Việt Nam thúc đẩy HĐBA giải quyết bạo lực tình dục trong xung đột
Đại sứ Đặng Đình Quý kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng thúc đẩy vai trò và sự tham dự của phụ nữ trong tiến trình hòa bình, phòng ngừa xung đột và đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia.
Phụ nữ và trẻ em Syria tại trại tị nạn al-Hol ở tỉnh Hasakeh, miền Đông Bắc Syria ngày 28/1/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày 14/4 đã chủ trì thảo luận mở trực tuyến của Hội đồng Bảo an về chủ đề Phụ nữ, hòa bình và an ninh- Bạo lực tình dục trong xung đột.
Đây là một trong các sự kiện ưu tiên được thực hiện theo sáng kiến của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 4/2021.
Tham dự và phát biểu tại cuộc họp có Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Bạo lực tình dục trong xung đột Pramila Patten, người đoạt giải Nobel hòa bình năm 2018 Denis Mukwege, Giám đốc mạng lưới phụ nữ khuyết tật Nam Sudan Caroline Atim, và cán bộ Tư vấn bảo vệ phụ nữ của Phái bộ gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA), Beatrix Attinger Colijn.
Việt Nam đã mời bà Caroline Atim, người khiếm thính đầu tiên báo cáo tại Hội đồng Bảo an, thể hiện sự trân trọng của Việt Nam đối với tiếng nói của các thành phần xã hội, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương đồng thời nhằm mong muốn mang tới cho các thành viên Hội đồng Bảo an cách tiếp cận toàn diện hơn đối với chủ đề thảo luận.
Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Pramila Patten nhấn mạnh tình trạng bạo lực tình dục vẫn diễn biến phức tạp trong nhiều bối cảnh xung đột vũ trang toàn cầu và hiện càng gặp thách thức do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Báo cáo của Tổng thư ký Liên hợp quốc lần thứ 12 về chủ đề này đã xác định có hơn 2.500 vụ việc vi phạm bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang trong giai đoạn báo cáo từ 4/2020 đến nay.
Nạn nhân của bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, đối mặt với nhiều thách thức như bất ổn an ninh, khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, tâm lý, tư vấn pháp luật, hỗ trợ nhân đạo và phải đối mặt với các rào cản văn hóa-xã hội và thể chế. Khó khăn hơn nữa, nhiều nạn nhân không dám lên tiếng để tìm kiếm hỗ trợ do lo sợ bị kỳ thị và ruồng bỏ.
Trong khi đó, bác sỹ Denis Mukwege nhấn mạnh sự cần thiết triển khai các nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tăng cường nỗ lực thực hiện chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh tìm kiếm công lý cho nạn nhân bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang.
Bà Caroline Atim thông tin về nguy cơ bị lạm dụng và chịu ảnh hưởng của bạo lực tình dục mà phụ nữ khuyết tật phải đối mặt trong bối cảnh xung đột vũ trang.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cán bộ Tư vấn bảo vệ phụ nữ của Phái bộ MINUSCA đã chia sẻ trải nghiệm thực tế trong hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực tình dục do xung đột vũ trang tại Cộng hòa Trung Phi.
Các nước thành viên Hội đồng Bảo an cảm ơn Việt Nam đã thúc đẩy thảo luận về một chủ đề mang tính nhân văn và rất cấp thiết; khẳng định cam kết ngăn ngừa và chấm dứt bạo lực tình dục trong xung đột; nhấn mạnh cần nỗ lực giải quyết vấn đề này, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Nhiều ý kiến đề cao sự cần thiết phải tiếp tục thúc đẩy thực hiện các nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc , bảo đảm các nạn nhân tiếp cận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tâm lý, công lý song song với tăng cường nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới, nâng cao vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và trong các tiến trình hòa bình.
Đại sứ Đặng Đình Quý – Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại buổi họp báo.(Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý đã chia sẻ quan ngại về tình trạng bạo lực tình dục trong xung đột và những tác động tiêu cực đối với nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Đại sứ cũng nhấn mạnh các nỗ lực ứng phó cần có cách tiếp cận toàn diện song song với xử lý gốc rễ vấn đề, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ dành cho nạn nhân của bạo lực tình dục trong xung đột, đặc biệt tập trung giúp đỡ nạn nhân tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tâm lý, sức khỏe, đào tạo, tiếp cận pháp lý, tái hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm sinh kế.
Bên cạnh đó, Đại sứ kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng thúc đẩy vai trò và sự tham dự của phụ nữ trong tiến trình hòa bình, phòng ngừa xung đột và đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia.
Đại sứ nhấn mạnh, thông qua phối hợp với Liên hợp quốc và các phái bộ gìn giữ hòa bình, cần tăng cường nỗ lực hỗ trợ nạn nhân và nâng cao quyền năng của phụ nữ.
Đại sứ hy vọng cuộc thảo luận sẽ góp phần tăng cường nhận thức của các nước về tính nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực tình dục trong xung đột, qua đó, tăng cường cam kết quốc tế trong giải quyết vấn đề này.
Vị thế Việt Nam trong tháng làm chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ
Trong tháng 4 này, Việt Nam đang đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp quốc (LHQ). Giữa "đấu trường" quốc tế với nhiều sức ép, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại, lồng ghép các vấn đề ưu tiên của mình và có những đóng góp riêng.
