Việt Nam thúc đẩy đối thoại doanh nghiệp ASEAN – Nga
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Vladivostok, sáng 4/9, tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 9 (EEF 2024) đã diễn ra phiên đối thoại doanh nghiệp giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và LB Nga.
Phiên đối thoại doanh nghiệp Nga – ASEAN tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ IX. Ảnh: Duy Trinh/PV TTXVN tại LB Nga
Mở đầu sự kiện, quyền Giám đốc điều hành Hội đồng kinh doanh Nga – ASEAN Daniyar Akkaziev khẳng định LB Nga coi trọng hợp tác với ASEAN, tính đến tiềm năng phát triển nhanh chóng và đa dạng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các kế hoạch phát triển hơn nữa vùng Viễn Đông và Bắc Cực của LB Nga cũng phụ thuộc vào việc triển khai hiệu quả tiềm năng hợp tác với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời LB Nga cũng đang thực thi chiến lược hướng Đông.
Theo ông Akkaziev, năm 2016, LB Nga và ASEAN đã ký hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược và năm 2004, Nga đã tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. Đây là những điều kiện tiên quyết quan trọng để Nga tăng cường hơn nữa đối thoại với các nước thành viên ASEAN.
Quang cảnh Phiên đối thoại doanh nghiệp giữa LB Nga và Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ảnh: Duy Trinh/PV TTXVN tại LB Nga
Ông Sergei Katyrin, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp LB Nga, cho biết kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và LB Nga đang tăng lên, tuy nhiên nếu so với kim ngạch hai chiều giữa Trung Quốc và LB Nga thì con số vẫn còn rất khiêm tốn. Ông Katyrin kỳ vọng lớn vào việc tăng cường quan hệ Nga – ASEAN kể cả về thương mại trong bối cảnh của kỷ nguyên công nghệ số. Ông cũng nêu khó khăn trong việc thanh toán do LB Nga phải chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt.
Video đang HOT
Về phần mình, bà Thet Thet Khine, Bộ trưởng Khách sạn và Du lịch Myanmar cho rằng để thúc đẩy quan hệ, ASEAN và Nga cần hài hòa các hệ thống của nhau, cũng như đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, thúc đẩy trao đổi về công nghệ thông tin, về văn hóa để có thể hiểu nhau hơn.
Ông German Maslov, Phó Chủ tịch phụ trách bộ phận vận tải và hậu cần của tập đoàn vận tải đường biển FESCO, cho biết 2 năm trước họ đã khai trương tuyến vận tải đường biển giữa Việt Nam với Vladivostok và xem Việt Nam như một trung tâm trung chuyển của ASEAN. Hiện tuyến vận tải biển này có nhu cầu ngày càng lớn. Nếu trước đây tuyến chỉ sử dụng 1 tàu thì nay đã có 3 tàu vận chuyển với khối lượng hàng hóa ngày càng tăng lên.
Tập đoàn xây dựng Hòa Bình ký Bản ghi nhớ với Tập đoàn Segezha của Nga. Ảnh: Duy Trinh/PV TTXVN tại LB Nga
Trong phát biểu của mình, ông Lê Viết Hải, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, cho rằng thúc đẩy và duy trì hòa bình là giải pháp để phát triển cũng như hợp tác bền vững.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, ông Lê Viết Hải cho biết qua đàm phán, trao đổi với các đối tác, hiện thị trường Nga đang có nhu cầu lớn về thi công xây dựng, nhân lực xây dựng cũng như vật liệu xây dựng và tập đoàn ông đang hướng tới hợp tác với các đối tác Nga trong các lĩnh vực này.
Trong ngày 4/9, ông Lê Viết Hải đã tiếp xúc và đàm phán với nhiều doanh nghiệp và chính quyền địa phương của LB Nga đồng thời đại diện cho Tập đoàn xây dựng Hòa Bình ký Bản ghi nhớ (MOU) với Tổng công ty phát triển Viễn Đông và Bắc cực, Tập đoàn Segezha và Quỹ Roscongress.
Duy Trinh – Quang Vinh (TTXVN)
Các chủ đề chính của Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2024 tại Nga
Cấu trúc chương trình kinh doanh của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2024 (EEF) sẽ diễn ra trong các ngày 3-6/9 tại khuôn viên Đại học tổng hợp Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok của LB Nga, đã được công bố trên trang web chính thức của EEF.
Chủ đề chính của Diễn đàn năm nay là "Viễn Đông 2030. Kết hợp sức mạnh để tạo ra tiềm năng mới".
