Việt Nam thuộc nhóm có tỷ lệ vô sinh cao trên thế giới
Sáng 5-4, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) tổ chức Chương trình đào tạo y khoa liên tục chuyên đề “Tư vấn di truyền hỗ trợ sinh sản 2019″ với sự tham gia của hơn 200 đại biểu, chuyên gia về sản khoa, các nhà phôi học… trong và ngoài nước.
Ảnh minh họa
Dẫn chứng thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các chuyên gia cho biết, ở thế kỷ 21, vô sinh và hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ 3 (chỉ đứng sau ung thư, bệnh tim mạch) và Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vô sinh cao trên thế giới.
Video đang HOT
Còn theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 7,7% cặp vợ chồng vô sinh trong độ tuổi sinh sản, hơn 1 triệu cặp vợ chồng gặp phải các vấn đề vô sinh, hiếm muộn. Một vấn đề khác cũng rất được quan tâm là số lượng trẻ mắc các bệnh lý di truyền và dị tật bẩm sinh ở nước ta không hề nhỏ.
Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra, trong đó có khoảng 1.400 – 1.800 trẻ mắc hội chứng Down (Trisomy 21), 200 – 250 trẻ mắc hội chứng EdWards (Trisomy 18), 1.000 – 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 2.200 trẻ mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh)…
Cũng trong khuôn khổ chương trình đào tạo, các bài báo cáo tập trung cập nhật thông tin về những phương pháp ứng dụng phân tích di truyền trong hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam.
THÀNH AN
Hơn 1 triệu cặp vợ chồng gặp các vấn đề về vô sinh, hiếm muộn
Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 7,7% cặp vợ chồng vô sinh trong độ tuổi sinh sản, hơn 1 triệu cặp vợ chồng gặp phải các vấn đề vô sinh, hiếm muộn.
Các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phát triển mở thêm nhiều hi vọng cho các cặp vợ chồng vô sinh - ẢNH: NGUYÊN MI
Đồng thời, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vô sinh và hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ 3, chỉ đứng sau ung thư, bệnh tim mạch ở thế kỷ 21 và Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ vô sinh cao trên thế giới.
Thông tin trên được cập nhật trong Chương trình đào tạo y khoa liên tục chuyên đề "Tư vấn di truyền hỗ trợ sinh sản 2019", do Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) tổ chức vào hôm nay (5.4). Hội nghị có sự tham gia của hơn 200 y bác sĩ, chuyên gia về sản khoa, di truyền,... trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, số lượng trẻ mắc các bệnh lý di truyền và dị tật bẩm sinh ở nước ta không hề nhỏ. Mỗi năm, ước tính tại Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra.
Trong đó, có khoảng 1.400 - 1.800 trẻ mắc hội chứng Down, 200 - 250 trẻ mắc hội chứng EdWards, 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 2.200 trẻ mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh),...
Với thực trạng trên, việc ứng dụng phân tích di truyền trong điều trị vô sinh, hiếm muộn đã mang lại nhiều tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, giúp sàng lọc, chẩn đoán các hội chứng di truyền trước sinh.
Theo phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV ĐHYD, những bước phát triển vượt trội trong điều trị hiếm muộn, vô sinh và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong nước đã giúp giấc mơ có con của nhiều cặp vợ chồng đã được thực hiện và đảm bảo sức khỏe cho bé sơ sinh.
Theo Thanh Niên
Uống 1-2 hớp rượu mỗi ngày giúp chống nguy cơ đột quỵ là không đúng sự thật Cao huyết áp và đột quỵ có nguy cơ tăng dần theo lượng đồ uống có cồn được thu nạp vào cơ thể, và những thông tin trước đó nói rằng việc uống 1-2 hớp rượu mỗi ngày có thể giúp chống lại nguy cơ đột quỵ là không đúng sự thật. Một loại rượu vang tại Margaux, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là...