Việt Nam – Thành công đầu tiên của Nga trong “Tháng hướng Đông”
Ngay sau chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ngày 10-9-2018, trang mạng riafan.ru của Nga đã đăng bài viết đánh giá chuyến thăm này là một thành công của Nga trong “Tháng hướng Đông”.
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
Tác giả bài viết, ông Alexei Gromov, nhấn mạnh rằng: “Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên trong số lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á, đến thăm và hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, kể từ khi ông tái đắc cử hồi trung tuần tháng 3 vừa qua”.
Theo tác giả, Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) tư ngày 11 đên 13-9-2018 tại thành phố Vladivostok (Nga) đã thu hút một loạt nhà lãnh đạo hàng đầu châu Á, như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon, Tổng thống Mông Cổ Khaltmaagiin Battulga,… Tuy nhiên, sự có mặt của các nhà lãnh đạo nói trên không đồng nghĩa vơi việc Nga có thể đạt được thỏa thuận gì với họ. Trong khi đó, hàng loạt văn bản hợp tác mà Nga và Việt Nam ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thực sự là thành quả mở đầu tháng Chín của Moscow, với chuỗi các hoạt động “hướng Đông” hết sức rõ rệt. Và trên tất cả, Nga đặc biệt coi trọng vai trò “cầu nối” của Việt Nam trong chính sách “hướng Đông” của mình.
Tác giả cho răng, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên trong số 4 quốc gia chủ chốt ở Đông Nam Á thăm Nga, theo lời mời chính thức của Tổng thống V. Putin, kể từ khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ mới, cho thấy Nga thực sự coi Việt Nam là “cầu nối” giưa Moscow với Đông Nam Á, nơi mà trong những năm gần đây, Việt Nam đã vượt lên trở thành một trong những quốc gia phát triển kinh tế hàng đầu, và hơn thế, đang ngày càng khẳng định uy tín của mình trên phương diện chính trị, trước hết la trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Có thể thấy rõ, trong bối cảnh chưa thể hoa giải áp lực trừng phạt từ phương Tây, chính sách “hướng Đông”, phát triển quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á đang thực sự là một trong những hướng chính trong chính sách đối ngoại của Nga.
Video đang HOT
Theo ông Alexei Gromov, ngoài ý nghĩa chính trị, chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Nga được “hai bên đánh giá cao” và nhấn mạnh trong Tuyên bố chung rằng, chuyến thăm “đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga – Việt”, là yếu tố quan trọng góp phần mở rộng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga, trước hết la trong lĩnh vực hợp tác năng lượng. Nga và Việt Nam đã nhất trí mở rộng hợp tác tại các khu thăm dò, khai thác dầu khí vùng thềm lục địa Việt Nam. Bài báo nhắc đến những “nhà khổng lồ” của ngành năng lượng Nga, như Gazprom, Rosneft, Zarubezhneft… đều đã có mặt tại Việt Nam trong các dự án năng lượng chung. Giờ đây, một “gương mặt” mới lại xuất hiện, đó chính là Novatek – nhà sản xuất khí đốt lớn thứ hai của Nga sau Gazprom. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai bên đã nhất trí thúc đẩy các kế hoạch của Novatek trong viêc xây dựng thiết bị đầu – cuối tiếp nhận khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) và một nhà máy điện khí tại tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, bai bao nhấn mạnh, điều đáng nói là từ lâu Việt Nam đã không còn là quốc gia chỉ nhận vốn đầu tư của Nga. Hiện nay, các dự án năng lượng với nguồn vốn của Việt Nam cũng đang được triển khai trên lãnh thổ Nga, đó là dự án hơp tac khai thác dầu mỏ của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) với Zarubezhneft tại vùng cực Bắc thuôc khu tự trị Nenetsky, hay dự án hợp tác khai thac dâu mo cua PetroVietnam với Gazprom tại tỉnh Orenburg…
Một kết quả quan trọng khác đạt được trong chuyến thăm này, theo tác giả, là Nga và Viêt Nam “đã nhất trí mở rộng danh mục hàng hoa trao đổi”, trước hết la nhất trí “tăng thị phần các sản phẩm công nghệ cao”, cũng như xem xét viêc thực hiện trao đổi thương mại song phương bằng đồng nội tệ. Có thể thấy, thương mại đang là điểm mấu chốt nhất cần đươc chú trọng tháo gỡ, nhằm phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế song phương, tương xứng với tiềm năng cua môi nươc cũng như những thành quả đạt được trong lĩnh vực chính trị cua môi quan hê giưa hai nươc. Đây chính là những nhận định của Tổng thống Nga V. Putin về chuyến thăm của vị khách đến từ phương Đông – tác giả bài báo cho biết.