Quang cảnh Phiên họp tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Phương Đông lần thứ 8 (EEF 2023). Ảnh: Quang Vinh - P/v TTXVN tại LB Nga
Phó Thủ tướng LB Nga kiêm Đại diện toàn quyền của Tổng thống LB Nga tại Khu vực Liên bang Viễn Đông, ông Yury Trutnev cho biết: "Nga tiếp tục xoay trục sang phương Đông. Điều này đòi hỏi phải xây dựng các tuyến đường sắt và đường cao tốc mới, các cơ sở năng lượng và các bước tiếp theo để phát triển Tuyến đường biển Bắc (Bắc Băng Dương). Chìa khóa cho sự phát triển nhanh chóng của vùng Viễn Đông là sự hỗ trợ của Tổng thống LB Nga Vladimir Putin và tầm nhìn của ông về những thách thức ưu tiên mà vĩ mô khu vực phải đối mặt".
Ông Yury Trutnev bổ sung: "Nguyên thủ quốc gia Nga đã tuyên bố phát triển vùng Viễn Đông là ưu tiên quốc gia trong cả thế kỷ 21. Vì mục đích này, các biện pháp hỗ trợ độc đáo đang được phát triển và giới thiệu, sau đó sẽ được mở rộng sang các vùng lãnh thổ khác của nước Nga. Trong năm thứ chín, kết quả của sự phát triển này đã được trình bày tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông, nơi không chỉ trở thành một trong những diễn đàn quốc tế lớn nhất cho các cuộc gặp gỡ với các công ty hàng đầu của Nga và các đối tác nước ngoài mà còn là công cụ để thay đổi hoàn toàn điều kiện sống ở Viễn Đông và Bắc Cực".
Các sự kiện kinh doanh của EEF 2024 được chia thành 7 chủ đề: Các đường hướng hợp tác quốc tế mới, Công nghệ đảm bảo độc lập, Hệ thống giá trị tài chính, Viễn Đông của Nga, Con người, Giáo dục và Lòng yêu nước, Giao thông vận tải và hậu cần: Những tuyến đường mới và Quy hoạch tổng thể: Từ kiến trúc đến nền kinh tế.
Cố vấn của Tổng thống LB Nga kiêm Thư ký Điều hành Ủy ban Tổ chức EEF, ông Anton Kobykov khẳng định: "Diễn đàn kinh tế phương Đông đã tự khẳng định mình là nền tảng quan trọng nhất để tăng cường hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay, một cuộc đối thoại quốc tế mang tính xây dựng có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu đang có nhiều thay đổi.
Do nhu cầu phát triển chủ quyền ngày càng tăng, các nước đang tìm kiếm các điểm tăng trưởng mới, điều này đặt ra các ưu tiên của Diễn đàn sắp tới".
Ông Anton Kobykov nhấn mạnh: "Đại diện của các cơ quan chính phủ Nga và nước ngoài, cũng như cộng đồng chuyên gia và doanh nghiệp, sẽ thảo luận về những cải tiến đối với các công cụ thương mại toàn cầu và hệ thống thanh toán giữa các nước, các phương thức để có được chủ quyền về công nghệ, cũng như các vấn đề liên quan đến hợp tác toàn diện, kể cả phần nào là hội nhập hiệp hội. Nhiều chú ý sẽ được dành cho phát triển vùng Viễn Đông của Nga. EEF sẽ giải quyết các chủ đề như tiềm năng kinh tế để phát triển lãnh thổ, các chế độ ưu đãi và quy hoạch tổng thể cho các thành phố Viễn Đông. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng Diễn đàn sẽ giúp vạch ra những quỹ đạo phát triển mới trong bối cảnh những thay đổi toàn cầu này và phát triển các cơ chế nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo của Nga trong hợp tác với các đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Chương trình của EEF cũng bao gồm các cuộc đối thoại giữa các doanh nhân Nga và các đối tác từ Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN. Diễn đàn Quốc tế Ngày Chim ưng lần thứ 2 sẽ diễn ra trong ngày khai mạc EEF. Ngoài ra trong khuôn khổ EEF còn có Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo BRICS, Hội nghị Quốc tế APEC về Hợp tác Giáo dục Đại học và chương trình thanh niên Ngày của Tương lai. Theo truyền thống, các địa phương của Khu vực Liên bang Viễn Đông sẽ giới thiệu những thành tựu tại triển lãm "Phố Viễn Đông" trong những ngày diễn ra diễn đàn.
Việt Nam mở rộng hợp tác quốc tế giải quyết thách thức mới trong lĩnh vực giáo dục Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Vladivostok, ngày 4/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Phương Đông đã diễn ra phiên thảo luận chuyên đề "Thách thức của thế kỷ 21 đối với hệ thống giáo dục truyền thống ở các nền kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)". Quang cảnh Phiên thảo...