Việt Nam thuộc nhóm 2 bản đồ ung thư thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa xếp 50 nước đứng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong vì bệnh ung thư vào nhóm 1, 50 nước tiếp theo sau thuộc nhóm 2. Việt Nam đứng 78 trong số 172 quốc gia, vùng lãnh thổ có tỷ lệ tử vong vì ung thư cao (tỷ lệ 110 trên 100.000 người), thuộc nhóm 2 bản đồ ung thư thế giới.
Trong một thông cáo mới đây, WHO công bố dự báo khoảng 18 triệu người được phát hiện mắc ung thư trong năm 2018, hơn 9,6 triệu trong số này tử vong. Tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng gia tăng ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó khoảng 70% ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, số ca ung thư mới tăng nhanh từ 68.000 người năm 2000 lên 126.000 vào năm 2010 và dự báo sẽ tăng lên khoảng 200.000 ca vào năm 2020. Hàng năm nước ta có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương đương khoảng 315 ca tử vong mỗi ngày.
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất đối với phụ nữ Việt Nam
Hai thành phố có dân số đông nhất là Hà Nội và TP.HCM cũng là những nơi có số bệnh nhân ung thư tăng nhanh nhất. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu với trung bình 100.000 nam giới thì có 172 người bị ung thư, còn ở nữ giới thì đạt tỷ lệ 139/100.000. Trong đó, ung thư phổi với nam giới và ung thư vú ở nữ giới là loại ung thư phổ biến nhất, sau đó là ung thư dạ dày.
Điều đáng lo ngại là tỷ lệ người dân có hiểu biết cơ bản đúng về bệnh ung thư còn rất thấp: Hơn 67% số người được hỏi cho rằng, vì ung thư là bệnh nan y, không thể chữa khỏi nên phát hiện sớm hay muộn cũng đều “không giải quyết được gì”. Gần 36% cho rằng bị ung thư nếu đụng dao kéo vào sẽ di căn sớm và chóng chết.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì hầu hết các loại ung thư đều có thể được chữa trị hiệu quả
Thực tế, các chuyên gia cho rằng phần lớn ung thư đều có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Hiện tỷ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam 33%, nữ khoảng 40%, trong khi tỷ lệ này ở nhiều nước phát triển lên tới 70-80%.
Theo WHO, khoảng 1/3 số bệnh ung thư có thể dự phòng, 1/3 ung thư chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. 1/3 số ung thư còn lại người bệnh vẫn có thể kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống nếu được chăm sóc và điều trị tích cực.
Theo baodansinh.vn
Nốt ruồi có những biểu hiện này cần nghĩ ngay tới ung thư
Ung thư từ nốt ruồi là loại rất nguy hiểm, phát triển nhanh, di căn nhanh và dễ gây ung thư thứ phát vào phổi, não, gan, xương...
Theo thống kê của BV Da liễu TƯ, mỗi năm BV này điều trị cho hơn 300 trường hợp mắc ung thư da và số lượng bệnh nhân tăng thêm 10-15% qua mỗi năm.
Tuy nhiên, rất ít người để ý đến căn bệnh này, khi thấy có những vết lạ trên da, người bệnh thường lầm tưởng là nốt ruồi hoặc vết bớt bình thường nên không đi khám sớm, dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề.
Điển hình như trường hợp 2 nam bệnh nhân ở Hà Nội, phát hiện vết đen bất thường trên mặt vài năm nhưng không điều trị gì vì nghĩ là nốt ruồi, khi đến BV đốt laser thẩm mỹ, bác sĩ phát hiện ung thư da đã chuyển sang giai đoạn muộn, phải điều trị hoá chất và xạ trị.
Nhiều người lầm tưởng nốt đen lớn trên mặt là nốt ruồi bình thường
BS Hoàng Thị Phương Lan, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, BV đa khoa Đức Giang cho biết, ung thư từ nốt ruồi là loại rất nguy hiểm, phát triển nhanh, thường là u ác tính, di căn nhanh, gây ung thư thứ phát ở gan, xương, phổi, não, hệ thống hạch...
