Việt Nam thuộc nhóm nước kháng kháng sinh nhất thế giới
Trong khi nhiều quốc gia phát triển vẫn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 hiệu quả thì Việt Nam phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3, 4.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cảnh báo hiện kháng kháng sinh đã trở thành một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển. Mối đe dọa này khiến con người dễ quay về thời kỳ chưa có kháng sinh.
“Nếu tình trạng này tiếp tục, tương lai kháng sinh sẽ trở nên vô ích và con người đứng trước những căn bệnh không còn thuốc chữa”, Thứ trưởng Tiến nói, nhân Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh, ngày 13/11.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Bản đồ Sử dụng kháng sinh năm 2015 của Tổ chức IMS Health cũng cho thấy Việt Nam thuộc nhóm nước sử dụng nhiều kháng sinh.
Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, nước ta đã xuất hiện một số loại siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra cộng đồng đã tăng gấp hai lần. Có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ này lên đến 91%.
Tình trạng kháng kháng sinh bắt nguồn từ thói quen mua thuốc không cần đơn của người dân. Thậm chí, các bác sĩ cũng sử dụng kháng sinh không hợp lý.
Theo khảo sát của Bệnh viện Chợ Rẫy, khoảng một nửa thuốc kháng sinh được bác sĩ kê đơn là bất hợp lý. Nhiều bác sĩ chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân không nhiễm khuẩn, kéo dài và không cần thiết… Phần lớn vi khuẩn đường ruột E.coli, vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae, vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện)… kháng kháng sinh.
Ảnh: Healthdesk.
Hàng năm, trên thế giới có hàng triệu người chết do kháng thuốc, trong đó có 1,4 triệu trẻ em. Nếu kháng thuốc, người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng ở tất cả các nhóm tuổi.
Video đang HOT
WHO cũng dự báo đến năm 2050 chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu lên tới 100 nghìn tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong trong mỗi năm. Hậu quả kinh tế của kháng kháng sinh được cho là nặng nề tương đương với khủng hoảng tài chính.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã thành lập nhóm kỹ thuật giám sát kháng thuốc năm 2017 đến 2020. Nhóm này có nhiệm vụ đánh giá, giám sát về tình trạng kháng thuốc và đưa ra giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.
Lê Nga
Theo VNE
Tưởng con chỉ bị cảm cúm thông thường, mẹ không ngờ con mắc phải chứng bệnh thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ
Ban đầu chủ quan tưởng rằng cô con gái 2 tuổi chỉ bị cảm cúm thông thường, bà mẹ hốt hoảng phát hiện con mắc phải căn bệnh thần kinh hiếm gặp.
Những bệnh thần kinh khá hiếm gặp nhưng nếu không may mắc phải sẽ vô cùng nguy hiểm và tàn phá sức khỏe với tốc độ rất đáng sợ. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh lại thường dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường như cảm cúm nên khó phòng ngừa.
Gần đây một bé gái 2 tuổi ở Úc đã trở thành nạn nhân của chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp nhưng lại bị tưởng nhầm là bệnh cảm cúm thông thường.
Paige là một cô bé 2 tuổi hoạt bát, khỏe mạnh.
Bé Paige 2 tuổi là một bé gái khỏe mạnh, hoạt bát cho đến khi tai họa ập đến vào hồi tháng 8 vừa qua. Ngày 7/8, Paige có những dấu hiệu sốt nhẹ và cảm cúm. Bố mẹ cô bé tưởng rằng con bị cảm với những triệu chứng thường gặp như chảy nước mũi và sốt nên chỉ mua thuốc uống bình thường cho đến khi thấy con đột nhiên run rẩy toàn thân.
Jess, mẹ của bé linh cảm con đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng nên ngay lập tức đưa con gái tới bệnh viện. Jess kể lại: " Khi lái xe đưa con bé tới viện, Paige lúc tỉnh lúc mê và gần như đang ngủ. Ngay khi tới bệnh viện, con bé đột nhiên nôn mửa và mọi việc trở nên rất "đáng sợ" trong lúc chờ các bác sĩ tới".
Bố mẹ đã phải đưa ngay cô bé đi nhập viện sau khi phát hiện con bị run rẩy toàn thân.
Sau khi đến bệnh viện Moree, Paige đã trải qua loạt kiểm tra và sau đó lại chuyển tới Bệnh viện nhi đồng Randwick vào ngày hôm sau. Bác sĩ chẩn đoán Paige bị chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp tên là Acute Necrotizing Encephalopathy (tạm dịch: Viêm não hoại tử cấp tính), viết tắt là ANE. Bệnh thường xảy ra sau khi cơ thể bị nhiễm siêu vi khuẩn. Theo tổ chức ANE International, "thông thường, virus cúm là tác nhân chính, đi kèm với virus HSV6 và những loại virus khác như coxsackie and enteroviruses".
May mắn cho Paige khi mẹ cô bé đã đưa con tới viện kịp thời nên có cơ hội hồi phục. Jess chia sẻ: " Paige đang tiến triển rất tốt. Mặc dù các bác sĩ cũng chưa thể tiên lượng được mức độ ảnh hưởng của nó tới não nhưng mỗi ngày con bé đều chiến đấu như một "chiến binh nhỏ".
Gia đình bé Paige.
Bệnh ANE - chứng bệnh thần kinh nguy hiểm cực hiếm gặp nhưng rất dễ gây nhầm lẫn
Mặc dù đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng nó vẫn có thể xảy ra, đặc biệt với trẻ nhỏ. Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ. Bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn và thường xảy ra sau khi bị nhiễm virus. Trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất, thanh thiếu niên và người lớn cũng có nguy cơ nhưng ít hơn.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhân tố môi trường hoặc yếu tố di truyền. Thông thường, ANE phát triển do nhiễm virus như virus cúm A, cúm B và virus herpes 6 là phổ biến nhất. Có những trường hợp mắc bệnh ANE do gia đình có đột biến trong gen RANBP2 gen.
Triệu chứng của ANE:
Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng gần giống như cảm cúm như sốt, ho, nôn mửa, tiêu chảy, đau họng hoặc phát ban.
Điểm phân biệt chính là sự suy giảm não bộ với tốc độ nhanh chóng. Điều này dẫn đến co giật và thay đổi ý thức, người bệnh có thể rơi vào tình trạng ngủ li bì, lẫn lộn và hôn mê.
Nguy hiểm là ở chỗ triệu chứng của bệnh gần giống như cảm cúm dễ gây nhầm lẫn (Ảnh minh họa).
Điều trị bệnh ANE:
Hiện tại, vẫn chưa có cách điều trị chính xác nhất. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra phương hướng điều trị hiệu quả cho bệnh nhân bị mắc bệnh ANE. Các phương hướng chữa trị tạm thời bao gồm:
- Hỗ trợ chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân (như máy thở, ống truyền, truyền dịch) để cơ thể họ có thể thực hiện các chức năng bình thường.
- Cung cấp thuốc để giải quyết các triệu chứng (ví dụ như thuốc chống động kinh).
- Liệu pháp miễn dịch.
- Giảm nhiệt độ cơ thể nếu bệnh nhân có hiện tượng sốt.
Theo Helino
Phát triển dạng kháng sinh mới chống lại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh Các siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh hoạt động theo dạng liên kết với bề mặt của protein khiến thuốc không phát huy được tác dụng. Ảnh minh họa Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Griffith, Australia đã trình bày một giải pháp cho vấn đề vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, thông qua việc phát triển một dạng kháng...