Việt Nam – thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế
Sự đóng góp tích cực và hiệu quả trong suốt hơn 40 năm qua kể từ khi tham gia Liên hợp quốc đã minh chứng Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của tổ chức lớn nhất hành tinh này cũng như cộng đồng quốc tế.
Bệnh viện dã chiến Việt Nam sẽ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc từ đầu tháng 10 tới tại Sudan
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ). Các phiên thảo luận này bắt đầu từ ngày 24-9 và diễn ra trong 9 ngày làm việc với hàng trăm phát biểu, thảo luận của lãnh đạo các quốc gia với chủ đề nổi bật của khóa họp năm nay là “Làm cho Liên hợp quốc gắn kết với tất cả người dân: Vai trò lãnh đạo toàn cầu và chia sẻ trách nhiệm vì xã hội hòa bình, công bằng, bền vững”.
Tham dự diễn đàn ngoại giao đa phương lớn nhất toàn cầu thường niên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng lãnh đạo cấp cao 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc thảo luận, đề xuất các biện pháp hữu hiệu để xử lý các thách thức toàn cầu đối với an ninh và phát triển, cũng như các biện pháp làm cho Liên hợp quốc phục vụ tốt hơn, thiết thực và hiệu quả hơn lợi ích của mọi quốc gia, mọi người dân.
Thông điệp mạnh mẽ mà người đứng đầu Chính phủ nước ta nêu rõ tại diễn đàn đa phương này là “Việt Nam là một thành viên tích cực, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cam kết làm hết sức mình, trong khả năng và điều kiện cho phép để đóng góp hiệu quả hơn nữa vào công việc chung của cộng đồng quốc tế, vì một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển; một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế công bằng, dân chủ và dựa trên luật lệ”.
Những nội dung cốt lõi trong thông điệp đó đã được minh chứng bằng thực tế sống động hơn 40 năm qua khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào năm 1977. Đóng góp của Việt Nam đã để lại những dấu ấn đậm nét được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, đặc biệt là trong hoạt động của Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế-xã hội và nhiều cơ quan thuộc Liên hợp quốc.
Đặc biệt, trong vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam đã có đóng góp vào nỗ lực chung xử lý xung đột ở một số khu vực, tăng cường hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, có sáng kiến cụ thể về tăng cường vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh. Sau lần đầu hoàn thành xuất sắc trách nhiệm ấy, Việt Nam hiện đang được nhiều nước ủng hộ để một lần nữa ứng cử vào cơ quan rất quan trọng này trong nhiệm kỳ 2020-2021.
Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào việc xây dựng và triển khai Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030 của Liên hợp quốc và đi tiên phong trong việc áp dụng những mô hình hợp tác mới, như mô hình “Thống nhất hành động – Một Liên hợp quốc” tại Việt Nam. Nước ta cũng luôn có vai trò nòng cốt, chủ trì soạn thảo nghị quyết hàng năm của Hội đồng Nhân quyền về chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy quyền con người. Cuối năm 2016, lần đầu tiên Việt Nam đã có cán bộ tham gia và được bầu làm Phó Chủ tịch thứ hai Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC)…
Là quốc gia từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, Việt Nam cảm nhận sâu sắc những đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra và trân trọng giá trị của hòa bình. Từ tháng 6-2014, Việt Nam đã lần đầu tiên cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Bệnh viện dã chiến Việt Nam sẽ lên đường ngày 1-10 tới để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan.
Hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” đội chiếc mũ nồi xanh của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc chính là một biểu tượng mà Việt Nam muốn gửi tới bạn bè quốc tế. Với truyền thống, đạo lý yêu chuộng hòa bình của con người và đất nước, Việt Nam sẵn sàng chung tay, góp sức vì một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại.
Theo anninhthudo
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và những căn dặn tâm huyết vì sự nghiệp giáo dục
Trong 3 năm 2016-2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đều đến thăm và đánh trống khai giảng cùng thầy trò ở Thủ đô Hà Nội. Nhân dịp khởi đầu năm học mới, Chủ nước nước gửi gắm nhiều nhắn gửi thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến nền giáo dục nước nhà và thế hệ trẻ.
Giữ vững chữ "đạo", dồi dào chữ "tâm"
Năm đầu tiên trong nhiệm kỳ mới, ngày 5/9/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự, đánh trống khai giảng và khen thưởng những học sinh, giáo viên xuất sắc trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Video đang HOT
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh trống khai giảng năm học mới tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao thưởng cho các học sinh, giáo viên có thành tích xuất sắc (Ảnh: Mai Châm).
Phát biểu khai giảng, Chủ tịch nước gửi gắm mong muốn mỗi thầy cô, mỗi cán bộ quản lý giáo dục nhà trường cần nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang của mình đối với việc dạy "chữ", dạy "người"; giữ vững chữ "đạo", dồi dào chữ "tâm"; không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; là người truyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa đam mê học tập, khơi dậy tình yêu, khát khao cống hiến cho quê hương, đất nước, thực sự là những tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Chủ tịch nước đồng thời đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và xã hội tiếp tục quan tâm, chăm lo, đồng hành cùng ngành Giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em, để sau này các em tiếp bước cha anh, xây dựng Tổ quốc ta ngày càng hùng cường, đất nước ta ngày càng giàu mạnh, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Đổi mới phương pháp dạy, giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến dự Lễ khai giảng năm học mới 2017 - 2018 tại ngôi trường tròn 100 tuổi - trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ảnh: Quý Đoàn).
Năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến tham dự và đánh trống khai giảng tại Trường THCS Trưng Vương, cũng đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập trường.
Dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: "Giáo dục là nền tảng của sự phát triển bền vững của đất nước, quyết định tương lai của dân tộc, giáo dục vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đặt giáo dục ở vị trí cực kì quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước. Giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ trí thức có kỹ năng phát triển mạnh mẽ góp phần đưa đất nước ta tiến lên ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới".
Chủ tịch nước từng khẳng định: "Giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ trí thức có kỹ năng phát triển mạnh mẽ góp phần đưa đất nước ta tiến lên ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới...". (Ảnh: Lệ Thu).
Sau bài phát biểu, Chủ tịch nước đánh trống khai giảng năm học mới.
Chủ tịch nước thăm phòng truyền thống của nhà trường (Ảnh: Đăng Lương).
Chủ tịch nước dặn dò: "Ngành giáo dục cần tiếp tục triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo; tiếp tục thi đua dạy tốt - học tốt, nâng cao chất lượng quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, sự độc lập, khả năng kết nối và tinh thần hợp tác, phát triển hơn nữa văn hóa đọc góp phần tạo hành trang trí thức toàn diện cho các em. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; xây dựng cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp.
Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực học sinh; quan tâm giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật cho học sinh sinh viên; kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội; chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên...".
Chủ tịch nước trò chuyện, căn dặn các em học sinh.
Chủ tịch nước nhắn nhủ các em học sinh nỗ lực học tập, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, nuôi dưỡng hoài bão cống hiến, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và khát vọng xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho bản thân, gia đình và xã hội; nỗ lực phấn đấu đạt nhiều kết quả trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học.
Phát triển hơn nữa văn hoá đọc, chú trọng ngoại ngữ...
Đó là căn dặn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) vào ngày 5/9/2018 vừa qua.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh trống trong lễ khai giảng tại Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) nhân dịp năm học mới 2018-2019. Đây cũng là lần đánh trống khai trường lần cuối cùng trong cuộc đời của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam (Ảnh: Trần Thanh).
Năm học mới, Chủ tịch nước căn dặn, thầy và trò nhà trường phát huy truyền thống vẻ vang, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: Các thầy dạy bảo tốt, các cháu học tập tốt, mọi người lao động tốt, cả trường đoàn kết tốt. Đổi mới dạy học theo hướng hiện đại, giúp học sinh phát triển tư duy, sáng tạo.