Ung thư từ nốt ruồi thường bắt đầu từ u kích thước nhỏ, không ngứa, không đau nên người dân ít để ý, tuy nhiên thực tế trong quá trình phát triển, loại u này có thể gây viêm nhiễm, loét, hoại tử, phá hủy tổ chức tại chỗ. Trường hợp biến chứng nặng, u này có thể "ăn" mất ngón tay, chân, miệng, mắt, mũi... tùy vào vị trí khối u.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, điều trị kịp thời ngay từ khi nốt ruồi mới sang ác tính thì tỉ lệ khỏi bệnh khá cao.
Theo BS Lan, để xác định nốt ruồi ung thư, người dân có thể dễ dàng kiểm tra bằng mắt thường thông qua 5 dấu hiệu:
- Tính đối xứng: Nốt ruồi lành tính thường có 2 nửa đối xứng. Khi nốt ruồi hoặc tàn nhang có hình dạng không đối xứng bất bình thường thì nên kiểm tra lại bằng cách vẽ một đường tưởng tượng chia dọc nốt đó ra và đối chiếu xem nửa còn lại có tương đồng. Nếu không đối xứng thì rất có thể là ung thư.
- Đường viền: Nếu như đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không rõ nét đường biên giữa da và nốt ruồi, trông khác thường với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là cảnh báo ung thư. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da.
Bằng mắt thường có thể dễ dàng phát hiện nhiều điểm bất thường ở các nốt ruồi ác tính
- Màu sắc: Nốt ruồi không có màu giống với những nốt ruồi khác trên da, dù là bất kể màu sắc gì như nâu, đen, xanh đậm, trắng hay đỏ đều đáng nghi ngờ.
Nốt ruồi bình thường sẽ có một màu sắc nhất định, tương tự và đồng đều nhau trên da nhưng nếu trên da có nhiều nốt ruồi khác màu, khác hình dạng, chỗ đậm, chỗ nhạt thì nguy cơ ung thư rất cao.
- Đường kính: Một điểm đáng ngờ khi quan sát các nốt lạ trên da là đường kính của chúng lớn hơn hẳn các nốt ruồi thông thường. Nốt ruồi thường chỉ nhỏ hơn hoặc bằng 0,6cm.
- Độ lồi: Nếu nốt lạ nổi lồi trên da rõ nét thì việc kiểm tra là cần thiết. Bởi các khối u ác tính thường phát triển nhanh chóng về kích cỡ hoặc độ lớn. Một nốt ruồi cứ lớn dần, đổi màu, gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc chảy máu thực sự là dấu hiệu đáng báo động.
Do vậy bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trên da nổi u, cục nhìn như nốt ruồi hoặc xuất hiện các mảng màu da bất thường, có dấu hiệu lan ra, phát triển theo thời gian, sờ thấy cứng, rát cần nghĩ đến ung thư và đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Để điều trị ung thư từ nốt ruồi, các phương pháp áp dụng phổ biến là phẫu thuật (áp dụng ung thư giai đoạn sớm); Nạo và đốt điện để loại bỏ phần da ung thư; Phẫu thuật dao lạnh, dùng khí nito phun lên vùng da bị ung thư; Ghép da để giúp lấp đầy các phần da đã bị cắt bỏ; Xạ trị và hoá trị (áp dụng cho các trường hợp đã ở giai đoạn muộn).
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Chúng ta đã giải quyết được những ca ung thư không thể điều trị bằng thuốc chiếm hơn 50% 50% các ca ung thư không thể chạm đến được bằng thuốc, vì chúng di căn quá nhanh và kháng lại quá mạnh. Một trong những lý do khiến ung thư trở thành những căn bệnh khó trị, đó là vì một số tế bào bị đột biến mạnh đến mức không thể chạm tới được bằng thuốc. Chúng chiếm tới 50% số...