Ở phần cuối bài viết, tác giả khẳng định, trong bất kỳ trường hợp nào, bất luận Diễn đàn Kinh tế phương Đông diễn biến như thế nào, thì cũng có thể khẳng định rằng, “Tháng hướng Đông” của Nga đã thành công. Ca Nga và Viêt Nam đều thực sự quan tâm đên phát triển hợp tác. Và mối quan hệ hợp tác này sẽ còn phát triển hơn nữa, khi Tổng thống Nga V. Putin đã nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Việt Nam trong một ngày không xa./.
Ngô Quế Anh
Theo tapchicongsan
Tổng thống Putin hỏi Jack Ma vì sao nghỉ hưu sớm?
Việc tỷ phú Trung Quốc Jack Ma có ý định nghỉ hưu sớm khiến nhiều người ngỡ ngàng, trong đó có cả Tổng thống Nga Putin.
Tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok ngày 11/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cắt ngang một cuộc thảo luận bàn tròn về khởi nghiệp để đặt câu hỏi với tỷ phú Trung Quốc về quyết động gây sốc vừa qua.
"Tôi có một câu hỏi dành cho chàng trai trẻ đang ngồi ăn bánh đằng kia. Jack Ma, anh còn trẻ quá. Sao anh lại quyết định nghỉ hưu", Tổng thống Putin đặt câu hỏi.
Tỷ phú người Trung Quốc có chút bất ngờ trước câu hỏi. Tuy nhiên, ông Jack Ma nói rằng, ông vừa đón sinh nhật 54 tuổi ở Nga.
Tỷ phú Jack Ma muốn nghỉ hưu vào năm sau. Ảnh: Yicai Global
"Tôi điều hành (tập đoàn Alibaba) hơn 19 năm qua và đạt được đôi chút thành công. Dù vậy, vẫn còn nhiều việc khác mà tôi mong ước thực hiện, chẳng hạn như trong lĩnh vực giáo dục và hoạt động cộng đồng", Jack Ma trả lời.
Tổng thống Nga bật cười và đáp lại: "Anh còn trẻ hơn tôi mà. Tôi đã 66 tuổi rồi đấy".
Trước đó vào ngày 10/9, Jack Ma đã thông báo sẽ thôi chức chủ tịch Alibaba vào ngày 10/9/2019 - sinh nhật 55 tuổi của ông. Người thay thế là Daniel Zhang, hiện là giám đốc điều hành của tập đoàn.
Được biết, Jack Ma là một giáo viên tiếng Anh trước khi sáng lập Alibaba năm 1999 với số vốn 60.000 USD cùng 18 thành viên. Họ mất chưa đầy hai thập niên để trở thành đế chế 420 tỷ USD, hoạt động trong các lĩnh vực mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và thậm chí cả phim Hollywood. Alibaba có hơn 86.000 nhân viên. Tài sản ròng của Jack Ma là 40 tỷ USD.
Hoàng Yên (T/h)
Theo PLO
Ông Putin đổ lỗi cho Mỹ khiến giải trừ hạt nhân Triều Tiên bế tắc Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, trong khi Triều Tiên có nhiều bước đi hướng tới giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thì Washington không có những bước đi tương tự mà chỉ liên tục đưa ra yêu cầu. Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters) Phát biểu hôm nay 12/9 tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở...