Việt Nam theo dõi sát tình hình bãi Ba Đầu
Việt Nam đang theo dõi sát tình hình trên Biển Đông, trong bối cảnh hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa.
“Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến trên Biển Đông, bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 ( UNCLOS)”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo hôm nay.
Tàu Trung Quốc kết thành hàng dài tại đá Ba Đầu gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Maxar .
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về tình hình tại đá Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines và nhiều nước khác gần đây liên tục lên tiếng phản đối việc hơn 200 tàu vỏ sắt Trung Quốc neo đậu trái phép tại bãi đá ngầm này mà không đánh bắt dù trời trong xanh và thời tiết thuận lợi.
Trong cuộc họp báo hai tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, bà Hằng nói.
Lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế, người phát ngôn cho hay. VTV hôm 4/4 đưa tin tàu hộ vệ Quang Trung của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tổ chức diễn tập các tình huống chiến đấu, phối hợp với trực thăng săn ngầm tại quần đảo Trường Sa.
“Trên các đảo của quần đảo Trường Sa, công tác sẵn sàng chiến đấu cũng được thực hiện ở cấp độ cao nhất. Trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, ở từng vị trí, mỗi cán bộ chiến sĩ đều ra sức rèn luyện”, VTV cho biết thêm.
Ba tuần hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: Tạ Lư.
Việt Nam muốn ASEAN - Trung Quốc sớm nối lại đàm phán COC
Việt Nam mong ASEAN và Trung Quốc sớm nối lại đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) như đề xuất của Philippines, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết.
"Việc nối lại đàm phán COC sau thời gian gián đoạn do Covid-19 là ưu tiên của các nước ASEAN và Trung Quốc. Chia sẻ ưu tiên này, Việt Nam mong muốn cùng các nước liên quan nối lại đàm phán văn bản, tiến tới sớm đạt được COC chất lượng tổng thể, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trong họp báo thường kỳ hôm nay.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi được hỏi về bình luận của Việt Nam sau khi Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin bày tỏ mong muốn hoàn tất vòng đọc lần hai COC trước khi chuyển giao vai trò điều phối đàm phán Bộ Quy tắc cho Myanmar vào năm 2021.
Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Philippines hồi tháng 3/2020. Ảnh: BNGVN.
Ngoại trưởng Locsin đưa ra tuyên bố này trong cuộc họp trực tuyến Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) hôm 12/9, theo Inquirer. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội nghị liên quan diễn ra từ 9/9 đến 12/9, do Việt Nam tổ chức trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
COC là văn bản mà ASEAN đàm phán với Trung Quốc từ 2002, nhằm hướng tới xây dựng các quy tắc mang tính ràng buộc trên Biển Đông. Cuộc họp về COC gần đây nhất là vào tháng 10/2019 tại Đà Lạt, trong đó ASEAN và Trung Quốc nhất trí chuẩn bị thực hiện vòng đọc lần hai văn bản dự thảo COC.
ASEAN và Trung Quốc khi đó dự kiến bàn vấn đề này trong cuộc họp của các quan chức cấp cao (SOM) của hai bên vào 1/7. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đã làm gián đoạn các cuộc họp thảo luận về xây dựng COC.
Vụ đá Ba Đầu: Cố vấn của Tổng thống Duterte cảnh báo xung đột với Trung Quốc Salvador Panelo, cố vấn pháp lý của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, nói vụ hàng trăm tàu Trung Quốc 'xâm phạm' EEZ của nước này ở Biển Đông đang kéo căng quan hệ song phương và có thể dẫn đến 'đối đầu không mong muốn'. Ông Salvador Panelo, cố vấn pháp lý của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Ảnh: Rappler Trong tuyên...