Việt Nam thử vũ khí mới trên tàu chiến Mỹ chế tạo
Các tàu chiến cỡ nhỏ do Mỹ chế tạo PCF có trong trang bị cho các lực lượng Quân khu 9 đã được hiện đại hóa hỏa lực và thử nghiệm thành công.
Theo báo Quân đội Nhân dân, ngày 24/5, tại khu vực xã Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Bộ Quốc phòng tổ chức bắn thử nghiệm, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến một số loại vũ khí trên tàu PCF của Quân khu 9.
PCF (tên viết tắt của cụm từ Patrol Craft Fast) là loại tàu chiến nhỏ, tốc độ cao dùng cho hoạt động tuần tra, tác chiến vùng sông nước, nông do Mỹ thiết kế và đưa tới sử dụng trên chiến trường Việt Nam. Sau 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thu giữ được nhiều chiếc tàu kiểu này và biên chế sử dụng cho tới tận ngày nay.
Tàu chiến PCF biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất hiện trong dịp kỷ niệm 37 năm Giải phóng Miền Nam ở Hậu Giang.
Theo tài liệu nước ngoài, PCF có thân vỏ nhôm, dài khoảng 15m, rộng 4m, mớn nước 1,5m. Tàu trang bị động cơ diesel GM 12V71N có công suất 480 mã lực cho tốc độ tối đa tới 21 hải lý/h đạt tầm hoạt động khoảng 590km. Thủy thủ đoàn chỉ cần khoảng 6 người gồm: sĩ quan chỉ huy; thủy thủ trưởng; 2 điện đài; lái tàu và 2 xạ thủ.
Hỏa lực của tàu PCF theo thiết kế của Mỹ thường gồm: một đại liên 12,7mm M2 Browning; một trung liên M60 cỡ 7,62mm và súng cối cỡ 81mm. Các thủy thủ có thể trang bị thêm súng trường tiến công và súng phóng lựu.
“Các đơn vị nghiên cứu, tham gia bắn thử nghiệm đã làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt. Quá trình tổ chức bắn thử nghiệm, các đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, nội dung từng hạng mục bắn; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT)”, báo Quân đội Nhân dân cho biết.
Tuy không công bố chi tiết các loại vũ khí mới trang bị cho tàu PCF, nhưng nhiều khả năng đó có thể là các loại súng tương tự cỡ nòng trên mẫu gốc PCF nhưng là do Việt Nam chế tạo dựa theo thiết kế Nga.
Video đang HOT
Ụ súng máy ở đuôi tàu PCF mà Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.
“Kết quả của buổi bắn thử nghiệm là cơ sở để các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu và thực hiện những phương án tiếp theo để hoàn thiện công nghệ, sản xuất VKTBKT phục vụ huấn luyện và SSCĐ, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp của Quân khu 9 nói riêng và của Quân đội nói chung”, Thượng tướng Thượng tướng Trương Quang Khánh cho biết.
Trước đó, chiều ngày 23/5, tại trường bắn K3, khu vực Chi Lăng, Quân khu 9, Cục Khoa học Quân sự, Quân khu 9, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phối hợp tổ chức bắn thử nghiệm, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến thay thế vũ khí hỏa lực của Mỹ trên xe Thiết giáp M113 bằng vũ khí khí tài do Việt Nam chế tạo.
Hạng mục bắn thử gồm: Súng chống tăng 73mm SPG-9 bắn mục tiêu xe tăng; súng 12,7mm NSV bắn trực thăng bốc quân, bắn mục tiêu mặt đất; súng đại liên 7,62mm PKMSN bắn mục tiêu mặt đất. Quá trình bắn thử nghiệm, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, nội dung từng hạng mục bắn; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, VKTBKT.
Theo Kiến thức
Xe thiết giáp M113 Việt Nam được thử lửa
Hôm 23/5, tại trường bắn K3, khu vực Chi Lăng, Quân khu 9 tổ chức bắn thử nghiệm vũ khí trên xe Thiết giáp M113 bằng vũ khí do VN chế tạo.
Hạng mục bắn thử gồm: Súng chống tăng 73mm SPG-9 bắn mục tiêu xe tăng; súng 12,7mm NSV bắn trực thăng bốc quân, bắn mục tiêu mặt đất; súng đại liên 7,62mm PKMSN bắn mục tiêu mặt đất.