Phát triển hơn nữa văn hoá đọc, chú trọng học ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng, phát triển trí tuệ, hình thành phẩm chất công dân, quan tâm giáo dục nhân cách, kiến thức pháp luật, rèn luyện lối sống cho học sinh. Kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.
Mỗi cán bộ, quản lý cần tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu cao ngọn lửa đam mê với sự nghiệp giáo dục. Không ngừng sáng tạo, là tấm gương để học sinh noi theo.
Học sinh cần phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, nuôi dưỡng hoài bão vươn lên, nỗ lực thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt trở thành con ngoan, trò giỏi mai sau trở thành những công dân tốt, tích cực góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước tặng quà lưu niệm cho thầy và trò Trường THPT Chu Văn An.
Ba bức thư chúc mừng năm học mới và lá thư cuối cùng Chủ tịch gửi các cháu thiếu niên nhi đồng
Mỗi dịp năm khai giảng năm học mới, trong nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch đều gửi thư chúc mừng đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác trong ngành giáo dục, các bậc phụ huynh cùng toàn thể các em sinh viên, học sinh cả nước với những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Trong thư, Chủ tịch nước thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả, thành tích mà ngành giáo dục đã đạt được trong năm học vừa qua. Đồng thời chỉ rõ những mặt còn hạn chế, cần khắc phục và căn dặn phương hướng, nhiệm vụ năm học mới. Đáng chú ý, mỗi lá thư đều có lời nhắn gửi ân cần, căn dặn các cháu học sinh, sinh viên học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, trí tuệ để trưởng thành, đóng góp cho sự phát triển của Tổ quốc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn dành tình cảm đặc biệt cho các cháu thiếu niên, nhi đồng và sự quan tâm sâu sắc tới sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Đến phút cuối đời, Chủ tịch nước Trần Đại Quang vẫn dành tình cảm, thời gian tới các cháu thiếu niên, nhi đồng - những chủ nhân tương lai của đất nước
Chỉ không đầy một ngày trước khi thông tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời được thông báo, đồng loạt báo chí trong nước đăng bức thư ông gửi cho thiếu niên nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Trung Thu. Bức thư được gửi đi ngày 20/9, trước một ngày người đứng đầu Nhà nước Việt Nam từ trần.
Để động viên trẻ em, nhất là trẻ ở vùng sâu, biên giới, hải đảo và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, nhân dịp Tết Trung thu, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhắn gửi:
"Bác rất vui khi các cháu luôn tu dưỡng, rèn luyện, yêu lao động, ham học hỏi, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Nhiều cháu đã vượt khó, vươn lên đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Mỗi việc làm tốt của các cháu là niềm vui của nhà trường, gia đình và xã hội, làm cho Đêm hội trăng rằm thêm vui tươi, bổ ích.
Các cháu yêu quý!
Đảng, Nhà nước, các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh luôn quan tâm, chăm lo để các cháu được sống, học tập, rèn luyện trong môi trường an toàn, lành mạnh. Bác mong các cháu tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, thực hiện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy, chăm ngoan, học giỏi hơn nữa, sau này tiếp bước cha anh xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.
Bác gửi đến các cháu nhiều cái hôn!
Thân ái!"
Lệ Thu
Theo Dân trí
'Người trong cuộc' kể chuyện 'đánh giặc lửa' trên đường Đê La Thành Suốt gần 4 tiếng đồng hồ kể từ khi ngọn lửa hình thành, bùng phát dữ dội rồi được khống chế triệt để trong vụ hỏa hoạn liên hoàn trên đường Đê La Thành chiều tối 17-9, đọng lại ở cảm nhận của tất cả người dân là sự cảm phục, biết ơn, quý mến những chiến sỹ Công an tham gia công...