh lệch múi giờ, lễ đón năm mới trên khắp thế giới sẽ không diễn ra cùng lúc.
Ảnh: Getty.
Chỉ còn chưa đầy một tuần, tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới sẽ bước sang năm mới 2020. Theo Time and Date, tổng cộng 38 giờ địa phương đang được sử dụng trên toàn thế giới. Điều đó có nghĩa năm mới cần 26 giờ để hoàn thành hành trình “phủ sóng” khắp nơi.
Ảnh: The Australian.
Samoa, quốc đảo Kiribati và đảo Giáng sinh (Australia) sẽ là 3 điểm đầu tiên đón năm mới trên thế giới. Người dân ở đây sẽ đón năm 2020 vào 17h ngày 31/12 (giờ Việt Nam). Năm 2011, chính quyền Samoa đã đổi từ phía Đông đường phân cách ngày quốc tế sang phía Tây, qua đó biến quốc gia này thành điểm đầu tiên đón năm mới. Nếu tới Samoa dịp này, du khách có thể tham gia nhảy múa, ngắm pháo hoa cùng dân địa phương.
Video đang HOT
Ảnh: Vice.
Khoảng 15 phút sau, quần đảo Chatham (New Zealand) sẽ trở thành nơi tiếp theo đón năm 2020. Quần đảo này được hình thành từ 11 đảo nhỏ nhưng chỉ 2 trong số này có người sinh sống, gồm Pitt và Chatham. Tổng dân số ước tính đạt 600 người. “Dân bản địa là những người thật thà và luôn mở rộng vòng tay với du khách”, trang web địa phương giới thiệu.
Ảnh: Getty.
Vào 18h ngày 31/12 (giờ Việt Nam), phần còn lại của New Zealand sẽ chào đón năm mới. Cùng với người dân New Zealand, 5 điểm khác cũng sẽ chính thức chia tay năm 2019 gồm quốc đảo Marshall, quốc đảo Fiji (châu Đại Dương), đảo Phượng Hoàng (Kiribati), Tokelau (New Zealand) và một số vùng của châu Nam Cực.
Ảnh: Getty.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Timor Leste là 4 quốc gia châu Á đầu tiên đón năm mới. Bên cạnh đó, một số khu vực của Indonesia cũng chính thức bước sang năm 2020 vào 22h ngày 31/12 (giờ Việt Nam). Tại thời điểm này, một số khu vực của Nga cùng quốc đảo Palau (Đại Tây Dương) cũng sẽ ăn mừng năm mới.
Việt Nam thuộc nhóm thứ 12 đón năm mới sớm nhất thế giới, bên cạnh Thái Lan, Cambodia, Lào… Tuy năm mới với người Việt cũng như một số quốc gia châu Á khác được tính theo Âm lịch, nhiều hoạt động đặc sắc vẫn diễn ra vào ngày này. Các điểm tập trung chờ “Countdown” hứa hẹn vẫn đông đúc như mọi năm. Bạn cần chủ động tới sớm để tránh cảnh “đứng ngoài cuộc vui”.
Ảnh: BTA.
Sau khi “ du lịch” vòng quanh thế giới, năm 2020 sẽ dừng chân ở điểm cuối cùng là đảo Baker và Howland (Mỹ). Hai điểm này sẽ đón năm mới vào 19h ngày 1/1 (giờ Việt Nam). Dù vậy, đây là 2 hòn đảo không người sống nên nhiều khả năng chẳng có lễ đón năm mới nào được tổ chức.
Theo news.zing.vn
Đức lặp đắt hàng rào điện phòng dịch tả lợn châu Phi tại khu vực biên giới
Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, ngày 20/12, Đức đã bắt đầu thiết lập các hàng rào điện tại đường biên giới giáp với Ba Lan thuộc địa phận bang Brandenburg, miền Đông Bắc nước này.
Ảnh minh họa: notesfrompoland.com
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn tuyên bố của Bộ Bảo vệ người tiêu dùng bang Brandenburg cho biết chính quyền mỗi địa phương thuộc bang này sẽ quyết định vị trí chính xác lắp đặt các hàng rào điện. Quyết định trên được đưa ra sau khi Ba Lan phát hiện một con lợn rừng bị nhiễm bệnh tả lợn châu Phi ở khu vực cách biên giới giữa Đức và Ba Lan khoảng 40 km.
Bộ Nông nghiệp và Lương thực Đức đã nhanh chóng triển khai một chiến dịch thông tin tới người dân bằng nhiều ngôn ngữ, trong đó kêu gọi mọi người không vứt bỏ thức ăn thừa ở các khu vực biên giới. Ngoài ra, Chính phủ Đức cũng sẽ siết chặt các quy định về đi lại tại những khu vực bị ảnh hưởng cũng như nới lỏng qua định săn bắn để giảm số lượng lợn rừng nhằm tránh lây lan virus.
Hiện nhiều bang ở Đức cũng đã đặt mua các hàng rào điện để bảo vệ và ngăn chặn sự lây lan của bệnh tả lợn châu Phi. Trước đó, Đan Mạch đã hoàn thành xong hàng rào bảo vệ vĩnh viễn dọc biên giới với Đức sau 10 tháng lắp đặt. Hàng rào cao 1,5 m, chạy dài gần 70 km từ khu vực Biển Baltic đến Biển Bắc.
Bệnh tả lợn châu Phi có nguồn gốc ở Nam Phi và xuất hiện ở châu Âu vào những năm 1960. Từ năm 2014, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trở lại ở các nước Tây Âu, bắt nguồn từ những con lợn rừng được đưa vào các khu rừng ở Bỉ để phục vụ mục đích săn bắn. Khả năng lây lan nhanh của virus gây bệnh được thể hiện qua tốc độ lây lan từ Trung Quốc sang các nước khác trong năm 2018, như Mông Cổ, bán đảo Triều Tiên, các nước ở Đông Nam Á và Timor Leste.
Không giống như cúm lợn, dịch tả lợn châu Phi không có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bệnh tả lợn hiện không thể gây bệnh ở người nhưng có khả năng lây truyền sang các loài vật ruồi, muỗi, chuột, mèo và gia cầm như gà, vịt. Lợn bị bệnh tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn như tai xanh, cúm, sốt thương hàn... Những bệnh này mới chính là tác nhân gây nguy hiểm cho người do có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa.
Anh Đức
Theo baotintuc.vn
Dân bị cá sấu tấn công, Timor Leste không thể giết con vật linh thiêng Số vụ cá sấu tấn công chết người tại đất nước nhỏ bé này đã tăng 20 lần trong vòng 20 năm qua, tuy nhiên người dân không trả đũa loài vật này vì mối liên kết tâm linh với chúng. Khi một đàn cá sấu hợp sức giết chết một đứa trẻ tại bãi biển Timor Leste vào đầu năm nay, ông...