Quá trình bắn thử nghiệm, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, nội dung từng hạng mục bắn; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và VKTBKT, theo QĐND.
Kíp xe tiến vào vị trí bắn.
M113 là loại xe thiết giáp phổ biến nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Ra đời vào cuối thập niên 50 cho tới ngày nay, hơn 28.000 chiếc M113 đã được sản xuất với 12 phiên bản khác nhau nhưng chủ yếu là các phiên bản M113A1, M113A2, M113A3. Hiện nay, M113 còn phục vụ trên 50 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
M113 có khối lượng chiến đấu 12,3 tấn, vỏ nhôm dày 12-38mm, kíp chiến đấu 2 người và có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh. M113 được trang bị một đại liên 12,7 mm và hai trung liên 7,62 mm bắn được về phía bên sườn.
Với vỏ thép có thể chịu được các loại đạn bộ binh thông thường cùng các cửa sổ nhỏ bên sườn, M113 đã trở thành một lo cốt di động khá lợi hại, bộ binh trong xe có thể chiến đấu trực tiếp khi xe đang chạy.
Thượng tướng Trương Quang Khánh kiểm tra VKTBKT trên xe
Với thiết kế khá nhỏ gọn, động cơ mạnh mẽ, M113 càng ngày càng trở thành một loại thiết giáp đa năng, có thể đi bất cứ nơi nào trong toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, kể cả những nơi tưởng rằng rất khó sử dụng cho thiết giáp như ở Miền Tây sông ngòi chằng chịt. Bất cứ địa thế hiểm trở nào, M113 cũng có cách thích ứng ngay.
Tính đến đầu năm 1975, trong biên chế quân đội Việt Nam Cộng hòa vẫn còn khoảng trên 1.500 chiếc M113. Sau ngày chiến thắng, hàng trăm xe chiến lợi phẩm được đưa vào biên chế bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam.
M113 được đánh giá dễ điều khiển và có điều kiện sử dụng thuận lợi hơn nhiều so với các xe cùng thời của Liên Xô bởi được trang bị hệ thống tay lái trợ lực bằng thủy lực.
Kiểm tra kết quả bắn
Tuy nhiên, do bị thiệt hại trong chiến tranh và thiếu phụ tùng thay thế nên số lượng M113 của Việt Nam bị hao hụt rất nhiều, hiện tại, con số M113 còn họat động ước lượng khoảng gần 200 chiếc.
Để phù hợp với yêu cầu tác chiến cùng điều kiện cung cấp đạn dược, hậu cầu, xe thiết giáp chiến lợi phẩm M113 đã được Việt Nam cải tiến nhiều lần.
Ngay sau ngày giải phóng, M113 đã được Quân đội nhân dân Việt Nam gắn thêm ĐKZ-106 mm M40 hoặc ĐKZ-75 mm K56. Tiếp sau đó Việt Nam đã thay thế đại liên Browning 50 của Mỹ bằng đại liên 12,7 mm của Nga.
Đứng trước tình hình thiếu phụ tùng thay thế, một số lượng M113 được niêm cất để sẵn sàng sử dụng khi có tình huống, một số khác được từng bước hiện đại hóa bằng cách gửi ra nước ngoài và thay thế các phụ tùng đã hư hỏng bằng thiết bị dễ kiếm từ các nguồn khác trong lúc Mỹ vẫn chưa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Theo các thông tin không chính thức năm 2001, Việt Nam đã tiến hành sửa chữa tổng thể và nâng cấp nhỏ khoảng 80 xe bọc thép M113.
Việc nâng cấp và sửa chữa được thực hiện bằng một số linh kiện mua từ các nguồn thương mại và tận dụng linh kiện thu được từ thời chiến tranh Việt Nam.
Theo Báo Đất Việt
Nga dừng bán tên lửa đẩy RD-180 và cấm cửa các trạm GPS của Mỹ Ngày 13-5, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố nước này đa quyêt đinh không ban các động cơ tên lửa RD-180 do Nga chế tạo cho My đê sư dung trong bât ky chương trinh quân sự nao cua Lâu Năm Goc, đông thơi châm dưt hoat đông cua toan bô cac tram GPS cua My tai lanh thô Nga. Tuyên...