Ngày 19/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì phiên thảo luận cấp cao trực tuyến về chủ đề: "Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột"
Ông Nguyễn Hải Lưu, Phó Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao, trao đổi với PV về những việc mà Việt Nam đang thực hiện để đảm nhận trọng trách tại LHQ. Ông nói:
Trên cương vị Chủ tịch HĐBA, Việt Nam thực hiện nhiều việc định kỳ theo tháng; tổ chức, chủ trì, điều hành các cuộc họp của HĐBA; tổ chức trao đổi với nhiều cấp để thống nhất chương trình làm việc và các ưu tiên trong tháng làm chủ tịch; đại diện HĐBA trong quan hệ, thông tin với các nước thành viên ngoài HĐBA, các cơ quan của LHQ, tổ chức quốc tế và báo chí để thực hiện nỗ lực tăng cường thông tin và minh bạch hóa hoạt động của HĐBA.
Trong vai trò Chủ tịch HĐBA, các nước đều tranh thủ lồng ghép, thúc đẩy những vấn đề thuộc ưu tiên của mình, dưới hình thức tổ chức họp cấp cao hoặc xây dựng văn kiện về chủ đề đó. Trong tháng 4/2021, Việt Nam triển khai một số sự kiện điểm nhấn, đồng thời là những ưu tiên của ta. Đó là:
Phiên họp cấp bộ trưởng trực tuyến về chủ đề "Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hoà bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn" do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn chủ trì vào tối 8/4;
Phiên thảo luận cấp cao trực tuyến về chủ đề "Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột" do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì vào ngày 19/4;
Phiên thảo luận mở trực tuyến về chủ đề "Bảo vệ cơ sở thiết yếu đối với sự sống của người dân trong xung đột vũ trang" do lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì vào ngày 27/4;
Phương châm của Việt Nam là dựa trên kinh nghiệm đảm nhận vị trí chủ tịch HĐBA tháng 1/2020 và năm đầu tiên tham gia HĐBA, Việt Nam sẽ thể hiện vai trò chủ tịch một cách tích cực, chủ động, có trách nhiệm; khách quan, minh bạch; xử lý hài hoà, cân bằng mối quan tâm của các nước đối với vấn đề được thảo luận tại HĐBA và thúc đẩy hợp tác, đồng thuận tại HĐBA.
Việt Nam có thể lồng ghép các ưu tiên của mình trong công việc tại tháng đảm nhiệm chủ tịch HĐBA như thế nào thưa ông?
Chúng ta bước vào tháng đảm nhận vị trí chủ tịch HĐBA lần này với tâm thế mới, đặc biệt là sau thành công của ĐH Đảng XIII với những định hướng phát triển lớn của đất nước, trong đó, đường lối đối ngoại là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại đa phương tại HĐBA.
Việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐBA chính là triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại mà ĐH Đảng XIII đề ra, trong đó có đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc.
Các chủ đề mà Việt Nam đề ra đều có sự liên thông với nhau: thúc đẩy hoà bình bền vững ở tất cả các giai đoạn và đặc biệt là nhấn mạnh vấn đề giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, ngăn ngừa xung đột.
Ngăn ngừa xung đột là ngăn ngừa từ sớm, từ xa. Khi xung đột xảy ra, chúng ta quan tâm bảo vệ lợi ích của người dân, các nhóm dễ bị tổn thương, từ đó quan tâm bảo vệ hạ tầng thiết yếu đối với người dân trong xung đột vũ trang như bệnh viện, trường học, nhà máy điện...
Sau khi kết thúc xung đột, chúng ta quan tâm việc giải quyết hậu quả như khắc phục hậu quả bom mìn, ổn định cuộc sống của người dân, những cộng đồng bị ảnh hưởng vì vật liệu nổ, để tập trung phát triển bền vững.
Từ nay cho đến hết nhiệm kỳ vào cuối năm 2021, chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy các ưu tiên đề ra từ khi ứng cử là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.
Trong 2 nhiệm kỳ HĐBA của Việt Nam, tình hình chính trị - an ninh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước ngày càng gay gắt. Việt Nam ứng xử như thế nào để vượt qua những khó khăn đó và đảm nhiệm tốt vai trò của mình?
Đúng là tình hình chính trị - an ninh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh nước lớn gay gắt, nhiều điểm nóng, xung đột (đặc biệt ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi) căng thẳng, chưa thể giải quyết.
Đại dịch COVID-19 vẫn hoành hành và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội - an ninh - hòa bình quốc tế, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động của HĐBA. Tuy nhiên, HĐBA đã thích ứng rất nhanh và hiệu quả với đại dịch. Trong năm qua, HĐBA xử lý khối lượng công việc lớn hơn: Tổ chức và tham gia hơn 450 cuộc họp cấp đại sứ, thông qua gần 150 văn kiện các loại; cơ chế/phái bộ gìn giữ hoà bình vẫn được gia hạn, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của mình. Là một ủy viên không thường trực, Việt Nam đã có những đóng góp của riêng mình, thúc đẩy công việc chung của HĐBA.
Sau một năm tham gia, chúng ta đã có một số kinh nghiệm, trong đó có bài học kinh nghiệm về: Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; Kiên trì, kiên định lập trường, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ.
Trong một số vấn đề phức tạp, có sự cọ xát về quan điểm, ta bảo đảm lập trường nguyên tắc, lấy luật pháp và thông lệ quốc tế làm cơ sở chính, thể hiện thái độ cân bằng, xây dựng và có trách nhiệm. Ví dụ trong vấn đề gia hạn cơ chế hỗ trợ nhân đạo tại Syria, Việt Nam đã kiên trì lập trường ủng hộ cứu trợ nhân đạo tại Syria, coi đây là nhân tố quan trọng nhất. Ta đã bỏ phiếu cho cả dự thảo của Nga và của phương Tây về vấn đề này chứ không chọn bên. Các nước đều hiểu và coi trọng ý kiến, lập trường của Việt Nam.
Cảm ơn ông.
Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4. Đây là lần thứ 2 Việt Nam nắm giữ vị trí này khi là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2020-2021. Với tư cách là ủy viên không thường trực của Hội đồng bản an,...