Việt Nam thu hồi 3 sản phẩm chì kẻ mắt, nước hoa của Dior
Cục Quản lý Dược vừa quyết định đình chỉ, thu hồi một loại chì kẻ mắt của Dior vì chứa propylparaben vượt quá giới hạn cho phép.
Theo đó, Cục Quản lý Dược quyết định thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố đối với ba sản phẩm mỹ phẩm của Dior (Pháp) sản xuất, Công ty L-Beauty Việt Nam nhập khẩu và phân phối ra thị trường. Các sản phẩm này đồng thời bị đình chỉ lưu hành và bị thu hồi.
(Ảnh minh họa)
3 sản phẩm này gồm: chì kẻ chân mày Dior Sourcils Poudre Crayon à sourcils mine poudre Power Eyebrow Pencil (093-Black;593-Brown; 453-Sand); hai loại nước hoa Dior Homme Sport very cool spray fresh eau de toillete và Dior J’Adore L’or Essence de Parfum.
Video đang HOT
Lý do, chì kẻ mắt chứa propylparaben có hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của ASEAN. Hai sản phẩm còn lại có thành phần ghi trên nhãn và công thức sản xuất không đúng như hồ sơ đã công bố.
Cục Dược yêu cầu thu hồi toàn bộ các lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định; gửi báo cáo về Cục trước ngày 25/4. Sở Y tế các địa phương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thu hồi các mỹ phẩm này.
Các dẫn chất paraben được sử dụng phổ biến trong thành phần mỹ phẩm với vai trò bảo quản. Paraben là chất kháng khuẩn và kháng nấm, giúp ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và hạn chế sự phân hủy của các hoạt chất dẫn đến giảm hiệu quả thuốc, mỹ phẩm.
5 dẫn chất paraben bị cấm dùng trong mỹ phẩm gần đây vì nghi ngờ gây ung thư vú gồm isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben. Theo Hội đồng khoa học châu Âu, chưa có công bố cụ thể nào về tác hại của sản phẩm có chứa các thành phần này. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng, Cộng đồng châu Âu và Hội đồng Mỹ phẩm ASEAN đã khuyến cáo ngưng sử dụng các chất này và thay thế bằng chất bảo quản an toàn hơn.
Riêng dẫn chất propylparaben và các muối được phép dùng riêng lẻ với nồng độ tối đa 0,14%; dạng hỗn hợp các paraben với tổng nồng độ tối đa là 0,8% (tính theo acid).
Theo vnexpress.net
Bộ Y tế ra thông tư quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Theo Thông tư nhãn bao bì ngoài của thuốc phải thể hiện các nội dung: Tên thuốc; Dạng bào chế; Thành phần, hàm lượng, khối lượng hoặc nồng độ của dược chất, dược liệu trong công thức thuốc; Quy cách đóng gói; Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc; Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu (nếu có); Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng của thuốc, tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện bảo quản thuốc; Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng thuốc; Tên cơ sở sản xuất thuốc, địa chỉ cơ sở sản xuất thuốc; Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu (đối với thuốc nhập khẩu); Xuất xứ của thuốc.
Quy định khắt khe về nhãn thuốc, tờ rơi sử dụng thuốc nhằm giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Nhãn bao bì ngoài của nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả dược liệu, vị thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu, bán thành phẩm thuốc) phải thể hiện các nội dung: Tên nguyên liệu làm thuốc; Khối lượng hoặc thể tích của nguyên liệu làm thuốc trong một đơn vị đóng gói nhỏ nhất; Tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu làm thuốc; Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu (nếu có); Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, điều kiện bảo quản của nguyên liệu làm thuốc; Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc;Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc (đối với nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu); Xuất xứ của nguyên liệu làm thuốc.
Nguyên liệu là dược chất, dược liệu hoặc bán thành phẩm thuốc có chứa dược chất, dược liệu thuộc Danh mục dược chất gây nghiện, hướng thần, tiền chất làm thuốc, nguyên liệu độc làm thuốc, dược liệu độc, nguyên liệu phóng xạ làm thuốc, phải ghi trên nhãn bao bì ngoài các dòng chữ tương ứng như sau: "Nguyên liệu gây nghiện", "Nguyên liệu hướng thần", "Nguyên liệu tiền chất làm thuốc", "Nguyên liệu độc", "Dược liệu độc", "Nguyên liệu phóng xạ".
Nhãn bao bì ngoài của thuốc cổ truyền, thuốc pha chế ngoài việc ghi tên thuốc, khối lượng, tiêu chuẩn chất lượng... cần phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sản xuất, pha chế, chế biến, bào chế, cân (bốc) thuốc...
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định rõ về tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nhằm giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn. Thông tư gồm 4 chương, 40 điều.
Theo Danviet
Cải cách, minh bạch thông tin trong giải quyết hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc Với chủ trương, giải pháp cải tiến, minh bạch thông tin về đăng ký thuốc, Cục Quản lý Dược hy vọng sẽ đáp ứng từng bước nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội. Cục Quản lý Dược đã có những giải pháp cải tiến, minh bạch trong việc đăng ký hồ sơ lưu hành thuốc. (Ảnh minh họa: Thông tấn xã Việt Nam)...